So sánh tác dụng các thuốc giảm đau năm 2024

Thuốc giảm đau tác dụng ngăn ngừa tín hiệu đau phát ra từ não bộ, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Có rất nhiều loại thuốc giảm đau, mỗi loại sẽ hoạt động dựa trên cơ chế riêng. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu các loại thuốc giảm đau thường dùng hiện nay.

1. Các trường hợp dùng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau có tác dụng làm dịu, giảm tác động do cơn đau gây ra. Sau khoảng 30 phút - 1 tiếng sử dụng thuốc, cơn đau bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm. Đặc biệt khi tiêm thuốc giảm đau, tình trạng đau, khó chịu sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi, một số trường hợp được khuyến khích dùng thuốc là:

  • Người bị đau nhức đầu, cảm cúm hoặc cảm lạnh.
  • Người bị đau xương khớp, đau cơ.
  • Bệnh nhân đang đối mặt với chấn thương vật lý hoặc cần tiến hành phẫu thuật,…

So sánh tác dụng các thuốc giảm đau năm 2024

Thuốc giảm đau hỗ trợ làm dịu cơn đau nhanh chóng

Về bản chất, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Các loại thuốc giảm đau không thể điều dứt tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Chính vì thế, chúng ta không nên lạm dụng, sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra.

2. Tìm hiểu các loại thuốc giảm đau được sử dụng nhiều

Thuốc giảm đau có nhiều loại, rất đa dạng và hoạt động dựa trên nguyên lý khác nhau, chúng thường được chia thành hai nhóm, đó là thuốc có kê đơn và thuốc không kê đơn.

2.1. Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn khá phổ biến, chúng ta có thể tự mua tại các hiệu thuốc và sử dụng tại nhà. Nhóm thuốc không kê đơn chủ yếu dùng để giảm tình trạng đau nhức đầu, hỗ trợ giảm đau bụng kinh, đau răng hoặc điều trị cảm cúm,...

So sánh tác dụng các thuốc giảm đau năm 2024

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn rất nhiều và có tác dụng khá tốt

Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn gồm hai loại chính, đó là thuốc có thành phần paracetamol và thuốc NSAIDs. Trong đó thuốc giảm đau có paracetamol là sản phẩm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thuốc hỗ trợ xoa dịu cơn đau nhẹ và vừa. Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng paracetamol để hạ sốt.

Nhóm thuốc NSAIDs hay còn được gọi là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid. Người bị đau nhức đầu, cảm lạnh có thể tham khảo và sử dụng các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs.

Ưu điểm của thuốc giảm đau không kê đơn đó là không gây buồn ngủ, thành phần không có chất gây nghiện. Tuy là thuốc không kê đơn nhưng việc dùng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn trên bao bì, không nên lạm dụng và tốt nhất, bạn vẫn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

2.2. Nhóm thuốc giảm đau có kê đơn

Bệnh nhân bị đau do các tổn thương nghiêm trọng cần điều trị bằng các loại thuốc giảm đau kê đơn từ bác sĩ. Thành phần trong thuốc sẽ tác động tới não bộ, ống tiêu hóa và tủy sống của bệnh nhân, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và hiệu quả. Nhóm thuốc giảm đau kê đơn có rất nhiều, có thể kể tới như: thuốc Morphine, Oxycodone, Hydrocodone,... và được sử dụng trong những trường hợp khác nhau.

So sánh tác dụng các thuốc giảm đau năm 2024

Morphin là thuốc giảm đau có kê đơn

3. Tham khảo hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau cho từng đối tượng

Khi sử dụng thuốc giảm đau, các yếu tố cần quan tâm là: loại thuốc bạn đang sử dụng, liều lượng và thời hạn sử dụng. Nếu đang điều trị với các loại thuốc khác, bạn nên thông báo với bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.

Tùy từng đối tượng, liều lượng sử dụng thuốc giảm đau sẽ thay đổi phù hợp với tình trạng sức khỏe. Trong đó, trẻ em, phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và người cao tuổi là đối tượng cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau.

Ví dụ như đối với trẻ từ 16 tuổi trở xuống, bác sĩ khuyến cáo không dùng thuốc Aspirin, loại thuốc này có thể gây hại cho gan, não bộ của trẻ nhỏ. Người cao tuổi muốn dùng thuốc giảm đau cần hỏi ý kiến bác sĩ và sử dụng theo hướng dẫn, bởi vì cơ thể của họ khá nhạy cảm, dễ gặp phải tác dụng phụ ngoài ý muốn.

So sánh tác dụng các thuốc giảm đau năm 2024

Việc cho trẻ nhỏ uống thuốc giảm đau cần tham khảo ý kiến bác sĩ

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc giảm đau. Các thành phần trong thuốc có thể tác động trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Trong giai đoạn này, hầu hết chị em sẽ hạn chế uống thuốc giảm đau và chỉ sử dụng trong trường hợp thực sự cần thiết, sau khi đã thăm khám và được bác sĩ kê đơn.

4. Thuốc giảm đau có gây tác dụng phụ không?

Thực tế khi dùng thuốc giảm đau, người bệnh có thể đối mặt với một vài tác dụng phụ ngoài ý muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn sử dụng thuốc không đúng cách, dùng thuốc quá liều lượng cho phép.

Nếu dùng thuốc aspirin, thuốc NSAIDs quá liều, dạ dày của bệnh nhân có nguy cơ kích ứng và tổn thương cao. Bệnh nhân đã từng bị viêm loét dạ dày phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc, tránh tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

So sánh tác dụng các thuốc giảm đau năm 2024

Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài có thể gây tổn thương dạ dày

Thành phần trong các loại thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến gan, thận,... và thậm chí là suy giảm chức năng của các cơ quan này. Tình trạng này thường xảy ra đối với người sử dụng paracetamol quá liều.

Để sử dụng thuốc giảm đau an toàn, hiệu quả chúng ta nên tới các cơ sở y tế uy tín để khám và được bác sĩ kê đơn thuốc cũng như hướng dẫn cụ thể. Một địa chỉ y tế các bạn có thể đến thăm khám là Hệ Thống Y tế MEDLATEC. Đây là một trong những đơn vị y tế được đánh giá cao về chất lượng khám chữa bệnh với gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Quý khách hàng quan tâm tới dịch vụ chăm sóc sức khỏe của MEDLATEC và có nhu cầu đặt lịch khám, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ.

Mong rằng bài viết này giúp các bạn hiểu hơn về các loại thuốc giảm đau, cách sử dụng và liều lượng dùng cho từng trường hợp. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng làm dịu cơn đau chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm, do đó chúng ta nên đi khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ thay vì phụ thuộc vào thuốc giảm đau.