Phần tích quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp với nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Mô hình nuôi vịt trong chuồng lạnh khép kín của hộ nông dân Dư Văn Hoan, xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa. Ảnh: VGP/Thiện Tâm

Ông Ngô Tiến Hoàng, Chủ tịch huyện Ứng Hòa cho biết, Ứng Hòa là huyện phía nam của TP. Hà Nội và được quy hoạch trở thành vành đai xanh của thành phố. Với đặc điểm diện tích đất nông nghiệp lớn, sản lượng nông sản hằng năm của huyện rất lớn. 

Diện tích lúa hằng năm đạt gần 16 nghìn ha, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 55,4% diện tích lúa, sản lượng hơn 96 nghìn tấn. Diện tích cây ăn quả đạt 571 ha, tập trung tại các xã ven Đáy; tổng đàn lợn có 97.256 con, vùng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 4 nghìn ha… 

Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp của huyện đạt 7,46%/năm. Có thể khẳng định thế mạnh của huyện là lúa gạo, gia cầm và thịt lợn. 

Bên cạnh đó, các loại nông sản có thế mạnh của huyện được đăng ký nhãn hiệu như: Gạo chất lượng Khu Cháy, vịt Vân Đình, trứng gia cầm Đông Lỗ… 

Ngoài ra, huyện cũng có hơn 3 ha diện tích trồng rau, quả như dưa vàng, dưa lưới, áp dụng VietGAP, ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà kính với năng suất và chất lượng bảo đảm, cung cấp cho thị trường nội thành Hà Nội. Tuy nhiên đa phần đều là sản phẩm nông sản thô, chưa qua chế biến.

Với những lợi thế này, huyện sẽ xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, quy mô lớn, sản xuất hữu cơ, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. 

Đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa chất lượng cao, cung ứng sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô Hà Nội. 

Chú trọng phát triển các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản có tiềm năng, thế mạnh của huyện. Ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ nông nghiệp như thu mua, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển các sản phẩm nông nghiệp theo mô hình Hợp tác xã để đảm bảo quyền lợi của người nông dân. Phấn đấu mỗi xã có một sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP.

Để khuyến khích và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, trong giai đoạn 2021- 2025, huyện Ứng Hòa quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa có giá trị, chất lượng cao; sản xuất rau an toàn, trồng hoa, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. Nhất là xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm có thế mạnh của từng vùng trên địa bàn huyện như: Phát triển chuỗi giá trị gạo chất lượng cao gắn với nhãn hiệu "Gạo chất lượng Khu Cháy", phát triển sản phẩm Vịt gắn với nhãn hiệu "Vịt Vân Đình"…

Điển hình, thời gian qua xã Phù Lưu đã tập trung phát huy lợi thế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung hàng hóa, gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Là mô hình chăn nuôi tổng hợp, gia đình ông Dư Văn Hoan, thôn Phù Lưu Hạ, xã Phù Lưu đã sử dụng diện tích gần 15 mẫu để quy hoạch khu chuồng trại chăn nuôi lợn, nuôi vịt trong chuồng lạnh khép kín, khu nuôi cá trên bể, còn lại diện tích mặt nước nuôi cá truyền thống, trên bờ trồng cây ăn quả.... 

Ông Hoan cho biết: Từ những năm 1970, đây là khu ruộng rộng sình lầy, không cấy được lúa, nhiều khi bỏ hoang. Sau nhiều năm cải tạo, mạnh dạn đầu tư, đến nay gia đình ông đã xây dựng được khu trang trại có quy mô chăn nuôi lớn với hệ thống chuồng kín, nuôi sàn, có hệ thống làm mát, cho vật nuôi ăn và nước uống bán tự động, chủ động xử lý chất thải và kiểm soát dịch bệnh. 

Ngoài kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi qua tích luỹ hằng năm và tham gia các buổi hội thảo, các lớp tập huấn kỹ thuật do các cấp tổ chức, theo ông Hoan cơ chế chính sách về đất đai cũng là yếu tố rất quan trọng để người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Theo ông Phạm Văn Dần, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phù Lưu, xác định rõ vai trò của nông dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, Hội Nông dân xã đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân lựa chọn những phần việc cụ thể, tích cực trong các phong trào ở địa phương. 

Trong đó, Hội khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân trong việc tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, quản lý dịch bệnh cây trồng, vật nuôi. Hội cũng đã phát huy tốt vai trò cầu nối giúp hội viên vay vốn Ngân hàng, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ Khuyến nông thành phố để đầu tư phát triển, nhân rộng có hiệu quả các mô hình sản xuất, chăn nuôi...

Ông Phạm Văn Biển, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phù Lưu cho biết: Trên cơ sở quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sản xuất đã được phê duyệt, UBND xã Phù Lưu đã triển khai những giải pháp, cách làm cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, tiềm năng của địa phương và đạt những kết quả tích cực. 

Năm 2021, tổng giá trị sản xuất của xã đạt 315,44 tỷ đồng, tăng 3.01% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 123 tỷ đồng; giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 76,4 tỷ đồng; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 115,8 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 48,72 triệu đồng/người/năm, xã không còn hộ nghèo. Sau khi hoàn thành xã nông thôn mới năm 2019, xã Phù Lưu đã xây dựng phương án nâng cao các tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2023.

Với mục tiêu phấn đấu, năm 2022 giá trị sản xuất của xã tăng 7,06% xã Phù Lưu đang tập trung thực hiện phát triển nông nghiệp nông thôn một cách bền vững. Đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản xuất quy mô lớn; chú trọng xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết tốt nhu cầu đầu ra cho nông sản, nâng cao đời sống của người dân .

Thiện Tâm

Hiện nay Bắc Ninh đang bước vào giai đoạn xây dựng Nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu, trong đó tái cơ cấu nông nghiệp tiếp tục được xác định là trụ đỡ, làm nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Trước mắt, giai đoạn 2021- 2025 tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao đời sống của nông dân, xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại…

Bắc Ninh hiện có hàng trăm mô hình nuôi cá lồng theo tiêu chuẩn VietGap.

Khái niệm nông nghiệp hàng hóa bây giờ không còn xa lạ đối với người nông dân, những hộ nông dân liên kết để sản xuất sạch, cùng tạo dựng thương hiệu và tìm đầu ra cho sản phẩm, cách làm này giúp cho cây rau màu, cây ăn quả- loại cây trồng chủ lực ở các địa phương đã trở thành mặt hàng nông sản có giá trị cao và là cây làm giàu của các hộ dân.

Hợp tác xã Mỹ Ninh ở xã Cao Đức, huyện Gia Bình là đơn vị điển hình tham gia vào đầu tư trồng cây rau màu hàng hóa quy mô lớn. Thành lập từ năm 2019, với gần 10 thành viên, với hơn 40 ha sản xuất, Hợp tác xã chuyên trồng rau quả an toàn với các loại rau quả chủ lực như, cà rốt, củ cải và một số loại rau khác. Từ những băn khoăn và bỡ ngỡ ban đầu, giờ đây các thành viên trong HTX đã làm chủ được kỹ thuật, canh tác ngày càng hiệu quả các loại cây trồng trên đồng đất bãi của địa phương. Hiện tại, trên diện tích 40 ha, mỗi vụ HTX Mỹ Ninh thu hoạch khoảng 2.200 tấn cà rốt cùng với hàng chục tấn rau màu các loại khác, mang lại doanh thu hơn 10 tỷ đồng, sản phẩm làm ra đến đâu được một số kênh phân phối và nhà máy chế biến trong và ngoài tỉnh tiêu thụ hết. Hợp tác xã đang hướng đến đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản và máy móc để chế biến tại chỗ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.

Qua quá trình xây dựng NTM, hình thức sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ dần được thay thế bằng sản xuất, chăn nuôi tập trung, đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 400 trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường được đưa vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay tỉnh quy định yêu cầu các xã được công nhận xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải có ít nhất 1 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt hiệu quả, huyện được công nhận NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải xây dựng 2-3 vùng sản xuất ứng dụng CNC… nhằm thực hiện mục tiêu quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh theo hướng tập trung, quy mô lớn đến năm 2035, định hướng đến năm 2050 phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng vùng

Phát triển sản xuất theo hướng bền vững có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, ngành chức năng, trong đó vai trò của những người nông dân đang là xu hướng tất yếu. Thay vào trồng trọt, canh tác những giống cây truyền thống, giờ đây người nông dân có thể tìm kiếm và thành công với những loại cây trồng mới. Bằng việc sản xuất sạch, khẳng định chất lượng để rồi từ đó hình thành thương hiệu, nhiều nông dân đã tìm ra hướng tiêu thụ mang lại giá trị cao hơn.

Nhiều địa phương của tỉnh hiện nay đang phát triển khá hiệu quả những mô hình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm với quy mô lớn, theo phương pháp mới, tiên tiến, hiện đại. Đây cũng là một trong số 10 tiêu chí đòi hỏi các địa phương phải hoàn thiện trong quá trình xây dựng khu dân cư NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Để giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhiều nông dân đã tự nguyện dồn đổi ruộng, hoặc cho thuê ruộng, tập trung diện tích tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý ruộng đất, thuận lợi cho quy hoạch và ứng dụng công nghệ phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Nhờ có diện tích lớn, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển cánh đồng lớn, bước đầu hình thành chuỗi liên kết sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cho nông dân. Đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để góp phần hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu của các địa phương.

Sau khi các địa phương thực hiện thành công chủ trương dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng. những con đường bê tông rộng dài nối liền các địa phương, các cánh đồng, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất đã góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu.

Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, nhiều địa phương đã có cách làm hay, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, mức thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt gần 60 triệu đồng/ năm. Các địa phương cấp xã, huyện trong tỉnh đạt chuẩn NTM đã khẳng định tinh thần quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm cho một nền nông nghiệp, nông thôn hiện đại, người dân thực sự bắt nhịp với cuộc cách mạng hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, vì mục tiêu phấn đấu xây dựng các vùng nông thôn phát triển nhanh, bền vững.

Hoàng Mai

Video liên quan

Chủ đề