Núi liền núi sông liền sông văn hóa tương đồng

Thủ tướng dâng hoa và chụp ảnh kỷ niệm tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam - Ảnh: NGỌC AN

Chiều 25-6, ngay sau khi tới Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc và tham dự Hội nghị WEF, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, nói chuyện với bà con cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết thời gian qua, Đại sứ quán nỗ lực đóng góp vào quan hệ thương mại song phương. 5 tháng qua, nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, đặc biệt sầu riêng.

Luôn tự hào là người Việt Nam, muốn đóng góp cho đất nước

Chị Tô Trương Thị Hồng Hoài, có chồng là người Trung Quốc, đã sống ở đây 25 năm, bày tỏ luôn nhớ về quê hương đất nước, vui mừng thấy đất nước phát triển; luôn cảm thấy tự hào là người Việt Nam.

Chị cho biết Đại sứ quán luôn tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ bà con; tạo điều kiện cho bà con được gặp gỡ, sinh hoạt mỗi dịp lễ Tết.

“Dù sống xa quê hương nhưng chúng tôi luôn khắc ghi mình là người Việt, luôn hướng về Tổ quốc, là kiều bào yêu nước và tích cực quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế nói chung, bạn bè Trung Quốc nói riêng” - chị Hồng chia sẻ.

Lê Đức Anh, nghiên cứu sinh tại Đại học Công nghiệp Bắc Kinh, cho biết với số lượng 10.000 du học sinh, Việt Nam đứng trong số 15 nước có số du học sinh tại Trung Quốc đông nhất. Các sinh viên rất tự hào khi chứng kiến đất nước phát triển.

Vì vậy, Đức Anh mong Đảng, Nhà nước, Chính phủ tạo cơ chế, chính sách để sinh viên có cơ hội đóng góp sức lực cho đất nước; tiếp tục có những hoạt động thiết thực hướng về quê hương, là cầu nối cho phát triển tình hữu nghị, giao lưu nhân dân hai nước.

Phát biểu ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2022 được phía Trung Quốc gọi là "chuyến thăm lịch sử", đánh dấu mốc son quan trọng của quan hệ hai nước.

Thủ tướng nhấn mạnh chuyến thăm lần này sẽ tiếp tục cụ thể hóa các kết quả đạt được trong chuyến thăm của Tổng bí thư, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hai nước "núi liền núi, sông liền sông”, khách quan không thể bỏ nhau và cần có trách nhiệm để làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Núi liền núi sông liền sông văn hóa tương đồng

Thủ tướng nhấn mạnh chuyến thăm lần này sẽ tiếp tục cụ thể hóa các kết quả đạt được trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: NGỌC AN

Phát huy tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt"

Thủ tướng nhắc lại giai đoạn đại dịch COVID-19, với chiến lược vắc xin, ngoại giao vắc xin và chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay. Trong đó, Trung Quốc là một trong những nước cung cấp vắc xin nhiều và nhanh nhất cho Việt Nam với 50 triệu liều.

Đặc biệt, dù khó khăn nhưng bà con đã tương thân tương ái, giúp đỡ nhau vượt qua đại dịch, hướng về cội nguồn.

Người đứng đầu Chính phủ cho hay đến nay kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại được thúc đẩy, nhiều nước mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Tuy vậy, thách thức phục hồi sau đại dịch rất lớn khi nền kinh tế đang chuyển đổi, còn nhiều vấn đề nội tại cần giải quyết.

Tại chuyến thăm này, Thủ tướng sẽ hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, thảo luận nhiều vấn đề lớn trong hợp tác song phương, trong đó sẽ đề nghị phía bạn tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập thuận lợi.

Ông nhấn mạnh đây là dịp quan trọng để hai bên điểm lại những kết quả hợp tác đạt được. Từ đó, đề ra những phương hướng, nhiệm vụ nhằm củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác, tháo gỡ vướng mắc trên cơ sở chân thành, tin cậy, hiệu quả và tinh thần "bốn tốt" gồm "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lần này không chỉ khẳng định quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, mà chắc chắn sẽ tạo những động lực mới, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao chiến lược mới

Ngày mai (30/5), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước CHND Trung Hoa trong 4 ngày. Chuyến thăm không chỉ khẳng định quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục có bước phát triển mới quan trọng, mà còn thể hiện mạnh mẽ quyết tâm của lãnh đạo hai nước xây dựng quan hệ chiến lược bền vững.

Mặc dù là chuyến thăm cấp cao thường lệ, nhưng đối với hai nước, đây là một sự kiện quan trọng. Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành cuộc gặp sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVII và ngay sau khi nước này vừa kiện toàn xong nhân sự cấp cao của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ 2007-2012. Vì thế, chuyến thăm này sẽ là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi, thống nhất về phương hướng phát triển quan hệ song phương trong những năm tới, đặc biệt thúc đẩy thực hiện có kết quả các thoả thuận đã đạt được, nhất là hoàn tất công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ trong năm 2008 và từng bước giải quyết có lý, có tình những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng đều đang đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, cải cách. Chính yếu tố láng giềng là một nhân tố quan trọng để đảm bảo thành công cho tiến trình phát triển của mỗi nước. Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia lớn nhất châu Á, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong nhiều năm, trung bình trên 8%, trở thành nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Theo dự báo của nhiều nhà phân tích kinh tế thế giới, nếu Trung Quốc tiếp tục giữ mức tăng trưởng này liên tục trong những năm tới, thì đến năm 2040, kinh tế Trung Quốc sẽ bằng kinh tế Mỹ. Để đạt được kỳ tích này, cũng như những sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong thời gian qua, có nguyên nhân chính là do nước này đã duy trì được các mối quan hệ hoà bình, ổn định với các nước, đặc biệt là những nước láng giềng.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước “núi liền núi, sông liền sông”, có lịch sử, nền văn hoá rất tương đồng, có chung một chế độ chính trị - xã hội và cùng kiên trì con đường đi lên CNXH. Việt Nam còn là nước láng giềng có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 12/2005, khi lần đầu tiên phát biểu tại Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đưa ra tuyên bố nổi tiếng của mình về chính sách đối với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam là: “mục lân, an lân, phú lân” tức: “thân thiện với láng giềng, ổn định với láng giềng, cùng giàu với láng giềng”. Điều đó cho thấy, trong sự phát triển của Trung Quốc, Việt Nam có vị trí rất quan trọng. Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn coi trọng giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc và coi đó là nhân tố quan trọng cho sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. Chính vì vậy, thời gian qua, với việc quan hệ chính trị luôn ổn định, gắn bó, quan hệ kinh tế thương mại phát triển nhanh, kim ngạch hai chiều năm 2007 vượt mục tiêu năm 2010, đạt 15,85 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, cho thấy những buớc phát triển mới quan trọng trong quan hệ hai nước. Đó còn là biểu hiện sinh động cho thấy, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân hai nước đã coi trọng và phát triển quan hệ song phương theo phương châm 16 chữ là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Trong những ngày này, khi người dân Trung Quốc đang tự hào về Khu quần thể Thế vận hội 2008 sắp hoàn tất để đưa vào hoạt động, thì Đảng, Nhà nước Trung Quốc lại phải đương đầu với những hậu quả tàn khốc của trận động đất mạnh 7,9 độ richter tại tỉnh Tứ Xuyên. Nhưng Trung Quốc đã ứng phó và giải quyết có hiệu quả công tác khắc phục hậu quả thảm hoạ này, với việc cứu sống hàng nghìn người, nhanh chóng khôi phục cuộc sống và sản xuất tại vùng bị thiên tai. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lần này còn là dịp Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định tình cảm và khâm phục trước những nỗ lực phi thường đó của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Với sự cảm thông và cùng chia sẻ trước những khó khăn, mất mát của nhau, hai nước đang làm dày thêm truyền thống của mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa đôi bên.

Trên nền tảng đó, cùng với nỗ lực xây đắp mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, ổn định, bền vững, chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh chắc chắn sẽ tạo những động lực mới, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao chiến lược mới, nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của mỗi nước./.