Tại sao bị nứt môi

Môi khô, nứt nẻ thường xảy ra vào thời tiết lạnh giá của mùa đông. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như rối loạn tuyến giáp, nhiễm nấm men hay mất nước.

Thiếu sắt, kẽm và vitamin B: Chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng môi của bạn. Theo đó, nếu cơ thể bổ sung không đủ lượng sắt, kẽm, vitamin B cần thiết, tình trạng môi khô, nứt nẻ sẽ xuất hiện. Ngoài ra, một dạng vitamin B là vitamin B2, thường gọi là riboflavin, khi thiếu hụt có thể làm đôi môi bị sưng lên, viêm nhiễm và bong tróc.

Mất nước: Khi lượng nước trong cơ thể chúng ta giảm đi, tất cả chức năng sinh học của chúng ta gần như bắt đầu bị suy yếu. Đôi môi cũng không ngoại lệ. Khi mất nước, môi có xu hướng mất đi hàm lượng nước và khoáng chất, do đó trở nên nứt nẻ, khô và bong tróc. Nếu bạn là người hoạt động nhiều hoặc mắc bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ mất nước cao hơn. Cách duy nhất để bảo vệ làn da, cũng như cơ thể, là uống thật nhiều nước, bổ sung đầy đủ các khoáng chất tự nhiên. Thực hiện quy tắc "8 ly nước mỗi ngày" để không bị mất nước.

Phản ứng do dị ứng: Môi là một trong những vùng nhạy cảm cần được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nhiều người không để ý rằng các sản phẩm cho môi có thể không phù hợp và gây dị ứng. Một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây ra tác dụng phụ này. Khi đó, môi trở nên khô, bong tróc và sưng húp. Đó là lý do bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng các hóa chất có trong sản phẩm chăm sóc môi.

Bệnh Kawasaki: Đây là loại bệnh khiến các mạch máu sưng viêm và gây ra vấn đề với các hạch bạch huyết. Khi môi khô, nứt nẻ là dấu hiệu của căn bệnh này, bạn cần chữa trị càng sớm càng tốt, vì nó có thể gây tử vong. Bệnh thường được xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài môi khô, các triệu chứng khác của bệnh bao gồm phát ban, bong tróc da, sốt, đỏ, sưng ở mắt, bàn tay và bàn chân, thậm chí cả lưỡi và cổ họng...

Rối loạn tuyến giáp: Đây là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất vì thông thường nó không thể được chẩn đoán đúng cách, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Sau khi phát hiện, nó cũng không dễ dàng kiểm soát. Khi bị bệnh, lớp trên cùng của da trở nên dày hơn, bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, da dần dần bị khô đi. Môi khô và nứt nẻ có thể là dấu hiệu ban đầu của chứng rối loạn tuyến giáp nên bạn cần chú ý. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bệnh viện đa khoa Chữ Thập Xanh ngay lập tức.

Nhiễm nấm men: Khi bạn bị nhiễm trùng nấm men, chúng sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh không thể kiểm soát được. Nước bọt lúc này sẽ đóng vai trò như chất xúc tác kích thích nấm men nhân rộng. Và nếu bạn bị nhiễm nấm men xung quanh miệng, điều đó rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết nấm men ở khu vực này là đôi môi nứt nẻ với những vết nứt nhỏ gần khóe miệng. Trong trường hợp này, tốt nhất là tránh liếm môi và vùng xung quanh để tránh nước bọt làm bệnh trầm trọng hơn.

Nhiễm virus Herpes: Herpes là bệnh lây truyền qua đường tình dục và thông thường môi nứt nẻ không phải đặc trưng của nó. Tuy nhiên, dấu hiệu này vẫn có thể là biểu hiện ban đầu chỉ ra bạn bị nhiễm Herpes. Mụn rộp thường xảy ra phổ biến hơn khi bị Herpes, chúng gây đau đớn và hình thành mụn nước trên da. Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước.

Bệnh chốc lở: Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt thường ở xung quanh mũi, miệng, trên cánh tay hoặc mông. Triệu chứng phổ biến của nó là các nốt đỏ nhỏ, mụn nước trên vùng da xung quanh miệng. Hiện tượng môi khô, nứt nẻ kèm theo ngứa cũng là dấu hiệu của chốc lở.

Thiệt hại do ánh nắng mặt trời: Không khí và thời tiết xung quanh chúng ta cũng ảnh hưởng đáng kể đến cơ thể, cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả đều bị tổn thương do ánh nắng mặt trời ở mức độ nhất định nào đó. Vào mùa đông khắc nghiệt, mặt trời cùng với những cơn gió lạnh làm cho đôi môi trở nên khô và bong tróc, thậm chí đau đớn. Nếu bạn gặp hiện tượng này, hãy chắc chắn bạn sử dụng sản phẩm chăm sóc môi chất lượng tốt để điều trị nứt nẻ.

 BỆNH VIỆN ĐA KHOA CHỮ THẬP XANH

Địa chỉ: 33 Đường Nguyễn Hoàng - P. Mỹ Đình 2 - Q. Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội

Fanpage: //www.facebook.com/benhvienChuThapXanh

Hotline: 024 62 600 633 hoặc 0901 700 669

Tình trạng khô môi, bong tróc da môi khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và thậm chí khiến bạn ngại giao tiếp. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khô môi và để chữa khô môi hiệu quả, nên điều trị theo nguyên nhân để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Dưới đây là một số gợi ý về các phương pháp điều trị tình trạng khô môi đơn giản và hiệu quả.

1. Những nguyên nhân gây khô môi

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khô môi nhưng thường gặp nhất là những nguyên nhân dưới đây:

- Do thời tiết: Thời tiết hanh khô, nhiều nắng cũng khiến môi của bạn có thể bị khô hoặc bong tróc, nứt nẻ lớp da bên ngoài.

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô môi

- Do môi trường: Tiếp xúc và làm việc thường xuyên trong môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều khói bụi và chất độc hại cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khô môi, hay thâm môi.

- Do son môi, phun môi: Son là một loại mỹ phẩm không thể thiếu, giúp phụ nữ trở nên xinh đẹp và tươi tắn hơn. Tuy nhiên, một số hợp chất trong son cũng khiến cho môi của bạn trở nên khô hơn. Bên cạnh đó, phương pháp phun môi sử dụng những loại mực phun kém chất lượng cũng có thể là nguyên nhân khiến môi bạn luôn trong tình trạng khô và nứt nẻ. Hơn nữa, trong quá trình xăm môi, một số dưỡng chất có sẵn trong tế bào da môi cũng có thể bị mất đi và khiến môi khô hơn rất nhiều.

- Do thiếu nước: Da của môi không có tuyến nhờn, chính vì thế, đây được cho là vùng da dễ bị khô hơn so với những vùng da khác. Tình trạng khô môi cùng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn chưa được cung cấp đủ lượng nước cần thiết.

- Do thiếu vitamin: Thiếu vitamin và một số loại khoáng chất, đặc biệt là vitamin B, kẽm và sắt sẽ khiến cho da môi của bạn trở nên khô ráp hơn bình thường.

- Tình trạng thừa quá nhiều vitamin A dẫn đến gan có xu hướng tích tụ vitamin A. Từ đó, dẫn tới những triệu chứng như nứt nẻ môi, khô và bong tróc da.

- Do thói quen liếm môi: Nhiều người cho rằng, liếm môi sẽ có thể giúp cho môi của chúng ta nhanh chóng cải thiện tình trạng khô ráp. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai lầm và thói quen liếm môi cũng là thói quen xấu cần loại bỏ.

Khô môi do thói quen dùng son

Thực tế là bạn càng liếm môi thì môi của bạn sẽ càng trở nên khô hơn. Vì trong nước bọt có chứa các loại enzyme có tính hút ẩm và gây kích ứng cho da môi. Hơn nữa, một số hoạt chất trong nước bọt cũng chính là nguyên nhân khiến cho mạch máu của chúng ta bị giãn căng dẫn tới tình trạng xuất huyết ở môi.

- Thuốc: Một số loại thuốc điều trị có thể làm giảm sản xuất nước bọt và cũng góp phần khiến cho làn da môi của bạn trở nên khô ráp hơn. Có thể kể đến như thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm hay một số loại thuốc hóa trị ung thư,...

- Do bệnh lý: Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng da môi nứt nẻ còn có thể do các bệnh lý gây ra. Chẳng hạn như bệnh về tuyến giáp, bệnh Crohn,…

2. Những phương pháp trị khô môi hiệu quả

2.1. Cách chữa khô môi tại nhà

Với những trường hợp bị khô môi không phải do bệnh lý, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để điều trị tình trạng khô môi.

- Trị khô môi bằng mật ong: Mật ong có tác dụng giữ ẩm rất tốt. Do đó, đây là một thành phần thường có trong các sản phẩm dưỡng môi và nhiều sản phẩm làm đẹp da. Trong trường hợp bị khô môi, bạn có thể dùng một chút mật ong để bôi lên vùng da môi bị nứt nẻ, khô ráp. Phương pháp này sẽ giúp môi của bạn nhanh chóng trở nên căng mịn. Bên cạnh đó, mật ong cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết và hạn chế bong tróc môi một cách hiệu quả.

Chữa khô môi tại nhà bằng mật ong

- Dùng dưa chuột để trị khô môi: Dưa chuột là một loại thực phẩm được biết đến với tác dụng dưỡng ẩm da rất tốt. Đây cũng là một loại thực phẩm mà bạn có thể lựa chọn để cung cấp thêm các loại vitamin và khoáng chất, giúp cho làn môi trở nên mịn màng hơn.

- Dưỡng môi bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng rất tốt trong việc cung cấp các loại axit béo cho môi, làm mềm môi và giảm đau do môi nứt nẻ.

- Chữa khô môi bằng nha đam: Nha đam cũng là một loại dưỡng chất mà bạn có thể sử dụng để điều trị tình trạng khô môi. Những dưỡng chất trong nha đam giúp dưỡng ẩm môi, giảm nếp nhăn rất hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần cắt lá nha đam và lấy phần gel nha đam để bôi lên môi hàng ngày. Lưu ý trước khi bôi cần làm sạch môi.

-Chữa khô môi với nước chanh, kem tươi: Bạn có thể kết hợp chanh và kem tươi thành một hỗn hợp dùng để dưỡng ẩm cho môi rất hiệu quả. Trong chanh có chứa nhiều vitamin C, trong khi đó kem tươi lại chứa nhiều lipit giúp môi được dưỡng ẩm từ sâu bên trong, loại bỏ tình trạng khô và nứt nẻ rất hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một thìa kem tươi và 1 thìa nước cốt chanh, sau đó trộn đều hỗn hợp này và thoa lên môi trước khi ngủ. Sau đó để qua đêm để có được tác dụng tốt nhất.

- Dùng kem dưỡng môi và sáp nẻ: Sử dụng kem dưỡng môi và sáp nẻ sẽ giúp loại bỏ tình trạng khô môi rất nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng môi và sáp nẻ, nên bạn cần cân nhắc kỹ để lựa chọn loại sản phẩm chất lượng và phù hợp với da của mình.

2.2. Cách chữa môi khô do bệnh lý

Một số trường hợp môi khô là do bệnh lý, bệnh nhân cần được điều trị triệt để căn bệnh mà mình đang mắc phải, mới có thể giải quyết tận gốc tình trạng khô môi.

Nếu khô môi do bệnh lý cần chữa bệnh dứt điểm

Đối với các trường hợp khô môi do một số loại thuốc điều trị, bạn có thể tư vấn lời khuyên từ bác sĩ để có thể khắc phục tác dụng phụ hoặc có thể chuyển sang một số loại thuốc khác nếu có thể.

Nếu khô môi là do thiếu một số dưỡng chất thì bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn của mình.

Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về khô môi và các phương pháp chữa khô môi, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ bạn.

Video liên quan

Chủ đề