Quảng trường đỏ ở đâu

Quảng trường Đỏ hay Hồng trường (tiếng Nga: Красная площадь, chuyển tự. Krasnaya ploshchad) là tên gọi của quảng trường nổi tiếng nhất tại thủ đô Moskva. Quảng trường này tách điện Kremli (nằm ở phía tây quảng trường này), thành lũy của hoàng gia trước đây và hiện là nơi sống và làm việc chính thức của Tổng thống Nga ra khỏi khu vực thương mại trong lịch sử là Kitay-gorod cũng như GUM ở phía đông. Do các đường phố chính của Moskva tỏa ra từ khu vực này theo các hướng để trở thành các đường quốc lộ chính bên ngoài thành phố, nên quảng trường Đỏ thường được coi là quảng trường trung tâm của Moskva và của toàn Nga.

Năm 1990[1], Quảng trường Đỏ đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới.

Khu vực mà hiện nay là Quảng trường Đỏ thì trước đây là các công trình xây dựng bằng gỗ, nhưng đã bị phá bỏ đi theo sắc lệnh của Đại công tước Ivan III năm 1493, do các công trình này rất dễ bị cháy. Khu vực mới tạo ra (trước đó đơn giản gọi là Pozhar, tức "khu vực cháy") dần dần chuyển thành như là nơi diễn ra các hoạt động thương mại chủ yếu của Moskva. Tên gọi khi đó là Torgovaya nghĩa là quảng trường thương mại. Sau đó, nó được sử dụng cho nhiều lễ nghi công cộng khác nhau cũng như thỉnh thoảng làm nơi diễn ra lễ đăng quang của các Sa hoàng Nga. Quảng trường đã dần dần được xây dựng từ thời điểm đó, và nó được sử dụng cho các nghi lễ chính thức của tất cả các chính quyền Nga kể từ khi nó được xây dựng.

Quảng trường đỏ ở đâu
 

Lịch sử đa dạng của quảng trường Đỏ được phản ánh trong nhiều công trình nghệ thuật, bao gồm cả các bức vẽ của Vasily Surikov, Konstantin Yuon và nhiều người khác.

Tên gọi Quảng trường Đỏ không có nguồn gốc từ màu sắc của gạch bao quanh nó hay từ sự liên hệ giữa màu đỏ và chủ nghĩa cộng sản. Nó bắt nguồn từ tên gọi trong tiếng Nga красная (krasnaya) có thể mang nghĩa "đỏ" hay "đẹp" (nghĩa sau là nghĩa cổ, nay không dùng). Từ này ban đầu được dùng để chỉ (với nghĩa "đẹp") Nhà thờ Thánh Basil, và sau đó dần dần được chuyển để chỉ quảng trường cạnh đó. Người ta tin rằng quảng trường này có tên gọi như hiện nay (thay thế cho tên gọi Pozhar cũ) vào nửa sau thế kỷ 17 với nghĩa "đẹp". Chỉ từ thế kỷ 19 thì từ này mới mang nghĩa đỏ cho đến ngày nay. Một số thành thị Nga cổ, chẳng hạn Suzdal, Yelets hay Pereslavl-Zalessky, cũng có quảng trường chính của mình mang tên Krasnaya ploshchad, trùng tên với Quảng trường Đỏ của Moskva.

Trong thời kỳ Liên Xô thì Quảng trường Đỏ vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, trở thành quảng trường chính trong đời sống của quốc gia này. Bên cạnh việc là địa chỉ chính thức của chính quyền Xô viết, nó còn được biết đến như là nơi diễn ra các lễ diễu binh trong các ngày hội. Nhà thờ Kazan và nhà thờ Iverskaya với cổng Phục sinh đã bị phá hủy để có chỗ cho các loại xe quân sự có thể tiến vào quảng trường. Người ta cũng đã định phá hủy công trình có tiếng nhất tại Moskva là Nhà thờ chính tòa thánh Basil ở phía nam quảng trường (tên gọi khác nhà thờ Pokrovskii). Người ta nói rằng Lazar Kaganovich, một phụ tá của Stalin và là chủ nhiệm dự án tái kiến trúc Moskva, đã chuẩn bị một mô hình đặc biệt cho quảng trường Đỏ, trong đó nhà thờ lớn này cần phải loại bỏ và đem kế hoạch này tới cho Stalin để chỉ ra nhà thờ này là vật cản trở cho các lễ diễu hành và giao thông như thế nào. Nhưng khi ông này gạch nhà thờ ra khỏi bản đồ thì Stalin phản đổi bằng câu nói nổi tiếng của mình: "Lazar! Để nó lại đấy!"

Một trong hai lễ diễu binh quan trọng nhất trên Quảng trường Đỏ diễn ra năm 1941, khi thành phố bị Phát xít Đức bao vây và Hồng quân Liên Xô đã đi thẳng từ quảng trường Đỏ ra mặt trận còn lễ diễu binh thứ hai là Lễ diễu hành chiến thắng năm 1945, khi các lá cờ của quân đội Đức Quốc Xã đã được ném dưới chân Lăng Lenin.

Một sự kiện đáng nói là vào ngày 28 tháng 5 năm 1987, một phi công Đức tên là Mathias Rust đã hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ.

Mỗi một công trình tại khu vực Quảng trường Đỏ đều có thể coi là huyền thoại. Một trong số đó là Lăng Lenin, trong đó đặt thi hài của Vladimir Ilyich Lenin, người sáng lập ra Liên bang Xô viết. Bên cạnh đó là công trình kiến trúc phức tạp có các vòm hình củ hành của Nhà thờ Thánh Basil cũng như các cung điện và nhà thờ của Điện Kremlin. Ở phía đông của quảng trường là GUM, và bên cạnh nó là Nhà thờ Kazan đã phục chế. Ở phía bắc là Viện bảo tàng lịch sử Nga, với hình dáng tương tự như các tháp Kremli. Đài kỷ niệm điêu khắc duy nhất trên quảng trường là tượng đồng Kuzma Minin và Dmitry Pozharsky, những người đã đưa Moskva ra khỏi cuộc chiếm đóng của người Ba Lan năm 1612, trong Thời kỳ Loạn lạc. Cạnh đó là khu vực trong tiếng Nga gọi là Lobnoye mesto (Лобное место), một nền đá tròn khoảng 13 m, tại đây các lễ nghi công cộng được tiến hành.

Tọa độ: 55°45′14,5″Bắc và 37°37′13″Đông, tại trung tâm thủ đô Moskva, Liên bang Nga.

Quảng trường này có chiều dài khoảng 695 m và rộng khoảng 130 m.

  • Lăng Lenin nằm trên Quảng trường Đỏ.
  • Bảo tàng lịch sử
  • Tường thành Kremli
  • Tháp Kremli
  • Quảng trường Lubyanka
  • Vườn Aleksandr

Khi nhắc về đất nước Nga xinh đẹp, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua Quảng Trường Đỏ. Đây là cái tên ngay lập tức xuất hiện trong tâm trí mỗi người. Trong bài viết, hãy cùng tìm hiểu qua địa điểm nổi tiếng này nhé.

Quảng trường đỏ ở đâu

Buổi sáng tại Quảng Trường Đỏ (Ảnh: Eddy)

Giới thiệu Quảng Trường Đỏ

Tên gọi

Quảng Trường Đỏ tiếng Anh là Red Square, là tên một quảng trường rộng nhất và nổi tiếng nhất ở Nga.

Một điều thú vị là cái tên này không bắt nguồn từ màu đỏ của bức tường gạch bao quanh. Hay chủ nghĩa cộng sản mà Nga từng theo đuổi. Như nhiều người vẫn lầm tưởng. Nó có nguồn gốc từ tên gọi trong tiếng Nga krasnaya, tức là đẹp, theo nghĩa cổ.

Ban đầu người ta dùng từ này để chỉ Thánh đường Basil, và sau đó dần chuyển sang gọi luôn cho quảng trường cạnh đó. Vì vậy, nếu chúng ta gọi là Quảng Trường Đẹp thì cũng không có gì sai đâu nhỉ?

Vị trí

Nếu như Moscow là trung tâm của nước Nga, thì Quảng Trường Đỏ là trung tâm của Moscow.

Vị trí đặc biệt này khiến cho quảng trường là nơi bắt đầu của các con đường lớn nhất ở Nga, tỏa đi khắp mọi nơi trên đất nước này như một mạng nhện rộng lớn.

Cạnh đó có con đường Tverskaya, là một đường nổi tiếng là sầm uất.

Quảng trường đỏ ở đâu

Vị trí Quảng Trường Đỏ ở Moscow

Lịch sử

Ban đầu, tại vị trí của Quảng Trường Đỏ hiện nay, là các công trình được xây dựng bằng gỗ. Vì rất dễ bị cháy nên đã được phá bỏ theo sắc lệnh của một Đại công tước.

Sau đợt phá hủy đó, một khu vực rộng lớn được tạo ra. Và chẳng bao lâu, nó trở thành một trung tâm buôn bán, giao lưu thương mại.

Khoảng thời gian tiếp theo, nó được sử dụng để tổ chức các lễ hội, hoạt động lớn. Ví dụ như lễ đăng quang của các vị vua.

Dần dần, các công trình lớn được xây dựng xung quanh đó. Cùng với Quảng Trường Đỏ, nơi đây trở thành tổ hợp công trình kiến trúc tráng lệ mang tính biểu tượng của đất nước Nga.

Đặc điểm

Quảng trường có chiều dài 695m và rộng 130m.

Quảng trường được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1991.

Suốt bề dày lịch sử của mình, Quảng Trường Đỏ là nơi diễn ra rất nhiều các hoạt động lớn. Từ diễu binh, diễu hành, cho đến những buổi lễ đăng quang, lễ đón mừng năm mới, Giáng Sinh. Hai cuộc diễu binh lớn nhất từng diễn ra phải kể đến vào năm 1941, khi thành phố Moscow bị phát xít Đức bao vây và vào năm 1945, khi Hồng quân đánh tan phát xít Đức.

Bên cạnh Quảng Trường Đỏ có rất nhiều công trình kiến trúc đặc biệt hoành tráng như Điện Kremlin, Nhà thờ chính tòa thánh Basil, GUM, sẽ được liệt kê ở phần dưới đây.

Khám phá Quảng Trường Đỏ tại Nga

Cách di chuyển

Vì là trung tâm của Moscow và mọi con đường đều bắt nguồn từ quảng trường, không quá khó khăn để bạn có thể đến được Quảng Trường Đỏ.

Có nhiều cách để đến được nơi đây. Phổ biến nhất là sử dụng taxi hoặc hệ thống tàu điện Metro. Có tới 3 trạm Metro để mọi người dễ dàng lựa chọn. Đầu tiên là trạm Okhotny Ryad (tuyến màu đỏ), kế đến là trạm Ploshchad Revolyutsii (tuyến xanh dương) và trạm Teatralnaya (tuyến màu xanh lá).

Thời điểm tham quan

Bạn có thể đến đây bất cứ lúc nào trong ngày và trong năm. Mỗi mùa Quảng Trường Đỏ đều có những nét đặc sắc của riêng mình.

Nhiều người thường cho rằng, nếu có điều kiện, hãy đến đây vào buổi sáng và buổi tối. Để có thể cảm nhận sự thay đổi và những nét độc đáo nhất ở quảng trường.

Một vài địa điểm tham quan

Thánh đường Saint Basil

Đứng trên quảng trường rộng lớn và phóng tầm mắt ra xa. Chắc chắn bạn sẽ thấy một công trình đặc biệt rất nhiều màu sắc. Với những mái vòm trông giống như những củ hành tây. Đó chính là Thánh đường Basil.

Quảng trường đỏ ở đâu

Thánh đường Basil cạnh Quảng Trường Đỏ

Điện Kremlin

Điện Kremlin là một tổ hợp công trình hướng mặt ra Quảng Trường Đỏ, nằm bên trái bờ sông Moscow, trên đồi Borovitskii. Đây là một trong những phần cổ nhất của thành phố, trong thời kỳ hiện nay là nơi làm việc của các cơ quan tối cao của chính quyền Nga. Nó cũng là một trong những kiến trúc lịch sử – nghệ thuật chính của quốc gia này.

Công trình bao gồm nhiều khu vực: các cung điện Kremli, các nhà thờ Kremli, và phần tường thành Kremli với các tháp Kremli.

Trung tâm mua sắm GUM

Quảng trường đỏ ở đâu

Trung tâm mua sắm GUM (Ảnh: Flickr/ Martin Deutsch)

Du khách có thể mua sắm tại trung tâm thương mại GUM, khu vực mua sắm nổi tiếng nhất ở Nga. Công trình này nguy nga tráng lệ đến nỗi rất nhiều người đã lầm tưởng đây là một cung điện. Trong suốt chiều dài lịch sử của tòa nhà, nơi đây từng có tới 1.200 cửa hàng vào năm 1917 và nhanh chóng trở thành điểm mua sắm được ưa chuộng của những cư dân Xô Viết giàu có. Trung tâm giờ đây mang đến cho khách mua sắm lựa chọn phong phú với các món đồ thiết kế sành điệu.

Bảo tàng lịch sử quốc gia

Bảo tàng lịch sử quốc gia là nơi lưu giữ bộ sưu tập đồ sộ các hiện vật từng tồn tại trong suốt lịch sử Nga.

Quảng trường đỏ ở đâu

Bảo tàng lịch sử quốc gia ở Nga, cũng được sơn màu đỏ

Lăng Lê-nin

Lăng Lê-nin là nơi lưu giữ, bảo quản thi hài của Vladimir Ilyich Lenin. Ông qua đời năm 1924 vì bạo bệnh, thọ 53 tuổi.

Quảng trường đỏ ở đâu

Lăng Lê-nin nằm ngay bên cạnh Quảng Trường Đỏ

Đây là một trong những công trình xây dựng mới nhất tại Quảng Trường Đỏ.

Du khách tham quan thường tới đây để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại và tư tưởng lớn của nước Nga nói riêng và thế giới nói chung.

Vị trí của các địa điểm đã liệt kê ở trên

Quảng trường đỏ ở đâu

Bản đồ Quảng Trường Đỏ

Quảng Trường Đỏ, đã, đang và sẽ luôn là trái tim của nước Nga xinh đẹp.