So sánh các quá trình chưng cất năm 2024

So sánh các quá trình chưng cất năm 2024

CHƯNG CẤT

Câu 1: Nêu mục đích bài thí nghiệm

Khảo sát ảnh hưởng của:

- Lưu lượng dòng hoàn lưu

- Vị trí mâm nhập liệu

đến độ tinh khiết của sản phẩm và hiệu suất của tháp.

Câu 2: Nêu ý nghĩa của các vấn đề cần khảo sát trong mục đích TN

- Lựa chọn phương pháp chưng cất thích hợp nhằm nâng cao độ tinh khiết của sản phẩm.

- Lựa chọn loại tháp chưng thích hợp.

Câu 3: Nêu đặc trưng của quá trình chưng cất? Cho biết sự giống và khác nhau giữa quá

trình chưng cất và cô đặc.

Chưng cất là quá trình phân tách các hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt, trong đó vật chất

đi từ pha lỏng vào pha hơi và ngược lại. Pha hơi được tạo nên bằng quá trình bốc hơi, ngược lại

pha lỏng được tạo nên từ pha hơi bằng quá trình ngưng tụ. Các cấu tử như vậy hiện diện trong

cả 2 pha nhưng với tỉ lệ khác nhau.

Phân biệt chưng cất và cô đặc:

Giống nhau: Trong trường hợp đơn giản đều là quá trình làm tăng nồng độ dung dịch loãng

bằng cách đun sôi dung dịch để bốc hơi.

Khác nhau:

- Chưng cất: dung môi và chất tan đều bay hơi, nghĩa là các cấu tử đều hiện diện ở cả 2

pha nhưng với tỉ lệ khác nhau.

- Cô đặc: chỉ có dung môi bay hơi còn chất tan không bay hơi.

Câu 4: Nêu động lực của quá trình chưng cất

Động lực của quá trình chưng cất do chênh lệch thế hóa của cấu tử khuếch tán trong 2 pha. Cấu

tử sẽ di chuyển từ pha có thế hóa cao đến pha có thế hóa thấp hơn cho đến khi thế hóa 2 pha

bằng nhau (cân bằng pha).

Tính thế hóa là phức tạp nên trong thực tế người ta thay thế hóa bằng nồng độ → Động lực quá

trình là hiệu số dương giữa nồng độ làm việc và nồng độ cân bằng.

Câu 5: Kể tên các loại tháp chưng cất đã học.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com