Tại sao gọi là bánh hồng

Bánh Hồng là loại bánh cưới truyền thống của Bình Định. Nó có mặt trong hầu hết các sự kiện lớn trong đời sống của người Bình Định

Nếu bánh phu thê được xem là loại bánh quen thuộc của bất kỳ đám cưới nào của người Việt chúng ta, thì tại Bình Định có 1 loại bánh cưới nổi tiếng không kém. Đó chính là bánh Hồng. Không chỉ trong cưới hỏi, mà bánh hồng còn xuất hiện trong nhiều sự kiện vui trong đời sống của người Bình Định nữa.

Nguồn góc xuất xứ của bánh hồng

Bánh hồng là loại bánh có xuất xứ từ Bình Định. Đây là loại bánh đặc sản đã có lịch sử lâu đời của vùng đất võ Bình Định, bên cạnh các loại bánh như bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa … Đặc biệt, loại bánh này được xem là biểu tượng cho niềm vui. Chính vì thế, vào các sự kiện lớn trong gia đình của người Bình Định như là đám cưới, đám hỏi … luôn có mặt loại bánh này.

Tại sao gọi là bánh hồng
Bánh Hồng không thể thiếu trong các sự kiện cưới hỏi của người Bình Định

Bánh Hồng tượng trưng cho niềm vui, niềm hạnh phúc. Nếu như người Bình Định hỏi bạn “khi nào cho tui ăn bánh hồng” thì bạn nên hiểu là họ hỏi bạn khi nào mời họ ăn đám cưới đây.

Tại sao gọi loại bánh cưới này là bánh hồng?

Được gọi là bánh Hồng tuy nhiên bánh không phải màu hồng mà lại có màu trắng trong. Khi được hỏi tại sao bánh màu trắng trong như thế lại gọi là bánh hồng thì người địa phương giải thích rằng bánh được đặt tên theo ý nghĩa chứ không phải theo màu sắc. Theo đó, sở dĩ người ta gọi loại bánh này là bánh Hồng vì nó được sử dụng trong các lễ cưới nên mang ý nghĩa là hồng duyên, hồng phận.

Ý nghĩa của bánh hồng trong ngày cưới

Bình Định trước đây được coi như là một vùng đất nổi tiếng khắp đất nước về võ thuật. Không chỉ đàn ông thanh niên giỏi võ, mà cả đàn bà, con gái vẫn biết đánh võ, múa quyền. Minh chứng rõ ràng nhất cho võ thuật của vùng đất này chính là qua câu ca dao quen thuộc:

Ai về Bình Định mà xem
Con gái Bình Định múa roi, đi quyền.

Người phụ nữ của vùng đất Bình Định không chỉ chịu thương, chịu khó, khéo léo, mà còn giỏi võ thuật nữa. Nhiều người cho rằng loại bánh này là sản phẩm biểu tượng cho tính cách của người phụ nữ của vùng đất võ này. Nguyên nhân là loại bánh này có ngoại hình bên ngoài cũng đơn giản, mộc mạc, không đẹp như các loại bánh cưới khác. Nhưng hương vị của nó lại ngon khó cưỡng. Giống như người phụ nữ xứ này tuy giỏi võ nhưng lại rất ngọt ngào, khéo léo và sẵn sàng hy sinh mọi thứ vì gia đình.

Bánh hồng được làm từ nguyên liệu nào?

Nguyên liệu làm ra bánh hồng Bình Định không phức tạp và đa dạng như nhiều loại bánh cưới khác. Nguyên liệu chính của nó đơn giản chỉ bao gồm gạo nếp, dừa và đường mà thôi. Tuy là nguyên liệu đơn sơ và giản dị như vậy như công thức tuyệt vời đã tạo ra chiếc bánh có vị ngon ngỡ ngàng.

Tại sao gọi là bánh hồng
Bánh Hồng

Vị ngon và hấp dẫn của chiếc bánh được tạo ra từ sự kết hợp từ độ dẻo của nếp pha lẫn với cái giòn sần sật và bùi bùi của dừa. Không thể không kể đến vị ngọt thanh tao không quá gắt của đường cát tạo nên vị ngon quyến rũ của chiếc bánh truyền thống của xứ Bình Định.

Trở thành bánh cưới truyền thống của người Bình Định

Có thể chính vì vị ngon này cùng với nguồn gốc xuất xứ ở chính vùng đất võ Bình Định của chiếc bánh Hồng, mà chiếc bánh này đã được người Bình Định chọn làm chiếc bánh cưới truyền thống không thể thiếu trong các sự kiện cưới hỏi. Sau khi ăn cỗ, người Bình Định sẽ dùng dao cắt bánh thành từng miếng hình thoi, nhâm nhi cùng ly trà nóng.

Tại sao gọi là bánh hồng
Bánh hồng là bánh cưới truyền thống của người Bình Định

Người ta thường đặt mua bánh hồng trước ngày cưới hỏi khoảng 1 đến 2 ngày. Lý do là loại bánh này có thời gian bảo quản khá ngắn, thường là khoảng 5 ngày đổ lại. Bánh để quá lâu không những kém ngon mà bánh còn bị cứng lại và có mùi lên men. Để bảo quản bánh được lâu hơn, người ta sử dụng bột nếp khô rải lên và làm se bề mặt của bánh lại. Nên khi ăn có thể làm lớp bột này vung vãi khắp nơi, có thể làm dính vào những loại quần áo sẫm màu.

Mặc dù có nhược điểm lớn như vậy, tuy nhiên nó vẫn không thể cản trở bánh hồng trở thành loại bánh cưới truyền thống của người Bình Định, Quy Nhơn từ thời xưa cho đến thời nay.

Nếu có dịp ăn đám cưới ở Bình Định hay Quy Nhơn, đừng quên thưởng thức thử món bánh đặc biệt này nhé.

>>> Xem thêm:  9 Cách giữ sức khỏe cho chuyến trăng mật ngọt ngào

9 cách giữ sức khỏe để có chuyến tuần trăng mật ngọt ngào

>>> Xem thêm: 9 Cách tiết kiệm chi phí đãi tiệc cưới đơn giản và hiệu quả

9 cách tiết kiệm chi phí tiệc cưới đơn giản và hiệu quả


Tại sao gọi là bánh hồng
Tại sao gọi là bánh hồng
Tại sao gọi là bánh hồng
Tại sao gọi là bánh hồng

bánh cưới, bánh cưới người bình định, bánh cưới người quy nhơn, bánh cưới người việt, bánh cưới truyền thống, bánh hồng, sính lễ cưới người bình định

Nếu bạn chưa biết thì, bánh hồng cũng là một món đặc sản lâu đời của miền đất võ Bình Định bên cạnh bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa... Món bánh này vốn được coi là biểu trưng cho tin vui, thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi của người dân địa phương.

Tương tự như nhiều loại bánh truyền thống khác, nguyên liệu làm ra bánh hồng đều rất dân dã bao gồm gạo nếp, đường kính và dừa. Tại Bình Định có rất nhiều vùng làm bánh hồng. Nhưng chỉ riêng bánh hồng của thị trấn Tam Quan mới được đánh giá là đặc sắc hơn cả vì làm từ gạo nếp Ngự có tiếng thơm và dẻo.

Tại sao gọi là bánh hồng

Món bánh tráng miệng này thường xuất hiện vào dịp đặc biệt như đám cưới hỏi… Sau khi ăn cỗ, người Bình Định sẽ dùng dao cắt bánh thành từng miếng hình thoi, nhâm nhi cùng ly trà nóng.

Ngoại hình bánh tuy xấu xí, thô kệch nhưng bù lại hương vị rất mộc mạc, dễ ăn

Tuy có tên gọi là bánh hồng nhưng sự thực bánh chỉ toàn một màu trắng từ trong ruột ra đến ngoài vỏ. Thậm chí, thức quà này không hề sở hữu bề ngoài bắt mắt mà lại còn có phần thô kệch.

Tấm bánh to, dày khoảng 2-3 cm lại dẻo nên không hề dễ cắt thành hình thoi đúng điệu. Khi cắt lát, tảng bánh để lộ ra phần ruột màu trắng đục không mấy mịn màng mà lỗ chỗ lỗ khí rỗng.

Tại sao gọi là bánh hồng

Tảng bánh dày dặn khiến việc cắt lát khá vất vả.

Tại sao gọi là bánh hồng

Ruột bánh trắng đục, không mịn mà lỗ chỗ lỗ rỗng.

Tại sao gọi là bánh hồng

Thực sự việc cắt bánh thành hình thoi đúng điệu không hề dễ dàng. Nếu bạn không cầu kì cứ cắt thành miếng vừa ăn là ổn.

Mất điểm ở khoản ngoại hình nhưng bánh hồng cũng ghi điểm lại ở phần hương vị. Khi cắn một miếng, WeBuy nhận thấy món bánh này khá dễ ăn và không hề tệ giống chè lam như tưởng tượng.

Bánh không quá ngọt, lại vừa dẻo vừa dai dai, sần sật của dừa cũng như dậy thơm mùi nếp. Tuy nhiên, khi để ngoài ngoài không khí lâu bánh sẽ dần đanh lại, mất đi độ mềm lúc mới mua.

Nếu là người yêu thích hương vị truyền thống thì không gì sánh bằng thú vui uống trà thưởng bánh hồng thanh tao. Ngược lại, với những ai đang mong chờ một điều gì đặc biệt thì có lẽ thức quà quê này chưa đủ cuốn hút, đặc sắc hay gây thương nhớ.

Tại sao gọi là bánh hồng

Cắn một miếng bánh hồng sẽ cảm nhận được sự dẻo thơm mùi nếp và dừa mà không bị ngọt gắt.

Bột nếp khô phủ bánh ăn lạ miệng nhưng ngay lập tức biến quần áo người ăn thành giẻ lau bảng

Tại sao gọi là bánh hồng

Từng miếng bánh được bao phủ bởi một lớp "tuyết" bột nếp khô dày.

Chế biến từ gạo nếp xay và đường nên khi mới nấu xong bánh hồng vô cùng dính. Bột nếp khô được sử dụng để làm se bề mặt bánh cũng như kéo dài thời gian bảo quản. Lớp bột trắng mịn, dày, bao phủ bên ngoài khiến loại bánh này trở nên khác lạ.

Tuy nhiên lượng bột bao quanh nó nhiều đến nỗi vương vãi trắng xoá khắp nơi khi cắt và ăn bánh. Chỉ cắn một miếng bánh thôi mà bột rơi lả tả xuống áo quần rồi bám dày trên các ngón tay. Có lẽ hội mặc quần áo tối màu hẳn sẽ không mấy mặn mà với món ăn này.

Tại sao gọi là bánh hồng

Ăn bánh hồng mà để lớp bột nếp dính vào quần áo thì có phủi mỏi tay cũng không sạch. Bột nếp dính ra tay rồi vương vãi khắp nơi.

Ngoài ra, một hạn chế khác của món bánh này là chỉ bảo quản và dùng trong khoảng 5 ngày đổ lại. Bánh hồng để quá hạn sẽ bị cứng và có mùi lên men. Vậy nên, dù có trót nghiện món này đến mấy cũng khó có thể mua tích trữ ăn dần.

Hiện tại, muốn thưởng thức món bánh đặc sản này thì bạn chỉ có thể tìm mua nó ở Bình Định mà thôi. Một gói bánh hồng trọng lượng 500 gr có giá khá rẻ, tầm 25 đến 30 nghìn đồng. Nếu có dịp ghé qua đất Bình Định cũng nên mua, ăn thử món bánh hồng này cho biết nhé, biết đâu lại nghiện.

Ưu điểm: Bánh dẻo, thơm mùi nếp và dừa, dễ ăn và không quá ngọt.

Nhược điểm: Hạn sử dụng ngắn (trong vòng 5 ngày), lớp bột áo vung vãi khắp nơi khi ăn và làm bẩn đồ tối màu.

Nơi mua: Chỉ có ở xứ Bình Định.

Note: Dễ ăn mà lại còn rẻ nữa nên có dịp thì mua ăn thử thôi.