Sơ đồ tư duy chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Đó là phát biểu của ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tại Hội thảo Phát triển kỹ năng học tập cho học sinh tiểu học thông qua sân chơi “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 17.5. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ GĐ-ĐT, lãnh đạo Sở GD-ĐT các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và hơn 200 thầy cô giáo cấp tiểu học trên địa bàn TP.Đà Nẵng.

Sơ đồ tư duy chiến dịch Huế - Đà Nẵng
Hội thảo Phát triển kỹ năng học tập cho học sinh tiểu học thông qua sân chơi “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” tại Đà Nẵng

Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

Không thể phủ nhận, nền giáo dục Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới đã có những bước chuyển mình to lớn, đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự tích lũy kho tàng tri thức khổng lồ của loài người, càng đòi hỏi phải kịp thời đổi mới cách tiếp cận, nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo.

Thực tiễn đó cho thấy, một trong những phương pháp đổi mới giáo dục là phải nâng cao năng lực tư duy của người học, và “tạo đột phá” trong đổi mới giáo dục, phù hợp với định hướng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD-ĐT.

Những năm qua, Bộ GD-ĐT đã và đang áp dụng nhiều phương pháp giáo dục đổi mới để thích ứng với sự thay đổi về nhu cầu và cách thức học tập hiện nay, khi nhân loại bước sang một giai đoạn phát triển mới, đặt ra những yêu cầu mới về phát triển nhân lực, phát triển con người.

Với mong muốn đồng hành cùng ngành Giáo dục, góp phần lan tỏa những phương pháp giúp đổi mới việc dạy và học, tạo điều kiện phát triển tư duy độc lập, phát triển phẩm chất và năng lực học sinh theo đúng tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện, Đài Truyền hình Việt Nam và Viện Kỷ lục Việt Nam đã tổ chức sân chơi trí tuệ “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” (Vietnam Mindmap Championship 2022) dành cho học sinh các cấp trên cả nước.

Sơ đồ tư duy chiến dịch Huế - Đà Nẵng
Sân chơi trí tuệ “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” - Nơi các em học sinh được tỏa sáng với tư duy hình ảnh

Hội thảo “Phát triển kỹ năng học tập cho học sinh tiểu học thông qua sân chơi Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” là một trong các chuỗi sự kiện góp phần lan tỏa phương pháp học bằng cách sơ đồ hóa tư duy đến gần hơn với học sinh và thầy cô trên cả 3 miền của Việt Nam.

Tại hội thảo lần này, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT đã có bài tham luận chia sẻ về: Tầm quan trọng của "Phương pháp Tổ chức các hoạt động dạy học hình thành kỹ năng học tập" cho học sinh Tiểu học trong đổi mới giáo dục. Theo đó, giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy học như thế nào để giúp học sinh hình thành và đạt được các năng lực, kỹ năng học tập cần thiết.

“Khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT đã xác định mục tiêu là phải đổi mới căn bản và toàn diện từ mục tiêu, nội dung cho đến phương pháp và hình thức dạy học. Và một trong những điều quan trọng nhất đó là định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Chúng ta phải làm sao để ứng dụng sơ đồ tư duy và các công cụ khác giúp việc học của các cháu nhẹ nhàng và thú vị hơn”, Vụ trưởng nhấn mạnh.

Sơ đồ tư duy (mindmap) là kỹ thuật ghi chép, ghi nhớ giúp người dùng kích thích và vận dụng cả hai bán cầu não. Phương pháp này từ thời điểm xuất hiện đã thúc đẩy làn sóng cách mạng học tập trên thế giới. Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2007, GS Tony Buzan - cha đẻ của sơ đồ tư duy đã có cuộc trò chuyện trên chương trình Người đương thời của Đài THVN. “Niềm đam mê về kỹ năng rèn luyện trí nhớ đã dẫn lối để tôi phát triển được công cụ trí tuệ của mình, đó là sơ đồ tư duy (Mindmap). Cái hay của sơ đồ tư duy là ở chỗ nó giúp bạn có cái nhìn tổng thể, không bỏ sót các ý tưởng”, ông Tozy Buzan chia sẻ trong bài diễn thuyết của mình.

Sơ đồ tư duy không khó, bất cứ ai cũng có thể tạo ra một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: Từ một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại lan tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vô tận. Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào của tư duy, bao gồm trí nhớ, suy nghĩ sáng tạo, lên kế hoạch, ra quyết định, truyền thông...

Kể từ thời điểm đó, nhu cầu tìm hiểu về sơ đồ tư duy cùng các công cụ tư duy khác trong làn sóng cách mạng học tập đã lan tỏa rộng hơn, tác động mạnh mẽ và làm thay đổi nhận thức của người dạy và học về cách tiếp cận sơ đồ tư duy. Hiện nay, nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng Sơ đồ tư duy cho việc đổi mới việc dạy và học, và đã nhận được nhiều phản ứng tích cực về tính hiệu quả.

Đối với các thế hệ học sinh hiện nay, việc học và phải xử lý, ghi nhớ quá nhiều dữ liệu cùng một lúc đã trở thành nỗi lo lắng, sợ hãi khiến tâm lý các em dễ căng thẳng, mệt mỏi và não bộ dễ quá tải. Đó cũng chính là lý do, việc đổi mới dạy học, ứng dụng sơ đồ hóa tư duy trong việc giúp các em học sinh hệ thống kiến thức đang trở thành giải pháp thiết thực, hiệu quả. Đổi mới trong cách dạy là nên gợi mở để người học chủ động và độc lập suy nghĩ, chứ không phải “mớm” sẵn hay “đóng khung” các kiến thức.

Sơ đồ tư duy giúp học sinh học được cách khái quát hóa và đơn giản mọi vấn đề, xác định được đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc, tạo tâm lý hứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức.

Sơ đồ tư duy chiến dịch Huế - Đà Nẵng
Kỷ lục gia Nguyễn Phùng Phong - Viện phó Viện Kỷ lục Việt Nam - Chủ tịch Tổ chức Trí nhớ Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo

Tại hội thảo, Kỷ lục gia Nguyễn Phùng Phong - Viện phó Viện Kỷ lục Việt Nam đã có bài chia sẻ lý do vì sao Sơ đồ tư duy được xem là một công cụ về phát triển tư duy và vẽ Sơ đồ tư duy là kỹ năng cần thiết cho học sinh, cũng như kinh nghiệm về sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học.

Theo nghiên cứu, thông tin hình ảnh đi vào não nhanh hơn gấp 60.000 lần thông tin dạng văn bản. Từ 4-10 tuổi, trẻ đã bắt đầu tư duy bằng hình ảnh và chúng ta cần tiếp tục phát huy tư duy đó của các con. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của văn bản. Việc kết hợp giữa hình ảnh và văn bản, mức độ hấp thụ sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó 90% thông tin mà não bộ xử lý thực sự là hình ảnh, kỷ lục gia Nguyễn Phùng Phong cho biết.

Cũng tại hội thảo, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Tiểu học, Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh: “Không phải chỉ vẽ ra những kiến thức đã đọc, đã học trên sơ đồ tư duy mà quan trọng nhất là các em ứng dụng được vào thực tế, đúng với tinh thần đổi mới dạy và học mà ngành giáo dục đang theo đuổi”.

Nằm trong chuỗi sự kiện “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022”, ngày 16.5 vừa qua, School Tour “Cùng VTV7 tiến về phía trước” đã ghé thăm trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Đây là chuỗi chương trình giao lưu của VTV7 đến trực tiếp nhiều ngôi trường trên các tỉnh, thành phố.

Sơ đồ tư duy chiến dịch Huế - Đà Nẵng
Kỷ lục gia Nguyễn Phùng Phong giao lưu cùng học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) tại chương trình “Cùng VTV7 tiến về phía trước”

Tại đây, các bạn học sinh không chỉ được tư vấn định hướng nghề nghiệp, trang bị các kỹ năng “vàng” mà học sinh cần có trong thế kỷ 21 mà đặc biệt là được tham gia Minigame “Cùng vẽ mindmap - 5 phút thuộc bài” với thông điệp “Học nhẹ nhàng - Nhớ Lâu - Tư duy hiệu quả”, qua đó tiếp cận được cách học nhanh, nhớ lâu với sơ đồ tư duy và lan tỏa cuộc thi “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” đến với học sinh THPT trên toàn quốc.

“Dưới góc nhìn của một giáo viên, tôi nhận thấy sơ đồ tư duy (mindmap) là một phương pháp học tập thực sự hiệu quả, giúp các em tiếp thu kiến thức một cách có chọn lọc, có hệ thống và rất cô đọng”, thầy Nguyễn Quốc Khánh - Giáo viên bộ môn Toán, trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn chia sẻ.

Hiện nay, Ban tổ chức cuộc thi “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” đang triển khai nhanh chóng việc tìm kiếm đội chơi tài năng, các cá nhân xuất sắc. Đồng thời, tiếp tục triển khai tổ chức các buổi hội thảo tập huấn theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các tỉnh, thành 3 miền cùng các chuỗi sự kiện đi kèm để đưa phương pháp dạy và học bằng sơ đồ tư duy đến gần hơn với các trường học trên cả nước.

Cuộc thi “Sơ đồ tư duy Việt Nam 2022” do Viện Kỷ lục Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Thí sinh có thể đăng ký tham gia từ ngày 15.5 đến hết ngày 20.10.2022. Vòng Chung kết và lễ trao giải cuộc thi dự kiến diễn ra vào tháng 12.2022, thí sinh sẽ thi trực tiếp và chương trình được phát sóng truyền hình. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 3 tỉ đồng dành cho 36 giải cá nhân và 20 giải đồng đội.

Tin liên quan

Để học tốt lịch sử 12, ngoài việc giải các câu hỏi trong sách giáo khoa lịch sử 12, các cần phải hệ thống lại kiến thức từng bài bằng các sơ đồ tư duy lịch sử 12. THPT Ninh Châu biên tập sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 18:

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 18

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 18 chi tiết

 

Sơ đồ tư duy chiến dịch Huế - Đà Nẵng

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 18

  • Sơ đồ tư duy chiến dịch Huế - Đà Nẵng

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 18 

1. Thực dân Pháp bội ước tiến công ta

  • Sau hiệp định sơ bộ và tạm ước năm 1946, Pháp gây chiến với ta…

  • Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu…

  • Ngày 19/12/1946, chủ tịch hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng

– Đường lối này được thể hiện trong các văn kiện:

  • Chỉ thị “ Toàn dân kháng chiến “ của Đảng ta ( 12-12-1946 )

  • Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19-12-1946 )

  • Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của TBT Trường Chinh (9-1947)

– Nội dung: Đó là cuộc kháng chiến toàn dân ; toàn diện ; trường kỳ ; tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế .

  • Kháng chiến toàn dân : Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta ; từ quan điểm “ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “của chủ nghĩa Mác – Lênin; từ tư tưởng“ chiến tranh nhân dân “ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh … Có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh .

  • Kháng chiến toàn diện : Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện . cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự ,chínhtrị; kinh tế ,văn hoá ,giáo dục Nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp . Đồng thời, ta vừa“ kháng chiến” vừa “ kiến quốc” , tức là xây dựng chế độ mới nên ta phải kháng chiến toàn diện .

  • Kháng chiến lâu dài: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch; địch mạnh hơn ta về nhiều mặt; ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa . Do đó; phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần; phát triển lực lượng của ta; tiến lến đánh bại kẻ thù .

  • Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế :

  • Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài; nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là tự lực cánh sinh vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của quần chúng; sự giúp đở bên ngoài chỉ là sự hổ trợ thêm.

II. Cuộc chiến đấu ở các Đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài

1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16:

a. Lí do cuộc chiến đấu diễn ra đầu tiên ở các đô thị:

  • Đô thị là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hóa của nước ta, Pháp thực hiện chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” đã tấn công vào đô thị.

  • Ta thực hiện kháng chiến lâu dài nên phải ngăn cản chiến lược “đánh nhanh thắnh nhanh” của chúng, chặn chúng ngay ở điểm chúng bắt đầu tấn công ta.

  • Ngăn chặn chúng ở đô thị để di chuyển các cơ quan, người, của về chiến khu xây dựng thế trận lâu dài.

b. Cuộc chiến đấu

+ Ở Hà Nội, khoảng 20h ngày 19-12-1946 nhà máy điện Yên Phụ phá máy. Cuộc chiến đấu bắt đầu. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong 60 ngày đêm => Ngày 17 – 2 – 1947, quân ta rút khỏi Hà Nội.

+ Ý nghĩa:

  • Ghi vào lịch sử dân tộc những tấm gương tiêu biểu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cả dân tộc và thế giới khâm phục.

  • Bước đầu đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

+ Ở các đô thị khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, … quân dân ta bao vây tiến công tiêu diệt nhiều tên địch.

2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài:

+ Di chuyển các cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận, các đoàn thể chuyển lên căn cứ địa Việt Bắc (Chiêm Hóa – Tuyên Quang là thủ đô của nước ta trong kháng chiến).

+ Xây dựng đẩy mạnh kháng chiến toàn diện:

  • Chính trị: Uỷ ban hành chính chuyển thành Uỷ ban kháng chiến hành chính. Thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

  • Kinh tế: Chính phủ đề ra chính sách nhằm duy trì và phát triển sản xuất.

  • Quân sự: Quy định mọi người từ 18 đến 45 tuổi được tuyển chọn tham gia các lực lượng chiến đấu.

  • Văn hóa: Phong trào bình dân học vụ được duy trì, phát triển. Trường phổ thông các cấp vẫn tiếp tục giảng dạy và học tập.

III. Chiến dịch việt bắc năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

1. Chiến dịch việt bắc năm 1947

a. Cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc

  • Pháp tiến công Việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh

  • Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12000 quân tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc

b. Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”

c. Diễn Biến:

  • Quân ta bao vây tiến công địch ở Bắc Cạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, buộc Pháp phải rút khỏi chợ Đồn ; chợ Rã ( cuối tháng 11-1947 )

  • Ở mặt trận hướng Đông, ta đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận đèo Bông Lau (30/10/1947 ).

  • Ở hướng tây: ta phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Ngày 19-12-1947, Pháp phải rút khỏi việt Bắc.

d. Kết quả và ý nghĩa

  • Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô.

  • Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.

  • Đưa cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới

  • Buộc Pháp phải thay đổi chiến lược Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.

  • Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện (SGK)

IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến

a. Thuận lợi:

  • Tháng 10/1949, cách mạng trung Quốc thành công

  • Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN khác công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

b. Khó khăn:

  • Tháng 5-1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve

  • Tăng cường hệ thống phòng thủ đường số 4

  • Lập hành lang Đông-Tây: Hải Phòng-Sơn La

  • Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.

2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950

a. Chủ trương của Đảng và Chính phủ

Tháng 6 -1950, ta mở chiến dịch Biên giới nhằm:

  • Tiêu hao sinh lực địch.

  • Khai thông Biên giới Việt -Trung.

  • Củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.

b. Diễn biến

  • Mở đầu ta đánh Đông Khê (16-9-1950). Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4.

  • Quân ta đánh nhiều nơi trên đường số 4, buộc Pháp phải rút khỏi hàng loạt vị trí Thất Khê, Na Sầm…đường số 4 được giải phóng.

c. Kết quả, ý nghĩa

Kết quả:

  • Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên…

  • Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân…

  • Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ…

  • Kế hoạch Rơ-ve bị phá sản

Ý nghĩa:

  • Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông

  • Bộ đội ta trưởng thành hơn

  • Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến 

C. Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 18

Câu 1:  Đại đoàn quân chủ lực được thành lập đầu tiên của quân đội ta là đại đoàn nào ?

  1. Đại đoàn 307.

  2. Đại đoàn 308.

  3. Đại đoàn 316.

  4. Đại đoàn 325.

Câu 2:  Vạch rõ nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh này là do chính sách xâm lược của thực dân Pháp, chính nghĩa thuộc về nhân dân ta, nên quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta là để bảo vệ độc lập và chính quyền giành được. Nêu lên tính chất của cuộc kháng chiến, khẳng định niềm tự hào ân tộc, đó là nội dung của văn kiện nào ?

  1. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19 – 12 – 1946).

  2. Bản chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng.

  3. Tác phẩm ” Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh.

  4. A và B đúng.

Câu 3:  Chiến dịch Việt Bắc kết thúc ngày nào?

  1. 17-12- 1947

  2. 18- 12- 1947

  3. 19- 12- 1947

  4. 20- 12- 1947

Câu 4:  Các “đại đội độc lập”, “trung đội vũ trang tuyên truyền” ra đời và hoạt động trong thời gian nào ?

  1. Những năm 1947 – 1948.

  2. Những năm 1948 – 1949.

  3. Những năm 1947 – 1949.

  4. Những năm 1948 -1950.

Câu 5:  Điền thêm những từ còn thiếu trong câu sau : “Chứng ta muốn … , chúng ta … nhân nhượng” (Hồ Chí Minh).

  1. Độc lập, phải.

  2. Tự do, đã.

  3. Hoà bình, phải.

  4. Thống nhất, đã.

Câu 6:  Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?

  1. Đảm bảo an toàn cho việc chuyển quân của ta.

  2. Giam chân địch trong các đô thị, tiêu hao nhiều sinh lực địch.

  3. Đã tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài, toàn dân toàn diện.

  4. Tạo ra thế trận mới, đưa cuộc chiến đấu bước sang giai đoạn mới.

Câu 7:  Hai hệ thống phòng ngự mà Pháp thiết lập ở Việt Nam năm 1950 là:

  1. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “hành lang Đông Tây” (Hải Phòng, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La).

  2. Xây dựng hệ thống phòng ngự ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du.

  3. Lập phòng tuyến “boong ke” và “vành đai trắng” xung quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

  4. Tất cả đều sai.

Câu 8:  Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?

  1. Trận đánh ở Cao Bằng.

  2. Trận đánh ở Đông Khê.

  3. Trận đánh ở Thất Khê.

  4. Trận đánh ở Đình Lập.

Câu 9:  Mục đích của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là

  1. Để vây hãm địch, đàm bảo cho việc chuyền quân của ta.

  2. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận lực địch.

  3. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến cho kháng chiến lâu dài.

  4. A và B đúng.

Câu 10:  Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào?

  1. Từ ngày 7 – 11 đến 19 – 12 – 1947.

  2. Từ ngày 7 – 10 đến 19 – 12 – 1947,

  3. Từ ngày 7 – 10 đến 20 – 12 – 1947.

  4. Từ ngày 16 – 8 đến 19 – 12 – 1947.

Câu 11:  Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là:

  1. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).

  2. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh.

  3. Giải phóng dải biên giới Việt – Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập.

  4. Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân

Câu 12:  Mục đích cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947) là gì?

  1. Để vây hãm địch, đảm bảo cho việc chuyển quân của ta.

  2. Ta chủ động tiến công, bao vây, giam chân tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

  3. Để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến.

  4. Câu A và B đúng.

Câu 13:  Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đa quy định đô tuổi được tham gia tuyển chọn vào các lực lượng chiến đấu (chống Pháp) là bao nhiêu ?

  1. 18 tuổi dến 25 tuổi.

  2. 17 tuổi đến 35 tuổi.

  3. 18 tuổi đến 35 tuổi.

  4. 18 tuổi dến 45 tuổi.

Câu 14:  Trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, thành phố nào đã kìm được chân địch lâu nhất?

  1. Hà Nội.

  2. Nam Định.

  3. Huế.

  4. Đà Nẵng.

Câu 15:  Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam?

  1. Liên Xô

  2. Trung Quốc

  3. Lào

  4. Cam-pu-chia

Câu 16:  Chủ trương cải cách giáo dục phổ thông đầu tiên được Chính phủ ban hành vào thời gian nào?

  1. Tháng 5 – 1950

  2. Tháng 6 – 1950

  3. Tháng 7 – 1950

  4. Tháng 8 – 1950

Câu 17:  Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tấn công ta?

  1. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tấn công các cơ sở cách mạng

  2. Ở Bắc Bộ, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.

  3. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang.

  4. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng.

Câu 18:  Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  2. Trường Chinh.

  3. Phạm Văn Đồng.

  4. Võ Nguyên Giáp.

Câu 19:  Thực dân Pháp huy động 12000 quân tỉnh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công:

  1. Bắc Cạn.

  2. Lạng Sơn.

  3. Cao Bằng

  4. Việt Bắc.

Câu 20:  Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu từ lúc nào?

  1. Ngày 18 – 12 – 1946.

  2. Đêm 19 – 12 – 1946.

  3. Đêm 20 – 12 – 1946.

  4. Ngày 22 – 12 – 1946.

Câu 21:  Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 là chiến dịch thực dân Pháp chủ động đánh ta để thực hiện âm mưu tấn công lên Việt Bắc lần hai, đúng hay sai?

Câu 22:  Vì sao Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?

  1. Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến Của ta, khoá chặt biên giới Việt Trung.

  2. Phá hậu phương kháng chiến, triệt phá đường tiếp tế.

  3. Giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc nhanh chiến tranh.

  4. A, B, C đều đúng.

Câu 23:  Đường lối kháng chiến của Đảng ta là gì?

  1. Kháng chiến toàn diện.

  2. Kháng chiến dựa vào sức mình và tranh thủ sự ủng hộ từ bên ngoài.

  3. Phải liên kết với cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia.

  4. Toàn dân, toàn diện, trường kì và dựa vào sức mình là chính.

Câu 24:  Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?

  1. Hội nghị Ở Phông-ten-blô không thành công.

  2. Pháp đánh chiếm Hải phòng (27 – 1 – 1946); Pháp gây ra vụ thảm sát ở Hà Nội (17 – 12- 1946); Pháp gửi tối hậu thư (18- 12- 1946).

  3. Pháp đã kiểm soát Thủ đô Hà Nội.

  4. Tất cả đều đúng

Câu 25:  Địch tấn công lên Việt Bắc vào ngày nào?

  1. 7- 10- 1947

  2. 8-10- 1947

  3. 9- 10- 1947

  4. 10 – 10- 1947

Câu 26:  Nguyên tắc cải cách giáo dục được đưa ra năm 1950 là gì ?

  1. Khoa học.

  2. Dân tộc.

  3. Đại chúng.

  4. Tất cả các ý trên.

Câu 27:  Thực dân Pháp gọi đường nào là “con dường chết” ?

  1. Đường số 3.

  2. Đường số 4.

  3. Đường quốc lộ 1 (đoạn Bắc Giang – Lạng Sơn).

  4. Đường số 5 Hà Nội – Hải Phòng.

Câu 28:  Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. ta đã bắn cháy bao nhiêu máy bay địch ?

Câu 29:  Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao trong đó quan trọng nhất là mặt trận nào?

  1. Quân sự.

  2. Chính trị.

  3. Kinh tế.

  4. Ngoại giao.

Câu 30:  Việc hoàn thành cơ bản thống nhất hai Mặt trận Việt Minh và Liên Việt vào thời gian nào?

  1. Năm 1948.

  2. Năm 1949.

  3. Năm 1950.

  4. Năm 1951

ĐÁP ÁN

1

B

11

A

21

A

2

A

12

D

22

D

3

C

13

D

23

D

4

B

14

A

24

B

5

C

15

B

25

A

6

C

16

C

26

D

7

A

17

D

27

B

8

B

18

B

28

B

9

C

19

D

29

A

10

B

20

B

30

C

Trên đây là những kiến thức trọng tâm sử 12 bài 18 đã được chúng tôi biên soạn bằng sơ đồ tư duy với mong muốn giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học này.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 12, Lịch Sử 12