Tại sao 3 tháng chưa có kinh

Chậm kinh 2 tháng hay 2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không là vấn đề nhiều chị em quan tâm thắc mắc. Thực tế, tình trạng kinh nguyệt phản ánh một phần sức khỏe sinh sản phái đẹp. Khi kinh nguyệt có triệu chứng bất thường, chị em chớ vội chủ quan xem nhẹ. Nội dung dưới đây, bác sĩ sản phụ khoa sẽ tư vấn cho các bạn chắc chắn hơn về tình trạng của mình.

Tại sao 2 tháng mà vẫn chưa có kinh nguyệt

Một chu kỳ kinh bình thường kéo dài khoảng 28 - 30 ngày, thời gian hành kinh dưới 7 ngày. Tuy nhiên, có nhiều chị em 2 tháng chưa có kinh, hiện tượng này có nghĩa chị em bị chậm kinh. Nguyên nhân có thể:

1. Tại sao 2 tháng rồi chưa có kinh - Mang thai

Nếu trước đó từng quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp phòng tránh thai an toàn, khả năng chị em mang thai rất cao.

Tại sao 3 tháng chưa có kinh

Mang thai

Để xác định chính xác đã có thai hay chưa, chị em hãy mua que thử thai về kiểm tra để chắc chắn hơn. Khi mang thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ tạm ngưng một thời gian.

2. 2 tháng vẫn chưa có kinh nguyệt - Tuyến giáp hoạt động kém

Tuyến giáp liên quan trực tiếp đến kinh nguyệt của phái đẹp. Khi tuyến giáp hoạt động suy yếu có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn. Từ đó gây ra hiện tượng chậm kinh.

>>Có thể bạn quan tâm:  Mất kinh nguyệt 1 tháng có sao không?

3. 2 tháng chưa có kinh nguyệt - Hội chứng đa nang buồng trứng

Đa nang buồng trứng dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố, lượng hormone estrogen và progesterone tiết ra có sự thay đổi. Điều này khiến quá trình rụng trứng bị ảnh hưởng hoặc không có sự rụng trứng. Dẫn tới hiện tượng chậm kinh 2 tháng hoặc lâu hơn. 

4. 2 tháng chưa có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì - Tâm trạng không ổn định

Nhiều bạn gái trong độ tuổi dậy thì gặp áp lực tâm lý, căng thẳng kéo dài trong cuộc sống, trong chuyện học hành,... có thể dẫn tới sự ức chế quá trình tiết ra nội tiết tố. 

Điều này ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em, có thể là chậm kinh một vài ngày hoặc kéo dài trong cả tháng.

5. Sau khi hút thai 2 tháng chưa có kinh - Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc tránh thai hàng ngày,... có thể dẫn đến hiện tượng chậm kinh 2 tháng.

6. Do bệnh lý gây ra

Khi mắc một số bệnh phụ khoa ở buồng trứng hoặc tử cung như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung, viêm buồng trứng, rối loạn đông máu,... đều là nguyên nhân dẫn tới chậm kinh 2 tháng.

2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không?

2 tháng chưa có kinh nguyệt có sao không? Đối với câu hỏi này, bác sĩ CKI Lại Kiều Hoa - chuyên khoa sản Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Chậm kinh từ 1 - 2 tháng là một trong những triệu chứng cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản phái đẹp”.

  • Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Chậm kinh do nguyên nhân: Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, hội chứng suy giảm buồng trứng, mắc bệnh lý viêm phụ khoa,... 

Tại sao 3 tháng chưa có kinh

Rối loạn nội tiết tố nữ

Những nguyên nhân này đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em. Nếu nghiêm trọng và không điều trị kịp thời có thể dẫn tới vô sinh - hiếm muộn nữ.

  • Ảnh hưởng sức khỏe nữ giới

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa dẫn tới chậm kinh là nguyên nhân khiến sức khỏe chị em bị giảm sút. Nhiều bệnh lý phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới bệnh ung thư tại bộ phận sinh sản. 

  • Ảnh hưởng tới tâm lý phái đẹp

Khi thấy 2 tháng không có kinh nguyệt, rất nhiều chị em cảm thấy lo lắng, bất an, sợ hãi, không tập trung được bất cứ việc gì,... Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến tâm lý phái đẹp, thậm chí còn khiến hiện tượng chậm kinh trở nên nghiêm trọng hơn.

2 tháng chưa có kinh phải làm sao? Cách khắc phục

2 tháng chưa có kinh nguyệt phải làm sao? Cách khắc phục nào hiệu quả là vấn đề được nhiều chị em thắc mắc. Tốt nhất, chị em nên đến cơ sở sản phụ khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn, kiểm tra, đưa có hướng chữa trị tốt nhất, kịp thời nhất.

  • Thay đổi thuốc tránh thai

Rất nhiều chị em phụ nữ 2 tháng vẫn chưa xuất hiện kinh nguyệt là do sử dụng thuốc tránh thai. Nếu kinh nguyệt không đều và kéo dài trong khoảng 2 tháng, bác sĩ yêu cầu bạn chuyển qua sử dụng loại thuốc khác. 

Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc tránh thai, nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. 

Nhiều nguyên nhân chậm kinh là do phụ nữ đột nhiên thay đổi trong lối sống, thói quen sinh hoạt. Đối với trường hợp này, chị em cần giảm chế độ tập luyện, vận động quá sức để kinh nguyệt trở lại bình thường.

Ngoài ra, thay đổi cân nặng cơ thể cũng là một trong những tác nhân dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt biến đổi bất thường. Đột ngột tăng cân là nhân tố ảnh hưởng đến kỳ rụng trứng. 

Chị em nên nhớ, tuyệt đối không nên giảm cân đột ngột. Vì đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn kinh nguyệt.

>>Xem thêm:  Giải đáp: Làm sao để kinh nguyệt đều đặn?

Mất cân bằng hormone cũng là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ 2 tháng không xuất hiện kinh nguyệt. 

Tại sao 3 tháng chưa có kinh

Mất cân bằng hormone

Lúc này, bác sĩ kê các loại thuốc chứa nhiều hormone để giúp điều hòa lại chu kỳ kinh của bạn. Ngoài ra, nếu chị em khó thụ thai có thể lựa chọn phương pháp này để giải quyết tình trạng của mình.

Phương pháp ngoại khoa áp dụng trong trường hợp chậm kinh 2 tháng do bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. 

Chị em sẽ được chỉ định phương pháp đông - tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, sóng ngắn). 

Ưu điểm của phương pháp này: Nhiệt lượng sóng hồng ngoại dẫn thuốc đến chính xác vị trí viêm nhiễm, không tác động đến mô lành tính, hạn chế máu chảy, giảm thiểu đau đớn, không để lại sẹo mất thẩm mỹ,... Thuốc đông y giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, hạn chế tác dụng phụ của tây y,...

Những lưu ý khi sảy thai 2 tháng chưa có kinh lại

Điều trước tiên được khuyến cáo khi phái đẹp 2 tháng chưa có kinh nguyệt là đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Rất nhiều chị em không biết làm gì khi chậm kinh. Thậm chí là hơn 2 tháng không xuất hiện kinh nguyệt. Điều này thật sự nguy hiểm, nhất là khi chị em mới sảy thai. Dưới đây là một số lưu ý chị em nên quan tâm.

Tại sao 3 tháng chưa có kinh

Chị em nên khám phụ khoa 6 tháng/lần

  • Có chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất đầy đủ. Sắp xếp lịch học, lịch làm việc, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, điều độ
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, đảm bảo tinh thần minh mẫn, sáng tạo
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh lây nhiễm bệnh qua đường tình dục
  • 6 tháng/lần chị em đi thăm khám phụ khoa. Điều này giúp kịp thời phát hiện các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt nói riêng, sức khỏe sinh sản nói chung.
  • Bổ sung thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng, uy tín để cải thiện tình trạng chậm kinh

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay lo lắng về những dấu hiệu bất thường gần đây về vấn đề 2 tháng chưa có kinh nguyệt của mình, bạn có thể liên hệ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn miễn phí. 

CHÚ Ý: Đây là một bài cẩm nang, mang tính chất tham khảo, chia sẻ đến bạn đọc, giúp mọi người có thêm kiến thức về bệnh. Hiện tại, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chuyên về các bệnh Hậu môn trực tràng, Nam khoa, Phụ khoa. Vì vậy, chúng tôi không thể tư vấn những dấu hiệu bệnh mà bạn đang gặp phải. Bạn nên chủ động đến cở sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn và điều trị bệnh hiệu quả. Rất xin lỗi về sự bất tiện này! Xin cám ơn!

Các tìm kiếm liên quan đến 2 tháng chưa có kinh

2 tháng không có kinh nguyệt phải làm sao

chậm kinh 2 tháng nhưng không có thai

2 tháng chưa có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

chậm kinh 2 tháng quan hệ có thai không

bị chậm kinh 2 tháng phải làm sao

không có kinh 3 tháng

cham kinh 2 thang co sao khong

tại sao tháng này không có kinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Kinh nguyệt thường sẽ bị thay đổi ở phụ nữ sau sinh. Hiện tượng mất kinh nguyệt khi đang cho con bú là điều hết sức bình thường. Kinh nguyệt sẽ trở lại sớm đối với những phụ nữ không cho con bú, và muộn hơn sau khi đối với những người cho con bú.

Thông thường sau khi sinh, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ thay đổi. Ở những người không cho con bú, thường có kinh sớm hơn, và lần có kinh đầu tiên vào khoảng 6 tuần sau sinh chiếm khoảng 40%, phần lớn phụ nữ sau sinh sẽ có kinh lại từ 24 tuần sau đó. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp có kinh rồi lại vô kinh một vài tháng sau đó mới đều.

Đối với những người cho con bú, sẽ xuất hiện kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm cho hoạt động của hệ thống hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng bị thay đổi, và chậm lại chu kỳ kinh nguyệt. Thời gian kinh nguyệt trở lại đối với những phụ nữ sau khi sinh em bé khá bất thường và khác nhau.

Tại sao 3 tháng chưa có kinh

Hormone prolactin có trong sữa mẹ

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh là một hiện tượng sinh lý tuần hoàn rất bình thường. Sau khi sinh, người mẹ sẽ có một số những thay đổi nội tiết, đặc biệt đối với người cho con bú, prolactin có trong sữa làm chậm lại chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, các bà mẹ cần biết một số vấn đề kinh nguyệt sau sinh để có thể phát hiện một số bất thường cũng như tránh thai ngoài ý muốn như:

  • Một số dấu hiệu bất thường vùng kín như: ngứa ngáy khó chịu, có mùi hôi, đau rát khi quan hệ,...
  • Ở những kỳ kinh nguyệt sau sinh, máu kinh sẽ ra nhiều hơn và cơn đau bụng cũng nhiều hơn.
  • Trong thời gian cho con bú, nên thận trọng với những biện pháp tránh thai và tham khảo ý kiến bác sĩ để có được sự lựa chọn thích hợp.
  • Những phụ nữ không cho con bú có thể lựa chọn các biện pháp tránh thai như: sử dụng bao cao su, tính chu kỳ rụng trứng, thuốc tránh thai,...
  • Sự chậm kinh tháng xảy ra sau khi đã có kinh đều thì có thể là do có thai, cần đi khám sớm để được siêu âm và kiểm tra kịp thời.

Tại sao 3 tháng chưa có kinh

Khi có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời

Phụ nữ cho con bú thường mất kinh nguyệt là do chất prolactin có trong sữa làm chậm lại quá trình kinh nguyệt, hơn so với những phụ nữ không cho con bú. Tuy nhiên sự bình thường chỉ được đánh giá khi rối loạn kinh nguyệt kéo dài dưới 2 năm. Nếu sau 2 năm khi sinh con mà vẫn gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời nếu gặp phải những bệnh lý khác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

XEM THÊM: