Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu

Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu

Nhạc sĩ Trương Quang Lục sinh ngày 25-2-1933, quê ở Tịnh Khê (Sơn Mỹ), Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Nguyên công tác tại báo “Sài Gòn giải phóng”. Cư trú tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Trong Kháng chiến chống Pháp, nhạc sĩ Trương Quang Lục là cán bộ văn hoá, văn nghệ của cơ quan Đường sắt Liên khu V, ông có một số bài hát được phổ biến thời kì này như Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hoà bình, Đố cờ, Hoa bên suối…

Sau hoà bình 1954, ông chuyển ra miền Bắc, là kĩ sư hoá chất ở Lâm Thao, Phú Thọ. Thời kì này, ông đã có những ca khúc được công chúng yêu thích: Cô gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè, Vàm cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Quảng Ngãi đất mẹ kiên cường… cũng như một số bài hát thiếu nhi: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh xinh, Trái đất này là của chúng em (thơ Định Hải), Tuổi mười lăm, Màu mực tím, Chỉ có một trên đời, Trời Nam thương nhớ, Tiếng hát Chăm bên bờ sông Sài Gòn… Nhạc sĩ Trương Quang Lục còn tham gia viết nhiều nhạc phim, nhạc sân khấu, nhạc múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng…

Trong tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20 (Kết quả từ cuộc bình chọn âm nhạc do báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa học giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1999-2000), nhạc sĩ Trương Quang Lục có 2 bài được chọn là: Màu mực tím, Trái đất này của chúng mình.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục, trọn đời là cánh hoa xuân

Nhiều sáng tác của ông gửi gắm cho đời sự thanh xuân và những mùa hoa chưa bao giờ đổi sắc

  • Nhạc sĩ Phùng Tiến Minh làm đạo diễn phim "Hoàng tử cá"

  • Đêm nhạc miễn phí tri ân nhạc sĩ Nguyễn Cường 40 năm gắn bó với Tây Nguyên

  • Tấn Minh khiến khán giả nao lòng trong "Con đường âm nhạc"

  • Lãng du trong âm nhạc Trần Tiến

Nhạc sĩ Trương Quang Lục từng công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng, từng tham gia cộng tác với Báo Công Nhân Giải Phóng, sau này là Báo Người Lao Động. Năm nay ông đã 89 tuổi nhưng vẫn giàu năng lượng, vẫn hăng say trong sáng tác.

Tuy trong đời ông đã nhận khá nhiều sự vinh danh, lời khen ngợi nhưng dường như chưa một lần ông cảm thấy tự mãn. Nhiều sáng tác của ông gửi gắm cho đời sự thanh xuân và những mùa hoa chưa bao giờ đổi sắc.

Với những ai luôn thường tự hỏi, "thanh xuân" của đời người nằm ở nơi đâu?, thì có lẽ, trong âm nhạc của Trương Quang Lục luôn hàm chứa câu trả lời đầy thú vị. Ông sinh ra trong gia đình không có ai theo truyền thống nghệ thuật. Thế nhưng, một cách tự nhiên nhất, tình yêu dành cho âm nhạc cứ lớn dần trong ông, rồi đưa ông đến quyết định bầu bạn cùng âm nhạc.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu

Nhạc sĩ Trương Quang Lục. (Ảnh do HTV cung cấp)

Giới phê bình âm nhạc thường khen ngợi các tác phẩm của nhạc sĩ Trương Quang Lục có tính sáng tạo cao về ca từ. Tính sáng tạo ấy thu hút sự chú ý của nhiều ca sĩ và để lại nhiều ấn tượng với công chúng.

Thời còn là cộng tác viên của Ban Văn hóa - Văn nghệ Báo Người Lao Động, tôi thường được nghe ông kể về quãng đời dấn thân vào nghề sáng tác âm nhạc. Mỗi bài hát ông viết đều từ nhịp đập trái tim thanh xuân tràn đầy tình yêu và lòng nhiệt huyết và tự nhận mình là một cánh hoa xuân để góp cho đời, cho đất nước những mùa hoa âm nhạc tuyệt đẹp.

Những ca khúc đầy sâu lắng, quen thuộc, đi vào lòng của biết bao thế hệ khán giả như: "Vàm Cỏ Đông", "Tuổi mười lăm", "Màu mực tím", "Hoa sen Tháp Mười", "Chuyến tàu trăng", "Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè", "Quảng Ngãi đất mẹ ngoan cường", "Như sao sáng ngời", "Đẹp nhất bông sen", "Tuổi hồng",… mãi mãi sống trong lòng khán giả.

Ông còn sáng tác nhiều thể loại như: nhạc phim, nhạc sân khấu, múa rối và viết nhiều bài nghiên cứu về dân ca, một số bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng của nhiều tác giả trên báo.

Những ấn phẩm mà ông đã xuất bản như: "Tuyển tập nhạc Trương Quang Lục" (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú), "Tuyển chọn ca khúc kèm băng cassette của Trương Quang Lục" (NXB DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995).

Với chặng đường hơn 70 năm gắn bó cùng âm nhạc của một đời người, ông có nhiều trải nghiệm đáng quý mà nói theo nhận định của ca sĩ NSƯT Hồng Vân: "Ông là một cánh hoa nhuộm màu sương gió nhưng vẫn rực rỡ tô điểm cho mùa xuân của quê hương".

Kể về hoàn cảnh sáng tác bài hát "Vàm Cỏ Đông", ông nhắc đến kỷ niệm một đêm hè năm 1966, từ Nhà máy supe phốt phát Lâm Thao - nơi ông đang công tác - ông chợt nghe chương trình "Tiếng thơ" của Ðài Tiếng nói Việt Nam bài thơ "Vàm Cỏ Ðông" của nhà thơ Hoài Vũ với lời thơ và giọng ngâm thật tha thiết. Ông rất xúc động đã tìm đọc bài thơ được đăng trên Báo Văn Nghệ thời đó, chọn những đoạn thích hợp nhất và phổ nhạc. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, ca khúc "Vàm Cỏ Ðông" đã ra đời.

HTV trong chương trình "Dấu ấn thời gian" sẽ giới thiệu đến công chúng chương trình đặc biệt về chân dung nhạc sĩ Trương Quang Lục với chủ đề: "Hoa xuân đất nước" (phát sóng vào lúc 14 giờ 29-5 trên kênh HTV9).

Chương trình có sự tham gia của các ca sĩ: NSND Tạ Minh Tâm, Quốc Đại, Đông Quân, Ngọc Mai, Thanh Lan, nhóm Mắt Ngọc, nhóm Lạc Việt, Diệu Hiền, Thùy Trinh, Hà Thế Dũng, Duyên Quỳnh, Mỹ Hảo, Tường Vi, Nhã Thy, Nhóm Stasdust Kids… và nhóm múa Phương Việt.

THANH HIỆP

Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu

Trương Quang Lục được biết đến là một nhạc sĩ tài ba người Quảng Ngãi. Ông đã để lại cho thế hệ sau rất nhiều ca khúc hay và mang ý nghĩa sâu sắc bao gồm các ca khúc cho người lớn và thiếu nhi. Để tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những giải thưởng người nghệ sĩ này đã đạt được mời bạn theo dõi bài viết sau đây của TopQuangNgai

Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu
Trương Quang Lục sinh ngày 25 tháng 2 năm 1933, quê ở Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, là một nhạc sĩ Việt Nam. Trong Kháng chiến chống Pháp, Trương Quang Lục là cán bộ văn hoá, văn nghệ của cơ quan Đường sắt Liên khu V. Sau năm 1954, ông chuyển ra miền Bắc, học Trường Âm nhạc Việt Nam và học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ông về làm kĩ sư hoá chất ở Nhà máy Supe phosphat và Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ và tiếp tục viết nhạc. Sau năm 1975, ông vào trong Nam, công tác tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa, sau đó là báo Sài Gòn Giải Phóng, hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Trương Quang Lục đã sáng tác hơn 450 ca khúc, trong đó có tới hơn 300 bài hát cho thiếu nhi. Một số tác phẩm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của ông có thể kể đến như: Chuyến tàu trăng, Bảo vệ hoà bình, Đố cờ, Hoa bên suối… Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông đã có những ca khúc được công chúng yêu thích: Cô gái Lâm Thao, Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè, Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Quảng Ngãi đất mẹ kiên cường… Bên cạnh đó là các bài hát thiếu nhi: Xỉa cá mè, Em yêu đàn gà xinh xinh, Trái đất này là của chúng em (thơ Định Hải), Kéo cưa lừa xẻ, Một nhà bên nhau (đồng dao), Gánh gánh gồng gồng (đồng dao), Tuổi mười lăm, Màu mực tím, Chỉ có một trên đời, Trời Nam thương nhớ, Tiếng hát Chăm bên bờ sông Sài Gòn.
Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu
Mới đây, nhạc sĩ đã viết ca khúc “Yêu sao Cầu Giấy trường em” dành tặng thầy cô và học sinh trường Trung học cơ sở Cầu Giấy. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông, Vàm Cỏ Đông (phổ thơ Hoài Vũ), được sáng tác chỉ trong một giờ đồng hồ. Ngoài sáng tác ca khúc, Trương Quang Lục còn tham gia viết nhiều nhạc phim, nhạc sân khấu, nhạc múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng…, tác giả các công trình nghiên cứu, lý luận. Một số tác phẩm đã xuất bản:
  • Tuyển tập nhạc Trương Quang Lục (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú ấn hành).
  • Tuyển chọn ca khúc kèm băng cassette của Trương Quang Lục (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 1995).
Trương Quang Lục từng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (đợt II năm 2007), Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc, Huy chương Vì thế hệ trẻ… Trong tập 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỉ 20 (Kết quả từ cuộc bình chọn âm nhạc do báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa học giáo dục VTV, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức năm 1999-2000), Trương Quang Lục có hai bài được chọn là: Màu mực tím, Trái đất này của chúng mình.

Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu

Không chỉ sáng tác ca khúc, Trương Quang Lục còn tham gia viết nhiều nhạc phim, nhạc sân khấu, nhạc múa rối, một số bài nghiên cứu dân ca, bài giới thiệu những ca khúc nổi tiếng…, tác giả các công trình nghiên cứu, lý luận… Nhờ đó, tên tuổi của ông chưa bao giờ phai nhòa trước công chúng. Mặc dù đã bước sang tuổi 88 nhưng nhạc sĩ Trương Quang Lục vẫn rất khỏe mạnh, tinh anh và dành trọn tâm hồn mình cho đam mê âm nhạc. “Xin hiến máu không được vì cao tuổi quá, vì chỉ nhận hiến máu đến 60 tuổi thôi”, nhạc sĩ đã dành tình cảm của mình cho phong trào hiến máu bằng cách viết bài hát để ủng hộ, để tham gia cổ động những việc làm giàu tính nhân văn. Rất cảm phục lòng nhân ái mà nghệ sĩ Trương Quang Lục đã dành cho quê hương. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của TopQuangNgai và hẹn gặp lại tại website hoặc fanpage của chúng tôi ở những lần sau!

Nguồn: Tổng hợp Internet

Bạn muốn đưa doanh nghiệp, cửa hàng, địa chỉ, shop,.. của mình vào bài viết này. Hoặc muốn đặt banner quảng cáo, vui lòng liên hệ: 082.2222.176 hoặc email

Nhạc sĩ Trương Quang Lục quê ở đâu