Nhan đề Thương vợ có thể hiện dung nội dung bài thơ không vì sao

Soạn bài Thương vợ không còn “khó nhằn” nếu chúng ta đọc kĩ văn bản thơ cùng với những kiến thức đã có (ngôn ngữ, đọc hiểu và làm văn) cùng với kĩ năng soạn bài được trau dồi từ việc các bài học trước và nhất là khi ta đã có trợ thủ đắc lực là Kiến Guru.

Thế nên, với bài Thương vợ, Kiến cũng sẽ có những gợi ý để các bạn có thể trả lời tốt nhất có thể các câu hỏi của bài học này trong SGK Ngữ văn lớp 11, tập một. Chúng ta bắt đầu soạn văn 11 Thương vợ nhé!

I. Hướng dẫn soạn bài Thương vợ về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả:

Đầu tiên trong việc soạn văn Thương vợ, Nhà Kiến xin được dành vài dòng để giới thiệu về tác giả Tú Xương (1890 – 1907). Tên thật là Trần Tế Xương và ban đầu, ông được thân phụ đặt một tên rất ấn tượng là Trần Duy Uyên.

Quê ông ở Nam Định – một trong những vùng đất mà nhiều trang anh tài xuất thân, cụ thể là ở làng Vị Xuyên, phố Hàng Nâu, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định).

Tú Xương sinh ra và lớn lên trong một gia đình Nho học cùng với tố chất thông minh có sẵn, Tú Xương luôn khiến gia đình hãnh diện ngay từ khi còn bé vì sự đối đáp linh hoạt với mọi người về kiến thức Hán học của mình.

Nhan đề Thương vợ có thể hiện dung nội dung bài thơ không vì sao

Tú Xương sống một cuộc đời ngắn ngủi nhưng là cuộc đời của một trí thức nghệ sĩ vì được gia đình tạo cơ hội cho chuyên tâm vào công việc sách vở mặc dù gia đình ông không mấy khá giả, thậm chí về sau còn xảy ra khá nhiều biến cố. Sau này khi lập gia đình, mọi chi tiêu trong nhà đều phải trông cậy vào sự lo liệu của bà Tú.

Hơn nữa, Tú Xương rất tâm huyết với con đường khoa bảng nhưng lại không được “thuận buồm xuôi gió”. Nói như thế là bởi vì qua rất nhiều lần thi cử, Trần Tế Xương chỉ đỗ đạt ở bậc tú tài. Thơ ông cũng có bài than phiền vì nỗi buồn đó.

2. Bài thơ Thương vợ:

Khi soạn Thương vợ, ngoài việc khái quát lại một số nét chính về tác giả, một thao tác nữa mà page Kiến guru luôn mong muốn các bạn chú ý là giới thiệu sơ lược về tác phẩm. Bài thơ được viết dựa trên sự cảm kích của Tú Xương dành cho người vợ của mình vì sự tần tảo, chu đáo của bà trong việc vun vén, gánh vác kinh tế gia đình. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú. 

Xem thêm:

Phân tích bài thương vợ hay nhất

Cảm nhận về bài thơ thương vợ (thường xuất hiện trong kiểm tra)

Soạn bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

II. Hướng dẫn soạn bài Thương vợ qua gợi ý trả lời câu hỏi SGK

1. Câu 1:

Trong bốn câu thơ đầu, hình ảnh bà Tú hiện lên thật rõ nét. Ở mỗi cặp câu, người đọc lại có thể thấy một điều đặc biệt ở người phụ nữ ấy.

Hai câu thơ đầu đã giúp chúng ta hình dung chút ít về công việc của bà Tú. Đó là công việc “buôn bán” dài đằng đẵng hết năm này đến năm khác tại “mom sông” – một nơi gợi lên biết bao nhiêu sự cheo leo, bấp bênh.

Công việc ấy, trong khoảng thời gian ấy và tại địa điểm ấy giúp người đọc cảm nhận được sự lam lũ, nhọc nhằn của bà Tú khi phải bươn chải kiếm sống. Đến cặp câu thứ hai, cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú được đặc tả rõ ràng hơn.

Cụm từ đảo ngữ “lặn lội” vốn đã gợi ra sự vất vả và khi đặt trong tổ hợp “lặn lội thân cò” lại càng có tác dụng tô đậm hơn thân phận cơ cực của bà. Không gian làm việc của bà cũng được thể hiện rõ ràng hơn qua các hình ảnh “quãng vắng”, “đò đông”. (Đây là một phần quan trọng trong việc soạn bài thương vợ).

Đó đều những hình ảnh mở ra một không gian khiến con người không tránh khỏi những âu lo, suy nghĩ. Đặc biệt từ “eo sèo” đã tái hiện rất tốt cảnh chen chúc, ngột ngạt của những người làm công việc buôn bán nhỏ bên sông như bà Tú. 

Nhan đề Thương vợ có thể hiện dung nội dung bài thơ không vì sao

Như vậy, cả bốn câu thơ đã giúp cho Tú Xương vẽ nên một bức tranh mà nhân vật chính là người vợ thân thương của ông. Trong bức tranh ấy, bà Tú hiện diện với công việc vất vả và một thân phận gian truân, nhưng hơn hết, điều ta cảm nhận rõ nhất hẳn sẽ là tấm lòng xót thương mà Tú Xương dành cho bà.

2. Câu 2:

Khi soạn Thương vợ, không khó để tìm ra những câu thơ trong bài thể hiện đức tính cao đẹp của bà Tú.

Câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” đã gọi tên cụ thể những trách nhiệm mà bà phải đảm đương, trong câu thơ này, Tú Xương tự đặt mình lên bàn cân và mà phía bên kia là những đứa con. Ông tự xem mình là một gánh nặng khiến cho vợ thêm phần vất vả.
Một câu thơ khác trong bài cũng gợi nên vẻ đẹp của bà Tú là “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Những hình ảnh trong câu thơ đã giúp người đọc nghĩ ngay đến tính chăm chỉ làm ăn không màng đến khó khăn, gian khổ của bà Tú nói riêng và những người vợ, người mẹ của Việt Nam nói chung.

Nhan đề Thương vợ có thể hiện dung nội dung bài thơ không vì sao

“Một duyên hai nợ âu đành phận” như một lời bộc bạch của bà Tú. Khi nhận về mình trách nhiệm nuôi con cái và lo cho chồng, bà không hề than trách hay oán giận chồng con. Những điều bà làm là do bà nhận về phía mình và với bà, đó là “duyên nợ”. Vì thế bà chấp nhận gánh vác hết mọi khổ cực vì chồng, vì con.

Việc chỉ ra những câu thơ nói trên là cơ sở vững chắc tôn lên vẻ đẹp của bà Tú. Đồng thời giúp cho việc soạn văn Thương vợ nói chung trở nên chặt chẽ, thuyết phục hơn với bất kì một lí lẽ, kết luận nào.

3. Câu 3:

Khi soạn văn 11 Thương vợ, cần chú ý đặc biệt hai câu thơ cuối, đây chính là lời của tác giả:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không

Lời ấy như một tiếng chửi mạnh mẽ của Tú Xương. Trên bề mặt, đó là tiếng chửi xã hội nói chung, chửi “thói đời”, cuộc sống cơ cực, bần hàn khiến bà Tú vì thế mà phải chịu nhiều gian truân, khổ cực.

Và hơn hết, ẩn sau trong đó, tác giả cũng gửi vào lời chửi chính bản thân mình là người vô tích sự, kẻ ăn bám “có như không” khiến đôi vai của vợ mình thêm oằn xuống vì gánh nặng.

Thế nhưng, có một điều mà người đọc có thể cảm nhận được rõ rệt đó là đằng sau tiếng chửi mạnh mẽ ấy chính là một niềm cảm phục, một tình thương sâu sắc và chân thành mà Tú Xương dành cho người vợ yêu quý.

4. Câu 4:

Có thể thấy, tình cảm, nỗi lòng thương vợ của Trần Tế Xương dù được viết thành cả bài thơ nhưng cách thể hiện lại hết sức bình dị chứ không hề cầu kì, hoa mĩ.

Điều đó cũng được thể hiện ngay từ nhan đề của bài thơ: “Thương vợ” chính là cách bày tỏ trực tiếp nỗi lòng với vợ. Dù Tú Xương luôn có ý cho mình là một gánh nặng nhưng thật ra khi ông thấu hiểu sự tần tảo, nỗi vất vả của vợ mình cũng đã phần nào cho thấy nhân cách cao đẹp và lòng tự trọng của một bậc Nho học.

Xem thêm:

Soạn văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay nhất

Phân tích văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Như vậy, với những nội dung trên đây hi vọng rằng Kiến Guru có thể giúp các bạn học cảm thấy dễ dàng hơn trong việc soạn bài Thương vợ. Chúc các bạn có những bài soạn chất lượng!