Số đồ tư duy các lực lượng cung và cầu trên thị trường

Câu hỏi: Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 5

Trả lời:

Cùng Top lời giải tìm hiểu về bài học này nhé!

Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá

1. Khái niệm cung - cầu

- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.

- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.

2. Mối quan hệ cung - cầu

Nội dung của quan hệ cung - cầu

- Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.

Biểu hiện của nội dung quan hệ cung - cầu

+ Cung – cầu tác động lẫn nhau.

Cầu tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng

Cầu giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm

+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Cung > cầu => giá giảm

Cung < cầu => giá tăng

Cung = cầu => giá cả = giá trị

+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung - cầu.

Giá tăng => sản xuất mở rộng => cung tăng

Giá giảm => sản xuất thu hẹp => cung giảm

=> Giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

Giá tăng => cầu giảm

Giá giảm => cầu tăng

=> Giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

3. Vận dụng quan hệ cung – cầu

*Đối với nhà nước: Thông qua việc điều tiết cung - cầu trên thị trường.

- Khi cung < cầu do khách quan điều tiết bằng cách sử dụng lực lượng dự trữ giảm giá để tăng cung.

- Khi cung < cầu do tự phát, đầu cơ, tích trữ, điều tiết bằng cách: xử lý vi phạm pháp luật, sử dụng lưc lượng dự trữ quốc gia để tăng cung.

- Khi cung > cầu quá nhiều, có biện pháp kích cầu ( tăng đầu tư, tăng lương…)

*Đối với người sản xuất kinh doanh: Nắm vững các trường hợp cung - cầu để ra quyết định.

- Thu hẹp sản xuất, kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị có thể bị thua lỗ.

- Khi cung < cầu, giá cả > giá trị thì chuyển sang sản xuất kinh doanh.

*Đối với người tiêu dùng: Nắm vững các trường hợp cung - cầu để ra quyết định mua hay không mua.

- Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu và giá cả cao.

- Chuyển sang mua các mặt hàng khi cung > cầu và giá cả thấp.

4. Bài tập quan hệ cung – cầu

Câu 1:Cầu là gì? Cung là gì? Tại sao người bán và người mua lại quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán?

Bài làm:

- Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Ví dụ: Ông A mua xe đạp cho con đi học, thanh toán hết 700000 đồng.

- Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

Ví dụ: Sau mùa thu hoạch lúa, ông A đã bán 10 tấn lúa và 5 tấn mía, còn lại 50 tấn lúa do sự biến động của giá cả trên thị trường ông A không bán số lúa còn lại mà chờ khi giá tăng lên ông mới bán.

- Người bán và người mua quan tâm đến nhu cầu có khả năng thanh toán vì cầu là gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán, tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng. Như vậy, chỉ khi có khả năng thanh toán thì cầu mới xuất hiện.

Câu 2:Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi, em hãy chọn trường hợp nào sau đây?

a. Cung = cầu

b. Cung > cầu

c. Cung < cầu.

Bài làm:

Khi người bán hàng hóa trên thị trường để có lợi thì:

Đáp án: c. Cung < cầu

Vì: Cung < cầu thì giá hàng hóa sẽ tăng lên -> người bán sẽ thu lại được lợi nhuận.

Câu 3:Em hãy lấy ví dụ minh họa về sự điều tiết của Nhà nước, khi trên thị trường quan hệ cung – cầu bị rối loạn ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Bài làm:

Khi trên thị trường, quan hệ cung – cầu bị rối loạn vì một số nguyên nhân khác nhau ( hạn hán, mất mùa do sâu bệnh, lũ lụt) nhà nước đã tiến hành điều tiết bằng cách thông qua các chính sách như giảm thuế, trợ cấp vốn, trợ cấp lương thực… để cân đối lại cung – cầu.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp như có người đầu cơ tích trữ hàng hóa, lạm dụng hoàn cảnh khó khăn của người dân để nâng giá bán thì nhà nước sẽ có biện pháp xử lí kịp thời, trừng trị đúng theo pháp luật.

Câu 4:Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra như thế nào ?

a. Thuận lợi

b. Khó khăn

c. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn.

Tại sao em lại chọn phương án đó?

Bài làm:

Khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) theo em, mối quan hệ cung – cầu về hàng hóa và việc làm sẽ diễn ra:

Đáp án: C. Vừa thuận lợi, vừa khó khăn

Sở dĩ em chọn đáp án đó là vì: Khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) chúng ta sẽ có thêm thị trường để tung hàng hóa của mình ra bên ngoài để được nhiều nước biết đến hơn đó là lợi thế.

Tuy nhiên, trái ngược lại, chúng ta lại phải chịu sự cạnh tranh rất ác liệt và mạnh mẽ từ các nước khác. Rõ ràng, nước ta đang là nước nông nghiệp, điều kiện vật chất trang thiết bị còn nghèo nàn nên việc phải chịu áp lực cạnh tranh là điều trở ngại và khó khăn. Hàng hóa bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng, mẫu mã, lượng cung về hàng hóa sẽ gặp khó khăn đối với thị trường các nước phát triển. Lượng cầu về việc làm đòi hỏi trình độ tay nghề cao, cần phải cố gắng và thay đổi nhiều mới có thể có chỗ đứng trên thị trường chung của WTO,…

22 382 KB 1 9

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 22 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

CHƯƠNG 2 CÁC LỰC LƯỢNG CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG Khi một đợt giá lạnh đổ vào bang Florida, giá nước cam tăng trong các siêu thị trên toàn quốc. Mỗi khi thời tiết vào mùa hè ấm lên ở bang New England, giá thuê phòng khách sạn ở vùng Ca-ri -bê lập tức suy giảm. Khi một cuộc chiến tranh bùng nổ ở Trung Đông, giá xăng ở Mỹ tăng và giá xe Cadillac cũ giảm xuống. Những biến cố này có điểm gì chung? Tất cả chúng đều cho thấy sự vận hành của cung và cầu. Cung và cầu là hai từ mà các nhà kinh tế sử dụng thường xuyên nhất - và vì nguyên nhân rất hợp lý. Cung và cầu là những lực lượng làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động. Chúng quyết định lượng của mỗi hàng hóa được sản xuất ra và giá mà nó được bán. Nếu muốn biết một biến cố hoặc chính sách ảnh hưởng tới nền kinh tế như thế nào, thì trước hết bạn phải nghĩ xem nó ảnh hưởng tới cung và cầu như thế nào. Chương này giới thiệu lý thuyết về cung và cầu. Nó nghiên cứu hành vi của người bán và người mua, cũng như sự tương tác giữa họ với nhau. Nó chỉ ra cách thức quyết định giá cả của cung và cầu trong nền kinh tế thị trường, cũng như giá cả đến lượt nó lại phân bổ các nguồn lực khan hiếm của xã hội như thế nào. THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH Khái niệm cung và cầu được dùng để chỉ hành vi của con người khi họ tương tác với nhau trên thị trường. Thị trường là một nhóm người bán và người mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Với tư cách là một nhóm, người mua quyết định cầu về sản phẩm và với tư cách một nhóm, người bán quyết định cung về sản phẩm. Trước khi thảo luận về hành vi của người bán và người mua, chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng hơn khái niệm “thị trường” và các dạng thị trường khác nhau mà chúng ta quan sát thấy trong nền kinh tế. Thị trường cạnh tranh Thị trường có nhiều dạng khác nhau. Đôi khi thị trường có tổ chức rất cao, chẳng hạn thị trường của nhiều loại nông sản. Trong những thị trường này, người mua và người bán gặp nhau vào một thời gian và tại địa điểm nhất định mà tại đó, người xướng giá góp phần định giá và tổ chức bán hàng. Nhưng hầu hết các thị trường được tổ chức ở mức thấp hơn. Chẳng hạn, chúng ta hãy quan sát thị trường kem trong một khu phố nhất định. Người mua kem không hề tập hợp nhau lại vào bất kỳ thời điểm nào. Người bán kem nằm ở các địa điểm khác nhau và bán các sản phẩm khác nhau đôi chút. Ở đây không có người xướng giá để công bố giá kem. Từng người bán tự ghi giá cho mỗi chiếc kem và từng người mua quyết định mua bao nhiêu kem tại mỗi cửa hàng. Mặc dù không được tổ chức, nhưng nhóm người mua và người bán kem hình thành một thị trường. Người mua biết rằng có nhiều người bán để anh ta lựa chọn và người bán ý thức được rằng có người khác bán sản phẩm tương tự sản phẩm của anh ta. Giá và lượng kem bán ra không phải do một người bán hay người mua nào quyết định. Trên thực tế, giá và lượng là do tất cả người bán và người mua quyết định khi họ tương tác với nhau trên thị trường. Giống như hầu hết các thị trường trong nền kinh tế, thị trường kem có tính cạnh tranh cao. Thị trường cạnh tranh là một thị trường trong đó có nhiều người bán và người mua đến mức NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 mỗi người chỉ có ảnh hưởng không đáng kể đến giá thị trường. Mỗi người bán kem chỉ có khả năng kiểm soát hạn chế đối với giá cả vì những người bán khác đang chào bán các sản phẩm tương tự. Người bán có ít lý do để bán với giá thấp hơn giá phổ biến trên thị trường, và nếu anh ta bán với giá cao hơn, người mua sẽ mua hàng ở nơi khác. Tương tự, không một người mua cá biệt nào có thể tác động tới giá kem vì mỗi người chỉ mua một lượng nhỏ. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu xem người mua và người bán tương tác với nhau như thế nào trên thị trường cạnh tranh. Chúng ta sẽ nghiên cứu xem các lực lượng cung cầu quyết định lượng hàng hóa bán ra và giá của nó như thế nào. Sự cạnh tranh: hoàn hảo và không hoàn hảo Trong chương này chúng ta giả định rằng các thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo được định nghĩa là những thị trường có hai đặc tính quan trọng nhất: (1) tất cả hàng hóa được chào bán là những hàng hóa như nhau, và (2) người mua và người bán nhiều đến mức không có người bán hoặc người mua cá biệt nào có thể tác động tới giá thị trường. Vì người bán và người mua trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo phải chấp nhận giá do thị trường quyết định, cho nên họ được coi là người nhận giá. Có một số thị trường trong đó giả định về sự cạnh tranh hoàn hảo hoàn toàn đúng. Chẳng hạn trên thị trường lúa mỳ có hàng ngàn nông dân bán lúa mỳ và hàng triệu người tiêu dùng sử dụng lúa mỳ và sản phẩm làm từ lúa mỳ. Vì không có người bán và người mua cá biệt nào tác động được tới giá lúa mỳ, nên mọi người đều coi giá lúa mỳ là cho trước. Tuy nhiên, không phải mọi hàng hóa và dịch vụ đều được bán trên các thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Một số thị trường chỉ có một người bán và người bán này quy định giá cả. Người bán này được gọi là nhà độc quyền. Chẳng hạn, công ty truyền hình cáp trong thị trấn của bạn có thể là một nhà độc quyền. Người dân trong thị trấn của bạn có thể chỉ có một công ty truyền hình cáp để họ mua dịch vụ này. Một số thị trường nằm giữa hai trường hợp cực đoan là cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền. Một dạng thị trường trong số đó, cái được gọi là thị trường độc quyền nhóm, chỉ có một ít người bán không phải lúc nào cũng cạnh tranh mạnh mẽ với nhau. Các tuyến bay là một ví dụ. Nếu mỗi tuyến bay giữa hai thành phố chỉ được hai hay ba hãng hàng không phục vụ, các hãng này có thể tránh cạnh tranh quá khốc liệt để giữ cho giá cả ở mức cao. Một dạng khác của thị trường là cạnh tranh độc quyền: nó bao gồm nhiều người bán, mỗi người chào bán một sản phẩm hơi khác so với sản phẩm của người khác. Vì sản phẩm không hoàn toàn giống nhau, nên mỗi người bán có một khả năng nào đó trong việc định giá cho sản phẩm của mình. Một ví dụ là ngành phần mềm máy tính. Nhiều chương trình soạn thảo văn bản cạnh tranh với nhau, nhưng không có chương trình nào hoàn toàn giống nhau và vì vậy chúng có giá riêng. Mặc dù thị trường mà chúng ta quan sát được trên thế giới rất đa dạng, nhưng chúng ta bắt đầu bằng việc nghiên cứu thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là dạng thị trường dễ phân tích nhất. Hơn nữa, vì trên hầu hết các thị trường đều có một mức độ cạnh tranh nào đó, nên nhiều bài học mà chúng ta có được khi nghiên cứu cung và cầu trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo có thể vận dụng vào các thị trường phức tạp hơn. Kiểm tra nhanh: Thị trường là gì? Khái niệm thị trường cạnh tranh hàm ý gì? CẦU Chúng ta bắt đầu công trình nghiên cứu thị trường của mình bằng cách xem xét hành vi của người mua. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các yếu tố quyết định lượng cầu về một NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 hàng hóa nào đó, tức lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng và có khả năng mua. Để tập trung suy nghĩ của mình, chúng ta hãy luôn luôn nhớ tới một hàng hóa cụ thể là kem. Yếu tố nào quyết định lượng cầu của một cá nhân? Chúng ta hãy xem xét cầu của mình về kem. Bạn làm thế nào để quyết định mua bao nhiêu kem mỗi tháng, và những yếu tố nào ảnh hưởng tới quyết định của bạn? Sau đây là một số câu trả lời mà bạn có thể đưa ra. Giá cả. Nếu giá kem tăng so với mức giá ban đầu là 20 xu một cốc, bạn sẽ mua ít kem hơn. Thay vào đó, bạn có thể mua món sữa chua đông lạnh. Nếu giá kem giảm so với giá 20 xu một cốc, bạn sẽ mua nhiều hơn. Vì lượng cầu về kem giảm khi giá tăng và tăng khi giá giảm, nên chúng ta nói lượng cầu có quan hệ nghịch với giá cả. Mối quan hệ này giữa giá cả và lượng cầu đúng với hầu hết hàng hóa trong nền kinh tế. Trên thực tế, nó có tác dụng rộng rãi đến mức các nhà kinh tế gọi nó là luật cầu: nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì khi giá một hàng hóa tăng, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ giảm. Thu nhập. Điều gì xảy ra đối với cầu về kem của bạn nếu bạn mất việc làm trong mùa hè? Khả năng cao nhất là nó sẽ giảm. Mức thu nhập thấp hơn hàm ý bạn có tổng mức chi tiêu thấp hơn và vì vậy bạn chi tiêu ít hơn để mua một số hàng hóa - và có lẽ là hầu hết các hàng hóa. Nếu cầu về một hàng hóa giảm khi thu nhập giảm, thì hàng hóa này được gọi là hàng thông thường. Không phải mọi hàng hóa đều là hàng thông thường. Nếu cầu về một hàng hóa tăng khi thu nhập giảm, thì hàng hóa này được gọi là hàng cấp thấp. Việc đi xe buýt là một ví dụ về hàng cấp thấp. Khi thu nhập của bạn giảm, có ít khả năng bạn sẽ mua một chiếc ô tô hay đi tắc xi, mà có nhiều khả năng bạn sẽ đi xe buýt. Giá các hàng hóa liên quan. Chúng ta hãy giả sử giá món sữa chua đông lạnh giảm. Luật cầu nói rằng bạn sẽ mua nhiều sữa chua đông lạnh hơn. Đồng thời, có thể bạn sẽ mua ít kem hơn. Vì kem và sữa chua đông lạnh là hai món tráng miệng lạnh, ngọt và béo, nên chúng thỏa mãn được những nguyện vọng tương tự nhau. Khi sự giảm giá của một hàng hóa làm giảm lượng cầu về hàng hóa khác, chúng ta gọi hai hàng hóa này là hàng thay thế. Hàng thay thế thường là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau, chẳng hạn xúc xích nóng và bánh mỳ kẹp thịt, áo thun và áo sơ mi, vé xem phim và tiền thuê viđiô. Bây giờ chúng ta hãy giả sử giá món kẹo mềm nóng giảm. Theo luật cầu, bạn sẽ mua nhiều kẹo mềm nóng hơn. Nhưng trong trường hợp này bạn cũng mua kem nhiều hơn, vì kem và kẹo mềm nóng thường được ăn kèm với nhau. Khi sự giảm sút giá của một hàng hóa làm tăng cầu về hàng hóa khác, hai hàng hóa được gọi là hàng bổ sung cho nhau. Hàng bổ sung thường là một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau như xăng và ô tô, máy tính và phần mềm, bàn trượt tuyết và vé vào khu trượt tuyết. Thị hiếu. Yếu tố rõ ràng nhất quyết định cầu của bạn là thị hiếu của bạn. Nếu bạn thích kem, bạn mua nó nhiều hơn. Các nhà kinh tế thường không tìm cách lý giải thị hiếu của con người vì nó hình thành từ các yếu tố lịch sử và tâm lý nằm ngoài vương quốc của kinh tế học. Tuy NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 nhiên, các nhà kinh tế chú ý phân tích xem điều gì xảy ra khi thị hiếu thay đổi. Kỳ vọng. Kỳ vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới cầu hiện tại của bạn về hàng hóa và dịch vụ. Chẳng hạn, nếu dự kiến kiếm được nhiều thu nhập hơn trong tháng tới, bạn có thể sẵn sàng hơn trong việc chi tiêu một phần tiền tiết kiệm hiện tại để mua kem. Ví dụ khác là nếu dự kiến giá kem ngày mai sẽ giảm, bạn có thể không sẵn sàng mua một cốc kem với giá hiện tại Biểu cầu và đường cầu Chúng ta đã nhận thấy rằng nhiều biến số quyết định lượng kem mà một cá nhân có cầu. Hãy tưởng tượng ra rằng chúng ta giữ cho tất cả các biến số này không đổi trừ một biến số là giá cả. Chúng ta hãy xét xem giá cả tác động tới lượng cầu về kem như thế nào. Giá một cốc kem 0,00 đô la 0,50 1,00 1.50 2,00 2,50 3,00 Lượng cầu về kem 12 10 8 6 4 2 0 Bảng 1. Biểu cầu của Catherine. Biểu cầu chỉ ra lượng cầu tại mỗi mức giá. Bảng 1 cho biết số cốc kem mà Catherine mua mỗi tháng tại các mức giá kem khác nhau. Nếu kem được cung cấp miễn phí, Catherine sẽ ăn 12 cốc. Với giá 0,50 đô la một cốc, Catherine mua 10 cốc. Khi giá tiếp tục tăng lên, cô mua ngày càng ít kem hơn. Khi mức giá bằng 3đô la, Catherine không mua một cốc kem nào cả. Bảng 1 là một biểu cầu, tức một bảng chỉ ra mối quan hệ giữa giá của một hàng hóa và lượng cầu. (Các nhà kinh tế sử dụng từ biểu vì bảng này có các cột con số song song với nhau như một biểu ghi giờ tầu chạy). Giá kem 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0,50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng kem Hình 1. Đường cầu của Catherine. Đường cầu này là đồ thị được vẽ bằng số liệu của bảng 1. Nó cho biết lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá của nó thay đổi. Vì NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 giá thấp hơn làm tăng lượng cầu, nên đường cầu dốc xuống. Ceteris Paribus - Những cái khác không thay đổi Mỗi khi nhìn thấy đường cầu, bạn cần nhớ rằng nó được vẽ cho trường hợp nhiều biến số khác không thay đổi. Đường cầu của Catherine trong hình 1 cho thấy điều gì xảy ra đối với lượng kem mà Catherine muốn mua khi chỉ có giá kem thay đổi. Đường cầu được vẽ với giả định rằng thu nhập của Catherine, thị hiếu, kỳ vọng và giá cả các hàng hóa có liên quan không thay đổi. Các nhà kinh tế sử dụng thuật ngữ ceteris paribus để nhấn mạnh rằng tất cả các biến số có liên quan, trừ các biến số được nghiên cứu vào thời điểm đó, đều được giữ cho không thay đổi. Thành ngữ la tinh này có nghĩa đen là “những cái khác không thay đổi”. Đường cầu dốc xuống vì, nếu những cái khác không thay đổi, giá cả thấp hơn hàm ý lượng cầu cao hơn. Mặc dầu thuật ngữ những cái khác không thay đổi được áp dụng cho một tình huống giả định, trong đó một số biến số được giả định là không thay đổi, nhưng trong thực tế, nhiều sự vật đồng thời thay đổi. Vì lý do này, khi sử dụng các công cụ cung cầu để phân tích các biến cố hoặc chính sách, vấn đề quan trọng là phải nhớ rằng những cái gì được giữ cho không thay đổi, còn cái gì thì không. Cầu thị trường và cầu cá nhân Cho đến giờ chúng ta chỉ nói về cầu của một cá nhân về hàng hóa. Để phân tích phương thức vận hành của thị trường, chúng ta cần xác định cầu thị trường, tức tổng các cầu cá nhân về một hàng hóa hay một dịch vụ cụ thể. Bảng 2 là biểu cầu về kem của hai cá nhân là Catherine và Nicholas. Biểu cầu của Catherine cho chúng ta biết lượng kem mà cô muốn mua và biểu cầu của Nicholas cho chúng ta biết lượng kem mà anh muốn mua. Cầu thị trường là tổng cầu của hai cá nhân. Vì cầu thị trường hình thành từ các cầu cá nhân, nên nó phụ thuộc vào tất cả các yếu tố quyết định cầu của những người mua cá biệt. Cho nên, cầu thị trường phụ thuộc vào thu nhập của người mua, thị hiếu, kỳ vọng và giá cả của các hàng hóa liên quan. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào số người mua. (Nếu có thêm người tiêu dùng khác là Peter cùng ăn kem với Catherine và Nicholas, lượng cầu thị trường sẽ cao hơn tại mọi mức giá.) Biểu cầu trong bảng 2 cho thấy điều gì xảy ra đối với lượng cầu khi giá cả thay đổi, trong khi tất cả các biến số khác quyết định lượng cầu đều được giữ cho không thay đổi. Giá một cốc kem 0,00 đô la 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 Catherine Nicholas Lượng cầu thị trường = 19 12 + 7 16 10 6 13 8 5 10 6 4 7 4 3 4 2 2 1 0 1 Bảng 2. Biểu cầu cá nhân và biểu cầu thị trường. Lượng cầu trên một thị trường là tổng NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 lượng cầu của mọi người mua. Hình 2 vẽ các đường cầu tương ứng với những biểu cầu này. Hãy chú ý rằng chúng ta cộng các đường cầu cá nhân theo phương nằm ngang để có đường cầu thị trường. Nghĩa là để xác định tổng lượng cầu tại bất kỳ mức giá nào, chúng ta cũng cộng lượng cầu của các cá nhân xác định được trên trục hoành của đường cầu cá nhân. Vì quan tâm tới việc phân tích phương thức vận hành của thị trường, nên chúng ta thường sử dụng đường cầu thị trường. Đường cầu thị trường cho thấy tổng lượng cầu về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá cả thay đổi. Cầu của Catherine Giá kem Cầu của Nicholas Giá kem 3.00 3.00 2.50 2.50 2.00 2.00 1.50 1.50 1.00 1.00 0,50 0,50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 0 1 2 3 4 5 6 7 Cầu thị trường Lượng kem Giá kem 3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0,50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Lượng kem Hình 2. Cầu thị trường là tổng cầu của các cá nhân. Đường cầu của một thị trường được xác định bằng cách cộng theo phương nằm ngang tất cả các đường cầu cá nhân. Tại mức giá bằng 2 đô la, Catherine muốn mua 4 cốc kem và Nicholas muốn mua 3 cốc kem. Lượng cầu trên thị trường tại mức giá này bằng 7 cốc kem. NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 Sự dịch chuyển của đường cầu Giả sử Hiệp hội Y tế Mỹ đột nhiên công bố một phát minh mới: những người ăn kem thường xuyên sống lâu hơn, có sức khỏe tốt hơn. Công bố này ảnh hưởng tới thị trường kem như thế nào? Phát minh trên đã làm thay đổi thị hiếu của mọi người và làm tăng cầu về kem. Tại mọi mức giá, bây giờ người mua muốn mua lượng kem lớn hơn và đường cầu về kem dịch chuyển sang phải. Giá kem Sự gia tăng nhu cầu Sự giảm sút nhu cầu Đường cầu, D3 0 Đường cầu, D1 Đường cầu, D2 Lượng kem Hình 3. Sự dịch chuyển của đường cầu. Bất kỳ sự thay đổi nào làm tăng lượng hàng mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cầu sang phải. Bất kỳ sự thay đổi nào làm giảm lượng hàng mà người mua muốn mua tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cầu sang trái. Mỗi khi một yếu tố quyết định cầu nào đó thay đổi, trừ giá hàng hóa, đường cầu đều dịch chuyển. Hình 3 chỉ ra rằng bất kỳ sự thay đổi nào làm tăng lượng cầu tại mọi mức giá cũng làm dịch chuyển đường cầu sang phải. Tương tự, bất kỳ sự thay đổi nào làm giảm lượng cầu tại mọi mức giá cũng làm dịch chuyển đường cầu sang trái. Bảng 3 ghi các biến số quyết định lượng cầu trên thị trường và sự thay đổi trong một biến số tác động tới đường cầu như thế nào. Hãy chú ý rằng giá cả đóng một vai trò đặc biệt trong bảng này. Vì giá cả nằm trên trục tung khi chúng ta vẽ đường cầu, nên sự thay đổi của giá cả không làm dịch chuyển đường cầu, mà chỉ biểu thị sự di chuyển dọc theo nó. Ngược lại khi có sự thay đổi trong thu nhập, giá của các hàng hóa liên quan, thị hiếu, kỳ vọng hay số người mua, lượng cầu thay đổi tại mọi mức giá; điều này được biểu thị bằng sự dịch chuyển của đường cầu. Các biến số tác động tới lượng cầu Sự thay đổi trong biến số này Giá cả Di chuyển dọc theo đường cầu Thu nhập Làm dịch chuyển đường cầu Giá của các hàng hóa liên quan Làm dịch chuyển đường cầu Thị hiếu Làm dịch chuyển đường cầu Kỳ vọng Làm dịch chuyển đường cầu Số người mua Làm dịch chuyển đường cầu Tóm lại, đường cầu cho thấy điều gì xảy ra với lượng cầu về một hàng hóa khi giá cả của nó thay đổi và tất cả các yếu tố khác quyết định lượng cầu được giữ cho không thay đổi. Khi một NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 trong các yếu tố khác này thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển. NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG: HAI CÁCH ĐỂ CẮT GIẢM LƯỢNG CẦU VỀ THUỐC LÁ Các nhà hoạch định chính sách thường muốn giảm bớt số người hút thuốc. Có hai cách mà chính sách có thể sử dụng để đạt được mục tiêu này. Một cách để giảm bớt người hút thuốc là làm dịch chuyển đường cầu về thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác. Các thông báo của nhà nước, cảnh báo bắt buộc về tác hại đối với sức khỏe trên bao thuốc lá và cấm quảng cáo thuốc lá trên ti vi là những chính sách nhằm cắt giảm lượng cầu về thuốc lá tại mọi mức giá. Nếu thành công, các chính sách này làm dịch đường cầu về thuốc lá sang trái, như trong phần (a) của hình 4. Một cách khác là các nhà hoạch định chính sách có thể làm tăng giá thuốc lá. Chẳng hạn, nếu chính phủ đánh thuế vào việc sản xuất thuốc lá và các công ty thuốc lá tìm cách chuyển phần lớn khoản thuế này cho người tiêu dùng dưới dạng giá cả cao hơn. Giá cao hơn khuyến khích mọi người cắt giảm số điếu thuốc lá mà họ hút. Trong tình huống này, lượng thuốc lá giảm đi không biểu thị sự dịch chuyển của đường cầu. Thay vào đó, nó biểu thị sự di chuyển dọc theo đường cầu cũ tới một điểm có giá cao hơn và lượng thấp hơn như trong phần (b) của hình 4. Lượng hút thuốc phản ứng như thế nào đối với những thay đổi trong giá thuốc lá? Các nhà kinh tế đã tìm cách trả lời câu hỏi này bằng cách nghiên cứu xem điều gì xảy ra khi thuế thuốc lá thay đổi. Họ phát hiện ra rằng khi giá thuốc lá tăng 10 phần trăm, lượng cầu về thuốc lá giảm 4 phần trăm. Thanh thiếu niên đặc biệt nhạy cảm với giá thuốc lá: 10 phần trăm tăng giá làm cho lượng hút thuốc của thanh thiếu niên giảm 12 phần trăm. (a) Sự dịch chuyển của đường cầu Giá thuốc lá Chính sách cản trở sự hút thuốc làm dịch chuyển đường cầu sang trái B 2 A D1 D2 0 10 20 Lượng thuốc lá b) Sự di chuyển dọc theo đường cầu Giá thuốc lá C 4 Thuế làm tăng giá thuốc lá gây ra sự di chuyển dọc theo đường cầu A 2 D1 0 10 20 Lượng thuốc lá NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 Hình 4. Sự dịch chuyển và di chuyển của đường cầu. Nếu những lời cảnh báo trên bao thuốc lá thuyết phục được những người hút thuốc hút ít hơn, đường cầu về thuốc lá sẽ dịch chuyển sang trái. Trong phần (a), đường cầu dịch chuyển từ D1 sang D2. Tại mức giá bằng 2 đô la một bao, lượng cầu giảm từ 20 xuống còn 10 điếu thuốc lá mỗi ngày. Ngược lại, nếu một khoản thuế làm tăng giá thuốc lá, đường cầu không dịch chuyển. Thay vào đó, chúng ta quan sát thấy sự di chuyển đến một điểm khác trên đường cầu. Trong phần (b), khi giá tăng từ 2 lên 4 đô la, lượng cầu giảm từ 20 xuống còn 10 điếu thuốc lá mỗi ngày như được biểu thị bằng sự di chuyển từ điểm A tới điểm C. Một câu hỏi có liên quan là giá thuốc lá tác động như thế nào đối với cầu về một loại thuốc hít bị cấm. Những người chống lại thuế thuốc lá thường lập luận rằng thuốc lá và thuốc hít là những hàng hóa thay thế cho nhau, cho nên thuế thuốc lá cao làm cho mọi người sử dụng thuốc hít nhiều hơn. Ngược lại, nhiều chuyên gia về sự lạm dụng ma túy coi thuốc lá là loại “ma túy đầu tiên” dẫn thanh niên tới việc thử các loại ma túy độc hại khác. Hầu hết các công trình nghiên cứu số liệu phù hợp với quan điểm này: chúng chỉ ra rằng giá thuốc lá thấp có liên quan đến việc sử dụng nhiều thuốc hít hơn. Nói cách khác, thuốc lá và thuốc hít có vẻ là những hàng hóa bổ sung, chứ không phải thay thế cho nhau. Kiểm tra nhanh: Hãy nêu ra các yếu tố quyết định lượng bánh pizza mà bạn có cầu. Hãy đưa ra một ví dụ về biểu cầu bánh pizza và vẽ đường cầu ngầm định. Hãy nêu ra một ví dụ về yếu tố nào đó có thể làm dịch chuyển đường cầu. Sự thay đổi trong giá bánh pizza có làm dịch chuyển đường cầu này không? CUNG Bây giờ chúng ta chuyển sang mặt khác của thị trường và xem xét hành vi của người bán. Lượng cung của bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào cũng là lượng mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán. Một lần nữa, để tập trung tư duy của bạn, chúng ta hãy xem xét thị trường kem và phân tích các yếu tố quyết định lượng cung. Điều gì quyết định lượng hàng mà một cá nhân cung ứng? Bạn hãy tưởng tượng mình đang quản lý một cửa hàng Bánh kẹo Sinh viên - một công ty chuyên về sản xuất và bán kem. Yếu tố nào quyết định lượng kem mà bạn sẵn sàng sản xuất và chào bán? Sau đây là một vài câu trả lời mà bạn có thể đưa ra. Giá cả. Giá kem là một yếu tố quyết định lượng cung. Khi giá kem cao, việc bán kem có lãi và vì vậy lượng cung lớn. Là người bán kem, bạn làm việc lâu hơn, mua nhiều máy làm kem và thuê nhiều công nhân hơn. Ngược lại khi giá kem thấp, công việc kinh doanh của bạn có lợi nhuận kém hơn và bạn sản xuất ít kem hơn. Khi giá cả thấp hơn nữa, bạn có thể quyết định ngừng kinh doanh hoàn toàn và lượng cung của bạn giảm xuống tới không. Vì lượng cung tăng khi giá cả tăng và giảm khi giá cả giảm, nên chúng ta nói lượng cung có mối quan hệ thuận với giá hàng hóa. Mối quan hệ này giữa giá cả và lượng cung được gọi là luật cung. Nếu những cái khác không thay đổi, thì khi giá một hàng hóa tăng, lượng cung về hàng hóa đó cũng tăng. Giá các đầu vào. Để sản xuất kem, công ty Bánh kẹo Sinh viên sử dụng nhiều đầu vào khác NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1 nhau như bột kem, đường, hương liệu, máy làm kem, nhà xưởng và lao động của người công nhân để trộn các chất với nhau và vận hành máy móc. Khi giá của một trong các đầu vào này tăng, việc sản xuất kem trở nên ít có lãi hơn và doanh nghiệp của bạn cung ứng ít kem hơn. Nếu giá các đầu vào tăng mạnh, bạn có thể quyết định đóng cửa doanh nghiệp và không cung ứng một cốc kem nào. Như vậy, cung về một hàng hóa có mối quan hệ nghịch với giá các đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó. Công nghệ. Công nghệ để chuyển các đầu vào thành kem là một yếu tố khác quyết định cung. Chẳng hạn việc sáng chế ra máy làm kem được cơ khí hóa đã làm giảm đáng kể lượng lao động cần thiết để sản xuất kem. Nhờ cắt giảm chi phí của doanh nghiệp, tiến bộ công nghệ làm tăng lượng cung về kem. Kỳ vọng. Lượng kem bạn cung ứng hôm nay có thể phụ thuộc vào kỳ vọng của bạn về tương lai. Chẳng hạn, nếu dự kiến giá kem sẽ tăng trong tương lai, bạn sẽ chuyển một phần sản lượng vào kho và hôm nay bạn cung ứng ít hơn ra thị trường. Biểu cung và đường cung Chúng ta hãy phân tích xem lượng cung thay đổi cùng với giá cả như thế nào khi giữ cho giá đầu vào, công nghệ và kỳ vọng không thay đổi. Bảng 4 chỉ ra lượng cung do Ben, một người bán kem, cung ứng tại các mức giá kem khác nhau. Với mức giá dưới 1 đô la, Ben không cung ứng một cốc kem nào cả. Khi giá cả tăng lên, anh ta cung cấp lượng kem ngày càng lớn hơn. Bảng này được gọi là biểu cung. Giá một cốc kem 0,00 đô la 0,50 1,00 1.50 2,00 2,50 3,00 Lượng cung về kem (cốc) 0 0 1 2 3 4 5 Bảng 4. Biểu cung của Ben. Biểu cung chỉ ra lượng cung tại mỗi mức giá. Biểu cung là một bảng chỉ ra mối quan hệ giữa giá của một hàng hóa và lượng cung. Hình 5 vẽ đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lượng cung về kem và giá cả. Đường gắn giá cả với lượng cung được gọi là đường cung. Đường cung dốc lên vì, nếu các yếu tố khác không thay đổi, giá cả cao hơn hàm ý lượng cung lớn hơn. Giá kem $3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0.50 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lượng kem NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 2 – Các lực lượng cung cầu thị trường 1

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.