Tại sao người nhật tự sát

Trên thế giới, tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29 tuổi chỉ sau tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp.

Hai cô bé còn rất trẻ, một tóc dài, một tóc ngắn, bước vào thang máy tòa nhà chung cư cao tầng trên vai đeo ba lô và tay cầm ván trượt. Trong mấy phút ngắn ngủi đi lên tầng 20, các em còn bình thản trò chuyện và vuốt tóc nhau. Không bao lâu sau, tiếng động mạnh do va đập dội lên, bảo vệ chung cư chạy ra đã thấy hai em nằm trên mặt đất... Đó là những gì mà truyền thông và mạng xã hội những ngày này đưa tin về hai thiếu nữ cùng nhau tìm dấu chấm hết ở tuổi 16 từ độ cao chết người trên tầng thượng chung cư. Đau lòng biết mấy! Nhưng ám ảnh hơn cả là những câu hỏi “vì sao”- Vì sao các em lại tìm đến cái chết? Vì sao điều này không thể ngăn chặn? Vì sao người thân và mọi người xung quanh các em không lường trước được nguy cơ?...

Tại sao người nhật tự sát

Hai cô bé trong thang máy chung cư ,thời điểm trước khi tử vong (Ảnh trích xuất từ camera)

Vị thành niên, người trẻ tìm đến cái chết do tâm lý hay bệnh lý?

TS. BS. Nguyễn Thị Thanh Mai ( Bộ môn Nhi- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết : Theo số liệu của một vài nghiên cứu tại Việt Nam , tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%,  trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Tuy đây chưa phải là nghiên cứu diện rộng mà chỉ trên nhóm nhỏ, điểm nhỏ, nhưng điều đáng nói là phần lớn nguyên nhân dẫn đến tự tử thường do hội chứng trầm cảm. Trẻ em, vị thành niên bị trầm cảm thường gặp trong các trường hợp gia đình có vấn đề như bố mẹ ly hôn, bản thân trẻ gặp khó khăn, thất bại trong tình yêu, quan hệ bạn bè, học tập, bị lạm dụng tình dục... Ngoài ra, các căn bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt, hoang tưởng, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tự sát ở tuổi vị thành niên.

Ngày nay, xã hội hiện đại cũng đem đến những nguy cơ khác như sự tràn lan của các video độc hại trên youtube hướng dẫn treo cổ, cắt tay, tự tử theo những cách thức đặc biệt khiến nhiều trẻ xem và học theo. Trẻ có thể bị dẫn dắt khi vô tình tham gia các nhóm kín trên mạng và bị nhiễm những suy nghĩ lệch lạc về cái chết. Đáng lo ngại hơn nữa là thực trạng sử dụng nghiện chất ở trẻ vị thành niên, thanh niên. Ma túy có thể dẫn tới ảo giác, hoang tưởng và dẫn tới những hành vi tự hủy hoại.

Tại sao người nhật tự sát

TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Mai

Làm sao để nhận biết một người muốn tự sát?

Trong thực tế khám chữa bệnh, TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Mai rất thường gặp cảnh, con bị trầm cảm nhưng phụ huynh lại thấy là “bình thường”, thậm chí đứa trẻ có ý định tự sát, từng rạch tay rất nhiều nhát mà bố mẹ chỉ coi là biểu hiện của sự thiếu nhận thức, học đòi theo bạn bè. Đó chính là sai lầm đáng tiếc của các bậc phụ huynh, người lớn.

Trầm cảm là một hội chứng gồm các triệu chứng, dấu hiệu về rối loạn cảm xúc, tâm thần, hành vi. Đó có thể là : Cảm thấy buồn rầu, hay trống rỗng; Mệt mỏi; Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích; Bi quan về tương lai, cảm thấy vô vọng; Giảm tự tin, đánh giá thấp về bản thân; Không thể tập trung, hoặc suy giảm trí nhớ; Không thể ngủ, hoặc ngược lại ngủ quá nhiều; Ăn quá nhiều hoặc không muốn ăn; Muốn chết, có ý nghĩ tự sát, cố gắng tự sát; Có thể kèm theo các triệu chứng cơ thể... Đối với trẻ vị thành niên, đôi khi triệu chứng ẩn sau các dấu hiệu như cáu kỉnh, giận dữ, không hợp tác khiến trẻ bị hiểu lầm là “sự nổi loạn của lứa tuổi ẩm ương”. TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Mai khuyên cha mẹ nên nghĩ tới trầm cảm khi thấy con mình có biểu hiện giảm chú ý, học tập sa sút, ít hoạt động, thu mình, hay có hành vi chống đối. Buồn bã, chán nản là cảm xúc thông thường của con người. Nhưng nếu thấy trẻ buồn bã kéo dài trên 2 tuần và điều này ảnh hưởng rõ ràng tới các chức năng của cơ thể, ảnh hưởng tới hoạt động, làm việc, học tập của trẻ thì đó là bệnh lý trầm cảm. Đôi khi trẻ bị trầm cảm phàn nàn về tình trạng đau đầu, đau bụng hoặc đau các vị trí khác trên cơ thể. Hoặc trẻ tự làm đau bản thân, có ý tưởng, hành vi tự sát.

Tuy nhiên, BS. Mai cũng nhấn mạnh rằng, rất ít trẻ nói ra ý định tự sát của mình cho bố mẹ biết. Có trường hợp trẻ nói ra, viết ra lại vấp phải sự thờ ơ của người lớn vì suy nghĩ “ nó không dám làm đâu” hoặc “ chỉ nói vớ vẩn thôi”. Cần phải nghi ngờ trẻ có ý định tự tử nếu trẻ có các biểu hiện sau: Trẻ luôn than thở buồn chán, nghĩ mình đầy tội lỗi xấu xa, cảm thấy bất tài vô dụng; Trẻ cất giấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự sát như: tích trữ thuốc ngủ,thuốc trừ sâu, chuẩn bị dây, dao lam ...; Trẻ bỗng nhiên có những hành vi bất thường: dặn dò bạn bè, mặc quần áo đẹp, tự nhiên trò chuyện tình cảm với mọi người sau thời gian dài không giao tiếp với xung quanh.

Có thể ngăn ngừa được hành vi tự sát?

Tại sao người nhật tự sát

Nếu được nhận biết, hỗ trợ và can thiệp kịp thời, những cái chết do tự sát ở người trẻ sẽ không còn là nỗi ám ảnh

Tự sát phần nhiều có liên quan đến trầm cảm. Theo TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Mai, điều đáng mừng đây là căn bệnh có thể điều trị hiệu quả trong thời gian không lâu nếu được phát hiện sớm.Ở đây vai trò của người lớn bên cạnh trẻ rất quan trọng. Cha mẹ nên quan tâm tới con cái và cùng con chia sẻ với các vấn đề trong cuộc sống. Trẻ được chia sẻ và hướng dẫn tháo gỡ các vấn đề gặp phải sẽ không có tâm lý bi quan hay cực đoan. Ngoài ra, nếu kết nối giữa cha mẹ với con cái không  được hoàn hảo mà điều này là thực tế thường gặp thì xã hội cần mở ra những cánh cửa khác cho trẻ có thể trao đổi về những vấn đề của mình. Theo đánh giá của chuyên gia, ở Việt Nam vẫn còn thiếu các cơ sở tư vấn tâm lý trẻ vị thành niên sẵn có, tại các trường học hoặc bố trí ở từng khu vực, cộng đồng dân cư. Các hình thức tư vấn trực tuyến với mục đích ngăn ngừa tự sát cho trẻ vị thành niên, người trẻ cũng còn thiếu. Nhiều bậc cha mẹ chưa có nhận thức đúng về trầm cảm và tự sát để có thể có ứng xử thích hợp. TS.BS. Nguyễn Thị Thanh Mai khuyên phụ huynh nên đưa con đi khám chuyên khoa tâm thần ngay khi nghi ngờ con cái có vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm. Bởi trẻ có thể khó khăn khi chia sẻ với bố mẹ nhưng với các chuyên gia lại dễ dàng hơn nhiều. Đừng để, những cái chết do tự sát ở trẻ vị thành niên tiếp tục xảy ra trong sự bất ngờ đầy đau đớn của người lớn!

Lê Minh Thúy

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Tỷ lệ tự tử của Nhật Bản đã giảm trong những năm gần đây nhưng số vụ tự tử ở lứa tuổi vị thành niên đang có xu hướng ngược lại. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, con số này đã tăng lên hằng năm kể từ năm 2016, và tăng đột biến vào năm 2020 với 499 vụ.

Con số này tăng hơn 25% so với năm trước đó. Mặc dù bộ cho biết các lý do chính ít nhiều vẫn giống như mọi khi, đó là kết quả học tập kém, không chắc chắn về nghề nghiệp, và các vấn đề gia đình, nhưng một số chuyên gia cho rằng đại dịch là yếu tố đáng kể góp phần dẫn tới tình trạng này.

Tại sao người nhật tự sát

Yếu tố đại dịch

Tiến sĩ Tanaka Kyoko thuộc Trung tâm Quốc gia về Sức khoẻ và Phát triển Trẻ em cho biết: “Lý do tự tử rất phức tạp, liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm cả sinh học, tâm lý và môi trường. Đại dịch đã làm gia tăng sự lo lắng và căng thẳng ở trẻ em. Đại dịch có thể đã đẩy những đứa trẻ vốn ngấp nghé bờ vực tìm đến cái chết".

Trung tâm đã thực hiện một loạt khảo sát trực tuyến để đánh giá tác động về thể chất và tinh thần của đại dịch đối với thanh thiếu niên ở Nhật Bản.

Một cuộc khảo sát đối với 715 em được thực hiện vào tháng 11 và tháng 12 năm ngoái cho thấy các triệu chứng trầm cảm từ mức vừa đến mức nặng xuất hiện ở 15% học sinh từ lớp 4 đến lớp 6 của bậc tiểu học, 24% học sinh trung học cơ sở và 30% học sinh trung học phổ thông.

Nghiên cứu cũng cho thấy 24% em đã từng có ý định tự tử, trong khi 1/6 số em cho biết đã tự gây tổn hại cho bản thân, như tự đánh đấm mình hoặc tự dứt tóc mình.

Môi trường học đường

Việc đóng cửa trường học trong những tháng đầu của đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến trẻ em, tạo cảm giác bị cô lập xã hội. Các chuyên gia nói rằng việc ở nhà nhiều hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thanh thiếu niên.

Tổ chức phi lợi nhuận 3Keys có trụ sở ở Tokyo điều hành trang web Mex dành cho những thanh thiếu niên cảm thấy không thể nói chuyện với gia đình hoặc bạn bè, ngay cả khi các em phải đối mặt với các vấn đề như ngược đãi, bắt nạt hoặc có ý định tự tử.

Trang web này kết nối trẻ với sự trợ giúp phù hợp cho những vấn đề trẻ đang gặp phải, đồng thời cung cấp một không gian để những em đang có lo lắng có thể đăng tải suy nghĩ của mình mà không cần can thiệp thêm.

Tại sao người nhật tự sát
Trang web Mex giúp đỡ thanh thiếu niên gặp vấn đề nghiêm trọng. Có 1,7 triệu lượt truy cập trong năm tài chính vừa qua.

Moriyama Takae, một người sáng lập nhóm, cho biết rằng vào khoảng tháng 4 và tháng 5 năm ngoái, khi các trường học đóng cửa, có nhiều bài đăng nói về rắc rối gia đình, bao gồm cả ngược đãi. Cô nói: “Có một số trẻ em phải chịu đựng cả về thể chất và tinh thần trong những ngôi nhà không phải là nơi an toàn cho chính các em".

Ví dụ một số bài đăng:

"Tôi không có chỗ trong nhà. Tôi chẳng có người bạn nào để có thể dựa vào. Tôi đã lang thang trong 3 tiếng đồng hồ đêm qua. Tôi không biết phải làm gì."

"Tôi mệt mỏi. Tôi cần nghỉ ngơi. Giúp tôi với. Tôi muốn chết. Tôi không có nơi nào để ở hay để đi khỏi đây."

"Gia đình tôi không hòa thuận và tôi thấy nghẹt thở. Tôi chỉ là một đứa trẻ, tôi không thể làm bất cứ điều gì và tôi phải chịu đựng. Nhưng việc này thật khó".

Cô Moriyama nói rằng từ lâu cô đã lo lắng về áp lực mà thanh thiếu niên phải đối mặt khi thường xuyên bị đánh giá, cả ở nhà và trường học. Cô nói: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi cần tạo ra một nơi mà các em không cần phải chứng minh bất cứ điều gì".

Tháng 5, tổ chức của cô đã làm được điều đó. Cơ sở ở quận Shinjuku của Tokyo cung cấp nơi tắm giặt có vòi hoa sen và máy giặt miễn phí, nơi để chợp mắt, và quan trọng nhất là một nơi an toàn.

Tại sao người nhật tự sát
Vào tháng 5, 3Keys khai trương cơ sở rộng mở, mang đến môi trường an toàn cho thanh thiếu niên không cảm thấy thoải mái khi ở nhà.

Đánh giá nguy cơ

Phát hiện sớm là một chiến lược quan trọng trong việc ngăn chặn thanh thiếu niên tự tử. Vì học sinh dành thời gian đáng kể ở trường nên giáo viên có vẻ là người dễ nhận ra tâm trạng của các em, nhưng giáo viên không dễ dàng hỏi thẳng các em về ý định tự tử.

Để góp phần thay đổi động lực đó, một nhóm chuyên gia đã phát triển một công cụ sàng lọc tự tử dựa trên máy tính bảng có tên RAMPS, tạm dịch "Đánh giá Nguy cơ Trạng thái Tinh thần & Thể chất".

Cô Kitagawa Yuko thuộc Trung tâm Nghiên cứu Dịch vụ Tư vấn và Hỗ trợ thuộc Đại học Tokyo cho biết: “Thiết bị này sẽ giúp giáo viên hoặc y tá trường học xác định các yếu tố nguy cơ ở học sinh, bao gồm cả những học sinh không có dấu hiệu báo trước rõ ràng".

RAMPS có 11 câu hỏi về sức khỏe tâm thần phù hợp với giới trẻ, và mất khoảng 3 phút để kiểm tra.

Tại sao người nhật tự sát
Sàng lọc xác định những cá nhân cần đánh giá thêm.

Dựa trên câu trả lời, RAMPS đề xuất các câu hỏi tiếp theo hoặc khuyến nghị tìm trợ giúp chuyên môn.

Gần 70 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên khắp Nhật Bản hiện đang sử dụng hệ thống này, chủ yếu là tại các phòng y tế trường và khi kiểm tra sức khỏe hằng năm.

Cô Kitagawa nói rằng đặt câu hỏi về sức khỏe của trẻ em, bao gồm cả về ý định tự tử, là một chiến lược quan trọng. Cô lấy ví dụ về một nam sinh trung học cơ sở trông rất vui vẻ. Nhưng kiểm tra qua RAMPS cho thấy rằng cậu thực sự đang có ý định và đang lên kế hoạch tự tử.

Cô nói: "Tôi đã hỏi cậu ấy tại sao lại quyết định cởi mở với một người lạ như tôi về những vấn đề cá nhân như vậy. Cậu ấy trả lời là chưa bao giờ nói về điều này vì chưa bao giờ được hỏi".

Cô Kitagawa cho biết một số người vẫn tin rằng việc hỏi trẻ em về tình trạng sức khỏe của chúng sẽ làm tăng tỷ lệ tự tử, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy là điều này không đúng.

Cô nói: “Ở Nhật Bản, việc nói về vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn chưa phổ biến. Chúng tôi đang gửi một thông điệp tới các học sinh rằng hoàn toàn có thể nói về các vấn đề sức khỏe tâm thần bằng cách sử dụng thiết bị này, và tìm ra cách để cứu những sinh mạng non trẻ."

Nguyên tắc 'TALK'

Nếu bạn nghi một đứa trẻ có thể đang muốn tự tử hoặc đang phải gồng mình đương đầu với khó khăn, Tiến sĩ Tanaka thuộc Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển Trẻ em cho biết điều quan trọng là tránh vội vàng. Cô khuyên nên tuân theo 4 nguyên tắc chính:

T - Nói với trẻ rằng bạn quan tâm và lo lắng đến sức khoẻ của trẻ.

A - Hỏi trực tiếp xem trẻ có đang nghĩ đến việc tự tử không.

L - Lắng nghe và nhận ra tâm trạng của trẻ.

K - Giữ an toàn cho trẻ và tìm kiếm trợ giúp chuyên môn.

* Mex cung cấp thông tin về đường dây nóng hỗ trợ (e-mail, điện thoại, ứng dụng LINE, v.v.) cho trẻ em đang tìm kiếm sự giúp đỡ. https://me-x.jp

(Bấm vào đường link sẽ đến một trang web bên ngoài.)


Page 2