So sánh bl bản gốc và bl bản sao năm 2024

Có rất nhiều loại vận đơn nhưng trong phạm trù bài viết này, tôi xin được đi sâu vào 2 loại vận đơn mà chúng ta rất hay gặp trong quá trình làm việc trong ngành Xuất nhập khẩu, logistics. Trước tiên thì chúng ta cần phân biệt vận đơn Surrendered và vận đơn Original.

Vận đơn Original hay còn gọi là vận đơn gốc là bộ chứng từ do bên hãng vận chuyển phát hành cho shipper, lập thành 3 bản gốc và 3 bản copy có nội dung giống nhau, bản gốc được ký đóng dấu của hãng vận chuyển và có mặt sau ghi chú các điều khoản tiêu chuẩn của hợp đồng vận chuyển, trách nhiệm của người vận chuyển, người thuê vận chuyển. Có đầy đủ giá trị pháp lý về quyền sở hữu hàng hóa, có thể được chuyển nhượng, là văn bản xác nhận hãng vận chuyển đã nhận hàng. Vì thế bộ vận đơn gốc là rất quan trọng, có thể nói là quan trọng bậc nhất trong bộ chứng từ hàng hóa.

Sau khi người gửi hàng (shipper) có được bộ vận đơn này thì họ sẽ tiến hành thủ tục thanh toán với người nhận hàng (consignee) và người gửi hàng sẽ phải gửi bộ vận đơn này cho người nhận hàng. Người nhận hàng chỉ có thể làm thủ tục nhận hàng khi xuất trình bộ vận đơn gốc này cho đại diện của nhà vận chuyển nơi đến.

Vận đơn surrendered: là vận đơn không được phát hành mà nhà vận chuyển sẽ tiến hành việc giao hàng bằng điện giao hàng hay còn gọi là telex release gửi cho đại lý của họ ở nước nhập khẩu. Khi đại lý nhận được điện giao hàng thì sẽ tiến hành giao hàng cho người nhận hàng mà không đòi hỏi xuất trình bộ vận đơn gốc.

Như vậy thì vận đơn surrender không thể chuyển nhượng, không cần gửi chuyển phát nhanh từ nước xuất khẩu sang cho người nhận hàng ở nước nhập khẩu, không cần xuất trình khi nhận hàng.

Bill of Lading là gì ? Gọi tắt là BL và có tên tiếng Việt là: Vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển do bên vận tải biển (hãng tàu) cấp cho người bán nhằm xác nhận đã nhận một số hàng hóa nhất định để vận chuyển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích. Đây là một trong những loại chứng từ quan trọng và được phát hành đối với tất cả lô hàng xuất nhập khẩu đường biển.

Bill of Lading được hãng tàu cung cấp cho bên bán (người xuất khẩu), và được phát hành sớm nhất là 01 ngày sau ngày tàu chạy – Một điều kiện cần thiết để nhận được bill of Lading là bên bán phải thanh toán đầy đủ cước và các phụ phí vận tải cho hãng tàu.

Nội dung về hàng hóa trên Bill of Lading (ở mặt trước) sẽ do bên bán cung cấp cho hãng tàu trước ngày tàu chạy. Việc điều chỉnh 1 hay nhiều nội dung trên Bill of Lading sẽ bị hãng tàu tính thêm phí (khoảng 70-90 USD tùy hãng tàu) – Mặt sau BL sẽ là các điều kiện, điều khoản áp dụng về vận chuyển, rủi ro và đền bù đối với hàng hóa.

Trong nghiệp vụ thực tế thường sẽ nhắc đến 2 loại BL:

—Master B/L (Vận đơn chủ): Do hãng tàu phát hành cho Shipper (Người bán) hoặc Forwarder.

—-House B/L (Vận đơn nhà): Do Forwarder cấp cho Shipper. (Người bán)

Mời các bạn xem 1 mẫu Bill of Lading (BL) – Các bạn có thể tải bộ chứng từ xuất nhập khẩu tại link sau:

\>> Chỉ tải file mẫu Bill of Lading (BL)

\>> Tải FULL bộ chứng từ xuất nhập khẩu

2. CHÚ THÍCH 21 NỘI DUNG TRÊN BILL OF LADING (BL)

So sánh bl bản gốc và bl bản sao năm 2024

01- HÃNG TÀU PHÁT HÀNH BILL OF LADING

Trong chuyến hàng này, người bán hoặc người mua đã chọn hãng tàu MSC – Mediteranean Shipping Company – Hãng tàu của Thụy Sĩ và là hãng tàu lớn thứ 2 thế giới để chuyên chở cho lô hàng của mình.

Cả bên mua và bên bán đều có quyền lựa chọn hãng tàu chuyên chở, tùy thuộc vào thỏa thuận 2 bên hoặc so sánh về giá, dịch vụ đối với các hãng tàu khác.


02- TÊN SHIPPER (NGƯỜI BÁN HÀNG – NGƯỜI XUẤT KHẨU)

Tên người bán hàng, địa chỉ người bán cần được ghi chính xác để phục vụ việc khai báo hải quan ở cảng đi và cảng đến, một số quốc gia sẽ yêu cầu thêm thông tin mã số thuể được ghi vào ô này


03- TÊN CONSIGNEE (NGƯỜI MUA HÀNG – NGƯỜI NHẬP KHẨU)

Tên người mua hàng, địa chỉ người mua cần được ghi chính xác để phục vụ việc khai báo hải quan ở cảng đi và cảng đến, một số quốc gia sẽ yêu cầu thêm thông tin mã số thuể được ghi vào ô này


04- NOTIFY PARTIES – BÊN NHẬN THÔNG BÁO KHI HÀNG ĐẾN

Tùy vào hình thức thanh toán mà ô 03 và 04 là giống hoặc khác nhau:

— Nếu thanh toán LC: ô 03 sẽ là Ngân Hàng bên mua, 04 sẽ là tên công ty nhập khẩu

— Nếu thanh toán T/T và các hình thứ khác: ô 03 và 04 sẽ giống nhau = Tên công ty nhập khẩu


05- ORIGINAL – THỂ HIỆN ĐÂY LÀ BILL GỐC

Đối với mỗi lô hàng, người mua và người bán sẽ có thỏa thuận cụ thể về việc sẽ YÊU CẦU HÃNG TÀU phát hành 1 trong 3 loại:

BILL OF LADING GỐC / TELEX RELEASE / SEA WAY BILL

tùy vào sự tin tưởng giữa 2 bên đối tác, nhu cầu xử lý thủ tục hải quan tại cảng đến của bên mua


06- MÃ SỐ BILL OF LADING

Mã số Bill of Lading là gì ? Mỗi lô hàng sẽ được hãng tàu cung cấp 1 số định danh cho Bill Of Lading, các bên có thể dùng số này để khai báo hải quan, làm CO, mua bảo hiểm, tra cứu hành trình của hàng hóa trên website của hãng tàu.


07. SỐ BẢN CHÍNH BILL OF LADING ĐƯỢC PHÁT HÀNH

Ở đây thể hiện đã phát hành 03 bản BL gốc. 03 bản này sẽ được người bán chuyển phát nhanh cho người mua.

Người mua sẽ dùng:

–1 bản để nhận Lệnh Giao Hàng từ đại lý hãng tàu hoặc hãng tàu

–1 bản để làm thủ tục hải quan, nộp cho hải quan

–1 bản để lưu trữ


08- Hình thức vận chuyển FCL/FCL

FCL là viết tắt của Full Container Load – Nghĩa là hàng đóng nguyên container (phân biệt với Less Container Load – hàng lẻ)

FCL/FCL nghĩa là hàng nhận nguyên container và giao nguyên container, trong quá trình vận chuyển không có hoạt động đóng thêm hàng hoặc rút bớt hàng từ container

Hãng tàu ghi chú về hình thức vận chuyển trên bill nhằm mục đích xác nhận hình thức giao nhận hàng. Thực tế, trên Master Bill của các hãng tàu không bao giờ xuất hiện hình thức nào khác ngoài FCL/FCL


09- Shipper’s load, stow and count / Ship On Board

Một sự xác nhận và phân rõ trách nhiệm giữa người gửi hàng (người bán) và hãng tàu:

– Được đóng hàng, xếp và kiểm đếm bởi người bán / Đã lên tàu


10- Tên tàu và số chuyến

Tàu Buxlagoon là tàu mẹ sẽ chở lô hàng này, thường 1 tàu đi nội châu á có thể chở từ 1500-5000 container 20’, tàu đi liên lục địa có thể chở hơn 20,000 container 20’

1129R – Số hiệu của chuyến tàu, khi tàu đi hết lịch trình và quay về cảng xuất phát đầu tiên, tàu sẽ bắt đầu hành trình mới và số chuyến tàu tiếp theo sẽ là 1130R


11- Cảng đi Hai Phong, Vietnam (Port of Loading – POL)

Tại Việt Nam có một số cảng quốc tế là Cát Lái, VICT, Phước Long, Cái Mép, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Hải Phòng


12- Cảng đến Tartous, Syria (Port of Destination – POD)

Đây là nơi các container của lô hàng sẽ được dỡ xuống khỏi con tàu, chờ người mua làm thủ tục hải quan và lấy ra khỏi cảng


13- Mô tả hàng hóa của lô hàng (description of goods)

2×40’’ CTNR(S) S.T.C = 2 container 40 feet được thông báo chứa đựng (Said To Contain)

1000 Paper Sacks = 1000 túi giấy

Vietnam Black Tea STD 3963 tức

Total Net Weight 35,000 kgs = Khối lượng tổng của hàng (không tính bao bì)

Total Gross Weight 35,650kg = Khối lượng hàng tính luôn bao bì


14- Freight Collect – Cước phí tàu vận tải được tại cảng đến (người mua trả cước tàu)

Người mua trả cước: Như vậy 2 bên đang mua bán với nhau bằng hình thức Incoterm CIF, CFR,…

Nếu mua bán bằng hình thức Incoterm FOB – người bán trả cước tàu thì trên BL sẽ ghi chú FREIGHT PREPAID


15- Số hiệu container / Loại container / Trọng lượng vỏ / Số niêm phong

Số hiệu container bao gồm 4 chữ cái và 7 chữ số – số định danh này là duy nhất đối với mổi container, giúp tra cứu vị trí container trong hành trình của tàu.