So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024

Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Nghiên cứu Kinh thành (2011-2021) sáng 12/11, Viện Nghiên cứu Kinh thành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học “Nhận diện hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ."

Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn tại tọa đàm, Phó giáo sư, tiến sỹ Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, cho biết trong lịch sử cổ trung đại phương Đông, kiến trúc cung điện là khái niệm chung để nói đến các loại hình kiến trúc do triều đình xây dựng; được thiết kế xây dựng chủ yếu ở bên trong các kinh thành hay bên ngoài kinh thành, ở những nơi thuộc về hoặc do triều đình trực tiếp quản lý, xây dựng.

Giống như thời Lý-Trần, thời Lê sơ cũng không còn cung điện nào tồn tại trên mặt đất, sử sách cũ cũng không có ghi chép gì nhiều về các cung điện trong hoàng cung. Vì vậy, việc nhận diện hình thái kiến trúc cung điện thời Lê sơ rất quan trọng.

Nghiên cứu hình thái kiến trúc Lê sơ giúp nhận diện hình thái cung điện, đồng thời có ý nghĩa quan trọng trong việc phục dựng Điện Kính Thiên tại Hoàng cung Thăng Long. Vì vậy, tọa đàm tập trung khai thác các tư liệu khảo cổ học được khai quật tại Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa).

Nhằm bước đầu công bố một số kết quả nghiên cứu mới về kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ, tọa đàm tập trung vào 3 vấn đề chính: kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học, sử học về kiến trúc cung điện thời Lê sơ tại Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa); nhận diện hình thái kiến trúc cung điện thời Lê sơ tại Hoàng cung Thăng Long dưới ánh sáng tư liệu của khảo cổ học; nghiên cứu so sánh kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ với kiến trúc cung điện tương tự ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thế kỷ 15-16.

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh. (Ảnh: Hoa Mai/TTXVN)

Trình bày đôi nét về kiến trúc thời Lê qua nghiên cứu, khai quật di tích Lam Kinh (Thanh Hóa), tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn, Bảo tàng lịch sử Quốc gia cho rằng Lam Kinh là khu di tích lịch sử, văn hóa với nhiều công trình kiến trúc, lăng mộ có quy mô to lớn, mật độ dày đặc, được kiến tạo trên cơ sở tận dụng và cải biến môi trường sinh thái tự nhiên kết hợp quan niệm về phong thủy, tạo thành một không gian bề thế và linh thiêng, in đậm trong tâm thức dân gian, gắn với tên tuổi, sự nghiệp của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn vĩ đại, sự tôn vinh của triều đại quân chủ và ghi nhận của nhân dân về công lao của triều đại nhà Lê trong lịch sử.

Các kiến trúc ở trung tâm Lam Kinh được bao bọc bởi hệ thống tường thành, đều là các công trình có qui mô to lớn, thể hiện trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao với hai lớp kiến trúc chủ yếu thời Lê sơ (thế kỷ 15-16) và Lê trung hưng (thế kỷ 17-18).

Các mặt bằng hình chữ Công niên đại Lê sơ (ở Chính Điện), hay bố cục hình chữ nhật xếp thành vòng cung (các tòa Thái Miếu) là các mặt bằng kiến trúc đặc biệt, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử kiến trúc Việt Nam và tiếp tục kế thừa, phát triển trong giai đoạn Lê trung hưng.

Với bố cục mặt bằng hình chữ Công, các công trình kiến trúc đã phát triển, được mở rộng không gian sử dụng, thể hiện rõ vai trò là kiến trúc chính, quan trọng trong các kiến trúc điện, miếu, công sở, dinh thự và nghi lễ, tôn giáo sau này.

“Khu trung tâm Lam Kinh nói riêng, Lam Sơn nói chung là một quần thể di tích quan trọng, là trang sử sống động của dân tộc suốt gần 4 thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18), rất có ý nghĩa và giá trị nghiên cứu, cần được bảo tồn và tôn vinh. Kết quả nghiên cứu, khai quật các công trình điện, miếu, các kiến trúc phụ cận cùng hệ thống lăng mộ Lam Kinh, với những nét đặc trưng cơ bản về loại hình, bố cục mặt bằng, kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật trang trí, đã trở thành cứ liệu khoa học, làm cơ sở so sánh, đối chiếu và xác lập niên đại cùng quá trình tồn tại những di tích kiến trúc cùng thời," tiến sỹ Nguyễn Văn Đoàn nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cùng đề cập tới những thành tựu nghiên cứu mới liên quan đến kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ dưới nhiều góc độ và phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở các nguồn tư liệu khảo cổ và sử liệu.../.

Dựa theo những kiến thức về kiến trúc nhà cổ chúng tôi tìm kiếm và tham khảo được, cùng những hiểu biết về lịch sử Việt Nam đã được học, đã tìm hiểu qua các nguồn tài liệu khác nhau. Ở bài viết này, chúng tôi xin đưa ra những cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của nền kiến trúc Việt từ thời Lý – Trần – Hồ, tìm hiểu qua kiến trúc thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng, cho tới thời nhà Nguyễn. Nhìn nhận tương quan giữa kiến trúc việt so với các nước Đông Á.

Trong bài viết chúng tôi sử dụng một số từ cùng thuật ngữ kiến trúc cổ, nếu các bạn chưa quen có thể tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về nội dung của bài. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm tại đây.

Kiến trúc việt thời Lý – Trần – Hồ

Theo những tư liệu còn xót lại, những công trình và nền móng còn lưu giữ được đến ngày nay. Kiến trúc của Việt Nam thời Lý – Trần – Hồ được coi là một trong những thời kỳ phát triển mạnh mẽ và chịu ảnh hưởng khá lớn của kiến trúc Trung Hoa cổ, cụ thể hơn đó là ảnh hưởng kiến trúc của thời Đường và thời Tống. Dễ dàng nhận thấy sự ảnh hưởng ở các công trình kiến trúc cùng đình, kinh thành, nội phủ.

Đặc điểm ảnh hưởng dễ nhận thấy đó là thiềm mái, rìa mái cong đều và nông. Bên trên sử dụng ngói ống dùng song song, ngói úp nóc chồng lớp hoặc ốp trên gạch vuông làm tích. Đấu củng, hệ cột xà đỡ mái được sử dụng rộng rãi. Ngoài ra các hình tượng con vật sử dụng trang trí gồm đầu rồng, phượng, vịt, ngỗng, uyên ương…

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
(Ảnh trái) Mái trên tháp thời Trần và Lý. Hình dạng của mái về cơ bản tương tự như mái thời Đường, tiêu biểu là tháp Tojii của Nhật (ảnh phải).

Ngói úp nóc

Thời Lý – Trần – Hồ các đường tích không xây bằng gạch vữa nối liền các dải tích như thời Lê, Nguyễn sau này, mà được cấu thành từ những mảnh ngói úp nóc xếp chồng lên nhau hoặc úp lên các hàng gạch vuông. Đây là kiểu lợp đường mái phổ biến ở các nước phương Đông, song riêng Việt Nam thì gần như không còn được sử dụng do sự cải biến cấu tạo bộ mái diễn ra vào thời Lê Trịnh.

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
Ảnh trên: Hiện vật ngói úp nóc thời Lý, Trần. Ảnh dưới: Ngói úp nóc trên kiến trúc ở Hàn Quốc và Nhật Bản.

Đường tích

Đi cùng với việc sử dụng ngói úp nóc làm tích, là việc các đường tích có những đặc điểm và cách phân bố riêng biệt:

  • Ngói úp nóc lợp 3 đường tích được làm từ cùng một kiểu ngói với ngói lợp mái, nên màu sắc của tích và màu sắc mái là gần như trùng khớp.
  • Các đường tích cũng không liền một dải mà tách thành ba đoạn rõ rệt, có phần dôi ra ngoài ở mỗi đoạn tiếp giáp.

Những điểm này này rất khác biệt với các kiến trúc thời Lê – Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay. Ở những công trình thời Lê – Nguyễn còn tồn tại, tích thường được lợp bằng vữa trắng, khác màu với màu ngói, và 3 đường tích (chính tích, thuỳ tích, và thương tích) chạy nối liền chứ không tách biệt như ở kiến trúc Lý – Trần.

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
Các đường tích trên hiện vật thời Trần (góc trái dưới) và trên các công trình của Hàn Quốc và Nhật Bản.
So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
Mô hình nhà thời Trần. Sự tách biệt giữa thương tích và thuỳ tích được thể hiện rõ trên mái trung tâm.

Thời Lê Sơ:

Kiến trúc giai đoạn này kế thừa 1 phần từ kiến trúc thời Lý Trần, một phần học hỏi kiến trúc Minh (nhiều khả năng kiến trúc học hỏi là công trình Tử Cấm Thành mang phong cách Minh Sơ, lưu giữ nhiều nét kiến trúc từ thời Tống), có thể thấy điều đó phần nào qua hệ thống tổ vật – linh thú và ngói ống lợp mái.

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
(Trên) Tích thú trên công trình thời Minh ở Trung Quốc. (Dưới) Hiện vật tích thú thời Lê Sơ tại Việt Nam.

Tích thú là những linh thú trên các đường tích.

Thời Đường có Vẫn Thú (hay còn gọi là Si Vẫn hoặc Si Vĩ), là những đầu thú to ở hai cuối chính tích, thường ngoảnh vào, trông xa như hai chiếc sừng trên mái.

Thời Tống xuất hiện một số linh thú trên thương tích nhưng tỉ lệ rất nhỏ so với mái và hầu như không ở trong tư thế ngồi.

Thời Minh – Thanh thịnh hành linh thú dạng ngồi chạy dọc thương tích.

Tại Việt Nam, kiến trúc thời Lý Trần chỉ có vẫn thú và vọng thú (đầu thú to ở cuối thương tích), không có tích thú dạng ngồi chạy dọc thương tích. Sự xuất hiện của tích thú ngồi trên hiện vật thời Lê Sơ cho thấy phần nào sự ảnh hưởng từ kiến trúc Minh.

Thời Lê Trung Hưng:

Song song với hoàng thành Thăng Long thời Lê Sơ mang đậm lối kiến trúc Tống Minh là sự du nhập kiến trúc hậu kỳ triều Minh, mang đến những thay đổi lớn về kết cấu kiến trúc, như việc sử dụng gạch làm vật liệu chủ yếu thay gỗ, mái cắt gọn, thiềm mái dốc hơn và phẳng hơn so với trước, không nông và võng như mái Nhật, Hàn, Đường, Tống, Lý Trần.

Độ rộng của mái

Việc phổ biến kết cấu gạch đá xây tường nhà thay cho kiểu hoàn toàn là khung gỗ như Đường – Tống đã làm giảm sự cần thiết của một hệ thống đỡ mái phức tạp, đồ sộ. Do vậy, hệ thống đấu củng chỉ còn mang tính tượng trưng, thậm chỉ mất hẳn vì mái đã nhỏ dần, áp lực mái đè lên phần thân nhà đã bị giảm đi nhiều. Số lượng cột kèo đỡ mái cũng được tiêu giảm, song song với đó là sự sụt giảm về quy mô độ lớn của kiến trúc.

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
Từ trái qua phải: Kiến trúc trên hiện vật thời kỳ Bắc thuộc, kiến trúc trên hiện vật thời Lý Trần, kiến trúc trên tranh thời Lê (trên – Đàng Ngoài, dưới – Đàng Trong), kiến trúc thời Nguyễn qua tranh.

So sánh cổng và tường vây nhà cửa, phủ nội của người Việt qua các thời kỳ lịch sử. Qua đây có thể hình dung được phần nào sự thay đổi trong khuôn viên kiến trúc Việt theo thời gian, nổi bật nhất ở phần mái. Thời cổ, cổng và tường vây đều lợp lớp mái rất to và dày. Càng về sau này thì phần mái ở cổng và tường bao dần tiêu biến. Ngoài ra, đối chiếu đồng đại với các nước khác có cùng hệ thống kiến trúc như Nhật Hàn, nhiều khả năng cổng thời Lý Trần chủ yếu đều bằng gỗ, không giống như thời Nguyễn (và có thể sớm hơn là Lê Trịnh) cổng được làm bằng đá.

Thiềm mái và rìa mái

Cùng với việc độ rộng diềm mái (thiềm) bị rút gọn lại, đường mái bắt đầu cong gập và vút lên ở đầu.

So sánh thiềm mái và rìa mái của kiến trúc Đường Tống (ảnh hưởng lên Lý Trần) và kiến trúc Minh hậu kỳ (ảnh hưởng lên kiến trúc thời Lê Trung Hưng và Nguyễn).

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
Dãy trên: Mái kiểu Đường Tống. Dãy dưới: Mái kiểu Minh hậu kỳ.

Dạng cổ điển Đường – Tống:

  • Xuất hiện trong kiến trúc Tử Cấm Thành của Trung Quốc, kiến trúc Việt Nam thời Lý Trần, kiến trúc Nhật Bản, Hàn Quốc, Lưu Cầu
  • Thiềm mái thoải, võng, có xu hướng vươn ra xa.
  • Rìa mái thẳng hoặc cong đều đặn, được biểu thị bằng đường màu đỏ trong ảnh trên.

Dạng hậu kỳ triều Minh:

  • Xuất hiện trong kiến trúc dân gian thời Minh Thanh, kiến trúc Việt Nam thời Lê Trung Hưng và Nguyễn.
  • Thiềm mái dốc, không võng, phẳng nhưng gãy khúc, ngắn và không vươn xa.
  • Rìa mái cong đột ngột, khiến góc mái vươn lên rất cao, được biểu thị bằng đường màu vàng trong ảnh trên.

Sự tiến hóa về độ cong và độ dốc mái ở kiến trúc Việt

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
Từ trái sang phải: kiến trúc thế kỷ thứ 3 thời Bắc Thuộc (mang đậm phong cách Đông Hán), kiến trúc thời Lý Trần (mang đậm phong cách Đường Tống), kiến trúc thời Lê Trung Hưng (mang nét Minh Hậu Kỳ), kiến trúc chùa Bắc Bộ còn tồn tại ngày nay.

Vào thời Bắc thuộc, diềm mái hoàn toàn thẳng và mặt mái “phẳng” kiểu Tần Hán. Sang thời Lý Trần, mặt mái cong nhẹ hơi lõm xuống viền mái cong đều và nông mang phong cách Đường Tống. Sang đến thời Lê Trịnh, mặt mái bắt đầu cụp xuống, viền mái cong gập và đầu mái hơi vút lên. Cuối cùng, mặt mái bị bẻ gập rất mạnh do ảnh hưởng trung kỳ nhà Minh, đường viền mái cong vút lên ở hai đầu như ta thường thấy ở kiến trúc đình chùa Bắc Bộ ngày nay.

Đường tích

Trước kia, các đường tích trên công trình Việt được lợp bằng ngói úp nóc, khiến màu tích trùng màu mái, đường tích phân thành nhiều đốt rõ rệt. Đây là kiểu lợp tích phổ biến ở Nhật Bản và Trung Quốc.

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
(Trái) Đường tích được lợp bằng ngói úp nóc. (Phải) Đường tích được trát vôi vữa.

Từ thời Lê Trung Hưng về sau, các đường tích được trát bằng gạch quét vôi vữa nên có màu trắng khác hẳn màu mái, các đường chính tích thành tích nối liền thành một dải có dạng gấp khúc. Tuyệt đại đa số kiến trúc Việt ngày nay, cung điện trong cố cung của Hàn Quốc đều sử dụng dạng này.

Ngoài ra, trên sơn tường trên mái Việt rất hiếm thấy hàng ngói gắn thêm, có thể liên quan đến việc làm tích bằng gạch vữa, ngoại trừ một số công trình như gác chùa Hương.

Sự phân hoá giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong

Vì chia cắt nên sự phân hoá giữa 2 miền cũng dần được thấy rõ: Ở Đàng Ngoài thì chỉ cung điện triều đình dùng ngói ống, còn dân gian chuộng ngói vảy, góc mái thường đẩy cong lên, kiểu dáng này vẫn được lưu giữ vào thời Nguyễn ở bắc bộ. Trong khi đó, Đàng Trong chuộng ngói ống, không cong ở góc; nó ảnh hưởng đến khuôn dáng kiến trúc triều đình nhà nguyễn sau này, và rõ nhất là Huế.

Thời Nguyễn:

Cùng với sự phân hóa về văn hóa lối sống sau 200 năm chia tách Đàng Trong Đàng Ngoài, mà kiến trúc thời Nguyễn trở nên rất đa dạng. Không chỉ lưu giữ những đặc điểm kiến trúc từ thời Lê Trịnh, mà kiến trúc thời Nguyễn còn ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ kiến trúc Nam Minh, mà dấu ấn của nó thể hiện rất rõ ở hệ thống trang trí mái rất cầu kỳ phức tạp, như lưỡng long chầu nguyệt, tàu lá mái đầu đao, chưa kể còn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi kiến trúc Pháp, nhất là những chi tiết kiến trúc từ đá.

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
Lưỡng Long Chầu Nguyệt trên mái kiến trúc thời Nguyễn.

Tổ vật trang trí mái thời nguyễn nhìn chung có các đặc điểm khá thống nhất: đều cầu kỳ phức tạp với các đồ án tứ linh. Tiêu biểu là đồ án lưỡng long triều nhật, lưỡng phụng triều nhật ở chính tích, lân hoặc ngư rùa ở thùy tích (ở Bắc Bộ còn có dạng tàu đao bẹ lá là 1 dạng dây lá hóa rồng).

So sánh kiến trúc thời lê thời trường thủy năm 2024
Tổng hợp về mái triều Nguyễn

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam và các nước Phương Đông có những nét khác nhau rõ rệt. Nhưng trải qua nhiều giai đoạn bắc thuộc đất nước chúng ta cũng có nhiều ảnh hưởng từ phương Bắc xuống, trong đó kiến trúc có những giai đoạn chịu ảnh hưởng khá nhiều. Cho đến về sau sự phát triển đã giúp kiến trúc nhà Việt dần có những nét riêng và không chịu ảnh hưởng của phương Bắc. Chính vì vậy mà hiện nay những căn nhà cổ còn lại ở Việt Nam chúng ta thấy được những đặc điểm kiến trúc riêng của người Việt. Các bạn có thể tìm hiểu thêm : Caomarinagroup.com để có những cái nhìn chi tiết hơn.