Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Đồng chí Võ Thị Thắng mất hồi 8h20 ngày 22/8 tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 69 tuổi.

“Nụ cười chiến thắng”

Tôi gặp CCB Lê Xuân Chinh tại TP Điện Biên Phủ khi ông vừa trải qua đợt điều trị dài ngày do căn bệnh xương khớp tái phát. Ở tuổi 67, mái tóc chấm bạc, dáng vẻ gầy gò, nhưng nụ cười lạc quan thường trực trên gương mặt phúc hậu thì vẫn không thay đổi qua năm tháng.

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Cựu chiến binh Lê Xuân Chinh (người ngồi đầu) trong tấm ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị”. Ảnh chụp lại

CCB Lê Xuân Chinh quê ở làng Phương La, xã Thái Phương (Hưng Hà, Thái Bình). Lê Xuân Chinh mồ côi cha từ nhỏ, là con trai duy nhất, lớn lên trong tình thương yêu của mẹ. Năm 1971, anh xung phong lên đường đánh giặc. Dù thương con nhưng trước cảnh cả dân tộc sục sôi ra trận, mẹ Lê Xuân Chinh cũng chỉ biết nuốt nước mắt vào lòng. Lúc anh lên xã đăng ký nhập ngũ, trở về đã thấy mẹ nước mắt ngắn dài khấn vái trước ban thờ của bố. Tháng 6-1972, Lê Xuân Chinh thuộc biên chế của Đại đội 18 Thông tin liên lạc, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B, chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị. Hằng ngày, Lê Xuân Chinh đưa dẫn lực lượng chủ lực và chuyển công văn, mệnh lệnh từ chỉ huy xuống các đơn vị chiến đấu trong Thành cổ. Một hôm, anh vừa vượt sông Gia Độ thì máy bay B-52 kéo tới. Anh và nữ du kích vừa nhảy xuống một cái hầm ngập nước thì những loạt bom giội xuống. Tỉnh lại, nhìn xung quanh, tất cả đã bị san phẳng, nhiều ngày sau, tai anh vẫn ù đặc không nghe thấy gì. Chiều 5-9-1972, trên đường mang công văn từ ban chỉ huy trung đoàn xuống Ái Tử, huyện Triệu Phong thì anh bị một mảnh pháo găm vào sườn trái, máu phun ra ướt đẫm quần áo. Khi tỉnh dậy, anh mới biết mình đã được chuyển ra Bệnh viện dã chiến ở xã Lộc Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).

Kể về xuất xứ bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị”, CCB Lê Xuân Chinh hồi tưởng: "Hôm đó, nhận lệnh của ban chỉ huy trung đoàn, tôi và du kích dẫn phóng viên Đoàn Công Tính của Báo Quân đội nhân dân vào Thành cổ. Đến gần chốt của ta giáp bờ sông Thạch Hãn, thấy nhóm chiến sĩ, phóng viên Đoàn Công Tính đề nghị chụp một tấm ảnh. Lúc đó, tôi cứ nghĩ, biết đâu nhờ bức ảnh được đăng báo mà mẹ già ở quê biết con mình còn sống nên tôi cười thật tươi. Giữa trận mạc, chúng tôi đều xem cái chết rất nhẹ nhàng. Nếu mình có nằm xuống thì có đồng đội chôn cất. Bom đạn ác liệt, chẳng biết sống chết lúc nào nên cứ vui vẻ lạc quan, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng vào ngày chiến thắng”.

Ông Chinh không ngờ rằng, bức ảnh sau đó trở nên nổi tiếng bởi tinh thần lạc quan, ý chí chiến đấu ngoan cường của các chiến sĩ Thành cổ. Bức ảnh sau này được treo trang trọng ở Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị. Một ngày giữa năm 2002, ông Chinh bất ngờ nhận được điện thoại từ Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị và đồng đội gọi đến. Qua lời kể ông Chinh mới biết, do mất tin tức, cả đơn vị đều tưởng rằng “chốt ấy bị thương vong hết”. Cho đến năm 2002, một người cùng làng ông đến thăm bảo tàng khi nhìn bức ảnh mới kêu to lên: “Không! Đây là anh Lê Xuân Chinh, bạn cùng xóm với tôi, anh ấy còn sống”.

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai
Cựu chiến binh Lê Xuân Chinh (thứ 2 từ trái sang) và ông Đoàn Công Tính (thứ 3 từ trái sang) tại Điện Biên năm 2003. Ảnh chụp lại

Nghĩa tình đồng đội

Từ khi biết tin Lê Xuân Chinh còn sống và đã đi vùng kinh tế mới, rất nhiều đồng đội tìm đến thăm hỏi ông. Nhiều người xót xa khi biết đằng sau “nụ cười chiến thắng” ấy là một cuộc đời đầy gian truân, vất vả. Chuyện là, năm 1974, do vết thương tái phát, sức khỏe yếu, ông được cấp trên giải quyết phục viên. Trở về Thái Bình, ông Chinh sống trong cảnh lam lũ, nghèo khó. Trong một lần lên thăm bà cô ruột ở Điện Biên, thấy vùng đất phì nhiêu, ông quyết định đưa vợ con lên lập nghiệp. Thế nhưng sóng gió vẫn chưa qua. Ông bà sinh hạ được 3 người con, nhưng người con trai út Lê Văn Thành, chịu ảnh hưởng chất độc da cam từ ông nên sức khỏe yếu. Năm 25 tuổi, Thành lấy vợ và có một con gái, nhưng không may cháu bị bại não, chỉ nằm một chỗ cho đến năm 2020 thì qua đời. Bản thân ông Chinh, vết thương tái phát, thường xuyên phải điều trị. Vì mất hết giấy chứng thương nên ông không làm được chế độ thương binh. Bao năm tháng, ông bà và các con sống tạm bợ trong ngôi nhà gỗ xập xệ.

Biết hoàn cảnh của ông, nhà báo Đoàn Công Tính-tác giả bức ảnh và Đài Truyền hình Việt Nam đã tìm đến ông. Năm 2003, CCB Lê Xuân Chinh là nhân vật chính trong Chương trình “Người đương thời” củaĐài Truyền hình Việt Namvới một câu chuyện xúc động. Nhiều đồng đội, nhà hảo tâm biết hoàn cảnh của ông đã giúp gia đình dựng căn nhà tình nghĩa. Đồng đội còn chứng thực giúp ông được cấp thẻ thương binh hạng 4/4. Năm 2005, nhân sự kiện Báo Quân đội nhân dân tổ chức Chương trình “Vang mãi khúc quân hành”, Công ty Mai Linh đã mời ông vào làm việc, nhưng về sau do điều kiện gia đình, ông trở lại Điện Biên. Lâu lâu, CCB Lê Xuân Chinh lại nhận được những món quà nhỏ, lời động viên từ đồng đội. Điều đó khiến ông rất xúc động và càng thêm lạc quan, quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.

PHẠM KIÊN

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Bà Võ Thị Thắng sinh ra tại xã Tân Bửu, huyện Bến Lức, Long An. Năm 1968, trong một lần ám sát hụt một tên mật thám, bà bị bắt. Giặc khiếp sợ trước khí chất gan dạ của người con gái tuổi 20 nên tức tối buộc tội "phản nghịch", "phá rối trị an" và "cố sát” cho bà nhưng “do thái độ quá ngoan cố” nên bị tòa tuyên án 20 năm khổ sai. Đáp lại lời hả hê tự đắc của thành viên Hội đồng xét xử: "Vậy là cuộc đời cô nữ sinh kể từ đây chôn vùi trong khám tối", bà Thắng đanh thép vặn lại: "Liệu chính quyền các ông có tồn tại đến 20 năm để cầm tù tôi không?". Và nụ cười rực rỡ, hiên ngang của cô nữ sinh trẻ tuổi đã được một phóng viên người Nhật kịp ghi lại. Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” với câu nói ngắn gọn, đanh thép của cô gái miền Nam, nữ sinh trường Gia Long Võ Thị Thắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng của văn nghệ sĩ trong nước và ngoài nước lúc bấy giờ. .

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Đúng như câu nói của bà, chỉ 5 năm sau, lính Mỹ phải xách va li về nước. Ảnh chụp vào tháng 3/1973 tại sân bay Tân Sơn Nhất..

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Theo tinh thần bản Hiệp định Paris, kẻ địch buộc phải trao trả những người yêu nước bị chúng bắt, cầm tù. Người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động thành Võ Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ - ngụy năm 1968 nằm trong nhóm cuối cùng của chiếc máy bay trao trả tù binh. Bà Thắng là người thứ 3 từ phải sang..

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Bà Võ Thị Thắng (bìa phải) cùng các bạn tù chính trị nữ trong đợt trao trả tù binh tại Lộc Ninh tháng 4.1974..

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Biên tập viên Hương Tuấn Vũ của Đài Giải phóng đã phỏng vấn Võ Thị Thắng khi bà vừa được thả tại sân bay Lộc Ninh năm 1974..

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Bà Võ Thị Thắng được trao trả ở chính sân bay Lộc Ninh ngày 7.3.1974, trong đợt trao trả cuối cùng theo Hiệp định Pa-ri, mặc dù phía Mỹ - ngụy vẫn gây ra không ít khó khăn và trở ngại cho cuộc trao trả này. .

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Và sau này, khi ở cương vị là Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, bà Võ Thị Thắng vẫn luôn thể hiện khí phách "dám nghĩ dám làm" của một người con gái gan dạ năm xưa..

Nhân vật Trung tâm của bức ảnh Nụ cười chiến thắng 1968 là ai

Vào lúc 8h20 phút sáng 22.8, bà Võ Thị Thắng, người phụ nữ có “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng, sau một thời gian lâm bệnh nặng đã qua đời tại TP.HCM, hưởng thọ 69 tuổi. "Nụ cười chiến thắng" của bà sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam..

(Theo Yeah 1)