Người lao động xã quê thì bỏ phiếu ở đâu

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp 2021 – 2026 đang đến rất gần. Những người làm ăn, sinh sống xa quê phải tiến hành bầu cử ở đâu? Có cần về quê không?

Câu hỏi: Chào Luật Bạch Long. Em năm nay 23 tuổi, quê ở Nam Định. Hiện em đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Sắp tới, em có cần về quê để bỏ phiếu bầu cử không? Nếu em muốn bỏ phiếu ở Hà Nội thì làm thế nào?

Chào bạn. Về câu hỏi của bạn, bạn không nõi rõ là khi bạn đi Hà Nội để sống và làm việc có khai báo tạm trú, tạm vắng hay không. Vì thế, Luật Bạch Long xin chia câu hỏi của bạn thành các trường hợp sau:

1. Trường hợp bạn đã làm thủ tục khai báo tạm vắng tại Nam Định, đăng ký tạm trú tại Hà Nội

Trường hợp này, bạn được coi là không thường trú tại Nam ĐỊnh. Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi bạn đăng ký thường trú không ghi tên bạn vào danh sách cử tri. Lúc này, bạn có quyền đăng ký để được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đang tạm trú (Hà Nội) và thực hiện quyền bầu cử tại nơi tạm trú mà không cần về quê để bầu cử.

Trường hợp bạn trở về Nam Định trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú để đề nghị được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận Thẻ cử tri bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Đọc thêm:

Từ 01/07/2021: Thu hồi sổ hộ khẩu khi công dân thay đổi thông tin

Trường hợp nào bị xóa hộ khẩu từ ngày 01/7/2021

05 thay đổi lớn ảnh hưởng đến người thuê nhà, trọ từ 01/7/2021

2. Trường hợp bạn chưa làm thủ tục khai báo tạm vắng trước khi đi lao động, học tập tại Hà Nội

Nếu thuộc trường hợp này thì dù trên thực tế đã vắng mặt dài ngày ở Nam Định, Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn phải ghi tên bạn vào danh sách cử tri để bạn thực hiện quyền bầu cử ở địa phương, trừ trường hợp bạn hoặc người thân đã thông báo nguyện vọng của bạn về việc không tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú.

Trường hợp có tên trong danh sách cử tri ở quê và bạn không thông báo việc không tham gia bầu cử ở Nam Định thì bạn vẫn cần về quê để thực hiện quyền bầu cử của công dân.

Nếu bạn không khai báo tạm vắng nhưng thông báo nguyện vọng không bỏ phiếu ở nơi thường trú thì cũng không cần về quê để bỏ phiếu bầu.

Người lao động xã quê thì bỏ phiếu ở đâu

3. Trường hợp bạn đã khai báo tạm vắng ở Nam Định, không khai báo tạm trú tại Hà Nội

Nếu bạn đã khai báo tạm vắng ở Nam Định, không khai báo tạm trú tại Hà Nội nhưng có nguyện vọng đi bầu cử tại Hà Nội thì tiến hành đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang sinh sống thực tế. Bạn sẽ được thực hiện quyền bầu cử như đối với cử tri là người tạm trú, có thời gian đăng ký tạm trú chưa đủ 12 tháng (do không có cơ sở để xác định thời gian bắt đầu cư trú tại địa phương).

Tuy nhiên, người tạm trú dưới 12 tháng chỉ được tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (không được bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã).

Trên đây là tổng hợp của Luật Bạch Long. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp:

Công ty Luật TNHH Bạch Long

Địa chỉ: Số 92 Dương Quảng Hàm, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0975.866.929

Email: 

Lưu ý: Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0975.866.929  để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác!

Chủ nhật, 23/5/2021, ngày bầu cử đại biểu QH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Những người không có mặt tại nơi cư trú vì đi công tác, du lịch, chữa bệnh… thực hiện quyền bầu cử như thế nào và những người như sinh viên, công nhân tại các khu công nghiệp sẽ đi bỏ phiếu bầu cử ở đâu?

Về vấn đề này, phóng viên trao đổi với ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ pháp luật, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Người lao động xã quê thì bỏ phiếu ở đâu
Các bạn sinh viên được hướng dẫn quy chế bỏ phiếu. Ảnh: Tuổi trẻ

PV: Thưa ông, việc cử tri đăng ký thường trú ở địa phương nhưng lại đi lao động hay là học tập ở những địa phương khác, thường xuyên không có mặt ở nơi mình thường trú. Vậy thì việc đảm bảo quyền bầu cử của họ trong những trường hợp này thì được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Quang Minh: Đối với những trường hợp cử tri đã đăng ký thường trú tại địa phương, nếu đã làm thủ tục khai báo tạm vắng trước khi đi lao động, học tập tại địa phương khác thì vẫn được coi là không thường trú tại địa phương. UBND cấp xã tại nơi công dân đăng ký thường trú không ghi tên công dân đó vào danh sách cử tri, trong trường hợp này công dân có quyền đăng ký để được ghi tên vào danh sách cử tri nơi mình đang tạm trú và thực hiện quyền bầu cử tại nơi tạm trú.

Trường hợp cử tri trở về nơi thường trú trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ, thì họ cần đến UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú để đề nghị được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri. Trường hợp công dân đã đăng ký thường trú ở địa phương nhưng chưa làm thủ tục khai báo tạm vắng trước khi đi lao động, học tập tại địa phương khác thì dù trên thực tế họ đã vắng mặt dài ngày ở nơi thường trú nhưng UBND cấp xã vẫn phải ghi tên công dân đó vào danh sách cử tri để họ thực hiện quyền bầu cử ở địa phương. Trừ trường hợp bản thân cử tri hoặc người thân của cử tri đó đã thông báo ghi nguyện vọng của cử tri về việc họ không tham gia bỏ phiếu ở nơi thường trú. Đồng thời cần có biện pháp thông tin phù hợp để cử tri biết về danh sách cử tri và thực hiện quyền bầu cử của mình.

PV: Với những cử tri là sinh viên hoặc công nhân khu công nghiệp thì có thể được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu tại các nơi có cơ sở giáo dục hoặc là những khu công nghiệp để tiện cho việc tham gia bỏ phiếu không, thưa ông?

Ông Nguyễn Quang Minh: Về vấn đề này, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã quy định là mỗi công dân chỉ được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Và như vậy, về nguyên tắc thì cử tri là sinh viên, công nhân thì cần phải đăng ký để được ghi tên vào danh sách cử tri nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp các trường đại học, cao đẳng hoặc khu công nghiệp được thành lập khu vực bỏ phiếu riêng thì cử tri là cán bộ, giáo viên, sinh viên, công nhân không thường trú hoặc tạm trú trong khu ký túc xá, khu nhà ở tập trung, ở khu công nghiệp mà có nguyện vọng tham gia bầu cử tại khu vực bỏ phiếu, nơi có trường đại học đó hoặc khu công nghiệp đó thì có quyền xin cấp giấy chứng nhận của UBND cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung vào danh sách cử tri, tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo khu vực bỏ phiếu mới. 

PV: Còn những người mà tạm vắng khỏi nơi cư trú kể từ ngày mà danh sách cử tri đã được niêm yết, thì họ sẽ có những quyền bầu cử như thế nào ạ?

Ông Nguyễn Quang Minh: Đó là những người mà họ đi công tác, đi học, đi du lịch nghỉ dưỡng, hoặc chữa bệnh, hoặc đi thăm người thân chẳng hạn, thì có thể xin giấy chứng nhận của UBND cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu.

Trường hợp người đã được ghi tên vào danh sách cử tri một khu vực bỏ phiếu nhưng gần đến ngày bầu cử lại được chuyển đi cách ly y tế tập trung ở địa phương khác cho đến hết ngày bầu cử theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và không thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận để đi bỏ phiếu nơi khác thì UBND cấp xã nơi đã lập danh sách cử tri có trách nhiệm nắm thông tin, chủ động cấp giấy chứng nhận và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở cách ly tập trung, để đề nghị bổ sung người này vào danh sách cử tri và cấp thẻ cử tri mới nhằm giúp họ thực hiện quyền bầu cử theo quy định của pháp luật. 

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi./.