Tại sao phải quản lý nhà nước về y tế

Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về y tế

Cập nhật lúc09:06, Thứ Hai, 24/08/2015 (GMT+7)

Những năm qua, cùng với việc nỗ lực đổi mới trong việc hoạch định những dự thảo quy hoạch phát triển ngành; quy hoạch mạng lưới các cơ sở y tế; các đề án, chương trình phát triển y tế, cải cách hành chính và phân cấp quản lý, xã hội hoá trong lĩnh vực y tế ở địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt, Sở Y tế luôn chú trọng công tác xây dựng và nâng cao quản lý Nhà nước về y tế bằng pháp luật; chú ý việc hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các luật, nghị định, thông tư, trong đó có nhiều luật quan trọng như: Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Dược, Pháp lệnh ATVSTP, Luật BHYT... Đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra y tế; thực hiện xây dựng chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về y tế sau khi được UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành.

Trong lĩnh vực y tế dự phòng, công tác phòng, chống dịch bệnh được ngành Y tế tỉnh triển khai ngay từ đầu năm và có hiệu quả trên các hoạt động phòng, chống dịch, đặc biệt là phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch sốt xuất huyết, dịch viêm não Nhật Bản, cúm A H7N9, sởi, bệnh tay - chân - miệng và các bệnh có vắc-xin phòng ngừa; khống chế không để dịch lớn xảy ra và tử vong do dịch. Qua công tác giám sát trong 6 tháng đầu năm, đã phát hiện 26 ca bệnh tay - chân - miệng tại 7 huyện; 2 ca viêm não vi-rút; 9 ca mắc ho gà tại 7 huyện; 5 ca sốt phát ban dạng sởi tại 3 huyện. Hiện tại tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát, chưa có diễn biến bất thường. Ngành đã tổ chức tiêm vét vắc-xin phòng sởi - rubella đợt III cho trẻ từ 10-14 tuổi; kết quả tiêm đợt III đạt 99,09%, ghi nhận 170 trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, không có tai biến xảy ra. Trong tháng 6-2015 ngành Y tế tỉnh đã chủ động triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gây hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi-rút corona (MERS-CoV). Trong đó đã kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh của ngành Y tế; phân công nhiệm vụ các thành viên xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hành động của ngành Y tế trong phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV; tổ chức tập huấn hướng dẫn công tác giám sát, phòng, chống và điều trị dịch bệnh MERS-CoV cho cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường công tác giám sát phát hiện ca bệnh đầu tiên để có kế hoạch chống dịch và điều trị cách ly… Công tác vệ sinh môi trường từng bước được cải thiện, ước tính tỷ lệ người sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86,3%, tỷ lệ hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh ước đạt 72,4%, trong đó vùng nông thôn đạt tỷ lệ 70,5%.

Tại sao phải quản lý nhà nước về y tế
Xét nghiệm sinh hóa phục vụ công tác khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh tại Trung tâm Y tế huyện Hải Hậu.

Trong việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình mục tiêu quốc gia ATVSTP… đều được thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Trong chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, các dự án phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng như: phòng, chống sốt xuất huyết; phòng, chống lao; phòng, chống sốt rét; phòng, chống phong; phòng, chống ung thư; phòng, chống đái tháo đường; phòng, chống tăng huyết áp; phòng bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính; tiêm chủng mở rộng… đều triển khai chủ động, đồng bộ các hoạt động, giảm tử vong. Công tác tiêm chủng mở rộng được duy trì với tỷ lệ trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin đạt trên 90% so với kế hoạch 6 tháng đầu năm, đạt 47,5% kế hoạch cả năm 2015. Số trẻ em mắc bệnh truyền nhiễm thuộc diện có vắc-xin phòng ngừa giảm rõ rệt. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS được thực hiện hiệu quả. Đặc biệt, trong chương trình mục tiêu quốc gia ATVSTP, ngành Y tế tỉnh đã tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSTP; kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm pháp luật về ATVSTP đối với các tổ chức và cá nhân kinh doanh, dịch vụ thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Tổ chức xác nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm; cấp, đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tiếp nhận và thẩm định nội dung chuyên môn đăng ký quảng cáo các sản phẩm thực phẩm theo phân cấp và theo quy định của pháp luật. Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn VSATTP đạt 80%, tỷ lệ người sản xuất thực phẩm thực hành đúng VSATTP đạt 66%. 

Trong công tác khám, chữa bệnh (KCB), ngành Y tế tỉnh tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 22-12-2011 của Ban TVTU về nâng cao chất lượng công tác KCB cho nhân dân. Các bệnh viện triển khai công tác KCB theo nhiệm vụ, thực hiện nghiêm quy chế chuyên môn, quy tắc ứng xử, tăng cường giáo dục y đức cho cán bộ, nhân viên. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 09 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ KCB thông qua đường dây nóng. Đảm bảo công tác KCB cho nhân dân trước, trong và sau các đợt nghỉ lễ dài ngày; bố trí các kíp trực 24/24 giờ, thu dung điều trị bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ, tết kịp thời. Công tác chỉ đạo tuyến, nghiên cứu khoa học, thực hiện xã hội hoá tại các bệnh viện phát triển tốt. Kết hợp y học hiện đại, y học cổ truyền trong KCB để bảo đảm tỷ lệ KCB bằng YHCT/tổng số KCB chung đạt 12-15% đối với tuyến tỉnh, huyện; trên 20% đối với tuyến xã. Ngoài ra, đối với các hoạt động chuyên ngành khác, ngành Y tế tiếp tục hướng dẫn các đơn vị thực hiện kế hoạch xây dựng xã, phường đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã. Thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và hoạt động y tế cơ sở. Triển khai kế hoạch thanh tra trên các lĩnh vực mục tiêu hoạt động của ngành, hoàn thành chương trình công tác thanh tra đã được phê duyệt và các cuộc thanh tra đột xuất nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của các đơn vị trong ngành đúng luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chỉ đạo, lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp y tế của ngành trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ y học tiên tiến, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành, khám, chẩn đoán, điều trị tại một số bệnh viện, khối y tế dự phòng, chuyên khoa còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc, chất lượng các dịch vụ y tế. Công tác tuyển dụng, đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực chưa đáp ứng cơ cấu chủng loại và nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, nhất là tuyển dụng bác sĩ bổ sung cho các tuyến còn khó khăn. Mô hình y tế cơ sở hiện nay tuy đã thực hiện tốt nhiệm vụ y tế dự phòng, KCB và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhưng trong công tác phòng, chống dịch bệnh, xây dựng và duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế thì một số đơn vị tuyến huyện sự phối kết hợp giữa các đơn vị chưa thực sự cao. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên còn cao, tỷ số giới tính khi sinh còn ở nhóm cao trong cả nước. Tỷ lệ bao phủ BHYT chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người dân vẫn còn hạn chế, một bộ phận dân cư chưa thay đổi những hành vi, phong tục, tập quán có hại cho sức khoẻ. Để khắc phục tồn tại, thời gian tới, ngành Y tế tỉnh tập trung các giải pháp khắc phục nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế, trọng tâm là công tác y tế dự phòng và phòng, chống dịch. Tập trung lãnh đạo thực hiện đạt và vượt nhiệm vụ, chỉ tiêu chuyên môn của 4 Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng. Quán triệt và thực hiện các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, cụ thể hoá thành các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động phù hợp với xu hướng phát triển của ngành, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, quản lý kinh tế y tế trên cơ sở thực hiện tốt quy chế dân chủ, các quy chế chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức đào tạo và đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý y tế cho đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các đơn vị, chú trọng y tế cơ sở. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động trên các lĩnh vực y tế như việc thực hiện các quy chế chuyên môn, các chế độ chính sách, công tác dược, các Chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý hành nghề y dược tư nhân…; những chủ trương, chính sách lớn trong quá trình triển khai thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá từng giai đoạn để rút ra các bài học kinh nghiệm thực tiễn điều chỉnh, bổ sung công tác quản lý và điều hành./.

Bài và ảnh: Minh Thuận

Hệ thống là khái niệm được sử dụng để chỉ những chỉnh thể tức là những sự vật và hiện tượng có cấu trúc thống nhất, hoàn chỉnh được sắp xếp theo những nguyên tắc, những mối liên hệ nhất định, đồng thời cũng chịu chi phối của một số quy luật chung. Hệ thống là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và là cơ sở cho hoạt động hệ thống hoá các hiện tượng sự vật của thiên nhiên và xã hội.

Hệ thống y tế

Hệ thống y tế (health system) có thể được mô tả như sau (Hình 1.1):

Là một hệ các niềm tin về khía cạnh văn hoá về sức khoẻ và bệnh tật hình thành nên cơ sở của các hành vi nâng cao sức khoẻ tìm kiếm dịch vụ y tế.

Là những sắp xếp về thể chế mà trong đó diễn ra các hành vi nói trên.

Là bối cảnh tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội của các niềm tin và thể chế vừa nêu.

Nói tóm lại hệ thống y tế bao gồm những gì con người tin và hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật và những gì người ta làm để duy trì sức khoẻ và chữa trị bệnh tật. Niềm tin và hành động thường liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ trong một xã hội con người quan niệm rằng hồn ma của những người xấu đã chết trong dòng họ là nguyên nhân gây ra bệnh tật, lập tức sẽ xuất hiện những ông thầy cúng, thầy mo và những nghi lễ tôn giáo nhằm chống lại những linh hồn đó. Trái lại, nếu người dân tin rằng vi trùng là những mầm mống bệnh tật, họ sẽ tìm cách chữa trị theo y sinh học hiện đại.

Khi chăm sóc sức khoẻ theo quan điểm y sinh học hiện đại còn là mới, người dân có thể chấp nhận dịch vụ nhưng lòng tin và kiến thức hỗ trợ cho những hành vi này chưa được phát triển đầy đủ. Nhân viên y tế do đó phải biết và lưu ý về những cách lý giải bệnh tật sẵn có trong dân gian để rồi đưa ra những cách giải thích “y sinh học” hiện tại mà vẫn thích ứng được với những quan niệm dân gian vốn đã bắt rễ vào lòng người dân.

Những sắp xếp về thể chế mà theo đó các hành vi sức khoẻ diễn ra có phạm vi rất rộng và không chỉ là việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua hệ thống y tế Nhà nước. Chúng bao gồm tất cả các cá nhân, các nhóm và các cơ quan trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động y tế. Những thành phần này không thể không hoàn toàn giống nhau ở tất cả các quốc gia song nhìn chung thường bao gồm:

Cá nhân, gia đình và cộng đồng

Cá nhân, gia đình và cộng đồng chịu trách nhiệm cực kỳ to lớn trong việc nâng cao sức khỏe cũng như chăm sóc chữa trị bệnh cho mọi thành viên trong cộng đồng. Trong bất kỳ xã hội nào, có khoảng 70-90% các hoạt động điều trị xảy ra trong hệ thống này. Hiện đã có các nghiên cứu tiến hành tại phương Tây cũng như phương Đông khẳng định điều này.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Bao gồm cả dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thuộc khu vực Nhà nước cũng như tư nhân.

Dịch vụ y tế Nhà nước bao gồm:

Nhân viên y tế thôn bản, các đội y tế lưu động, trạm y tế xã và các phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc (ví dụ: y sỹ, nữ hộ sinh, đội vệ sinh phòng dịch...).

Phòng y tế địa phương, Trung tâm y tế dự phòng địa phương, bệnh viện địa phương, bệnh viện thành phố và khu vực, bệnh viện đa khoa lớn cùng với các dịch vụ hỗ trợ như phòng thí nghiệm, khoa X.quang, khoa dược v.v...

Các cơ quan chịu trách nhiệm về nhân lực và cán bộ quản lý y tế, tài chính y tế và vật tư, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.

Số lượng, chủng loại phân bổ và chất lượng dịch vụ của các đơn vị kể trên ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thể chất của con người.

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe thuộc khu vực tư nhân bao gồm:

Y học dân gian cổ truyền (truyền thống) với những bà mụ vườn, thầy lang, thầy cúng, thầy mo, người bán thảo dược, các nhà tiên tri, thầy bói. Những người này thường xác định rằng bệnh tật chịu ảnh hưởng của các lực lượng tự nhiên, siêu nhiên và rồi tìm các cách tương ứng để chữa trị.

Hệ thống chữa bệnh chuyên nghiệp cổ truyền phương Đông hết sức đa dạng. 

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo y học hiện đại được sự cấp phép của Nhà nước hoặc các dịch vụ làm “chui” không hợp pháp.

Dịch vụ bán thuốc.

Các dịch vụ y tế theo y học hiện đại của các tổ chức phi chính phủ (các tổ chức nhà thờ, Hội chữ thập đỏ quốc tế,... ).

Tầm quan trọng của các khu vực này còn tuỳ thuộc vào từng xã hội cụ thể.

Các ban ngành liên quan tới sức khỏe

Ví dụ như:

Nông nghiệp và phân phối lương thực.

Giáo dục (chính thống và không chính thống).

Các cơ quan cấp thoát nước và vệ sinh.

Giao thông vận tải và thông tin truyền thông.

Tất cả những lĩnh vực kể trên đều tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các hoạt động trong hệ thống y tế.

Ngoài ra còn có thể có các ban lãnh đạo hay hội đồng nhân dân, ban điều hành ở các cấp làng xã, địa phương, tỉnh có thể tăng cường sự cộng tác giữa các ban ngành đoàn thể khác nhau nhằm thúc đẩy mọi hoạt động nâng cao sức khỏe.

Khu vực y tế tư nhân                                                 Khu vực y tế Nhà nước

Tại sao phải quản lý nhà nước về y tế

Khu vực quốc tế

Bao gồm các tổ chức tài trợ đa phương và song phương như UNICEF, WHO,… không những chỉ hỗ trợ cho y tế mà cho cả những hoạt động phát triển khác.

Mỗi người dân và người thân của mình tạo nên lực lượng phối hợp quan trọng của hệ thống y tế. Họ tự chọn và phối hợp các hoạt động mà họ tin rằng sẽ giúp tăng cường sức khoẻ của mình. Họ có thể quyết định sử dụng loại hình này mà không sử dụng loại hình khác. Không nhất thiết lúc nào người dân cũng phải chọn những dịch vụ y tế Nhà nước. Tại nhiều nước, người ta đã có rất nhiều nỗ lực nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các dịch vụ công cộng khác nhau và giữa các dịch vụ Nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ và các hệ thống khám chữa bệnh khác nhằm nâng cao sức khỏe người dân.

Các thành phần của hệ thống y tế hoạt động ra sao phụ thuộc phần lớn vào các nhân tố kinh tế xã hội, chính trị, văn hoá, tự nhiên, dịch tễ học và những nhân tố ngoại cảnh khác. Ví dụ: khủng hoảng hoặc bùng nổ kinh tế sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của các cá thể cũng như ngân sách quốc gia dành cho y tế.

Tại sao phải quản lý nhà nước về y tế

Hình 1.2. Những lĩnh vực quan tâm chính trong hệ thống y tế  (theo Purola,1986)

Tại sao phải quản lý nhà nước về y tế

Hình 1.3. Các kiến thức đa ngành cần thiết trong nghiên cứu hệ thống y tế

Nguyên tắc cơ bản trong tổ chức mạng lưới y tế Việt Nam

Phục vụ nhân dân tốt nhất và hiệu quả cao

Các cơ sở y tế gần dân, rộng khắp ở mọi khu vực: Thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo... Thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịnh vụ chăm sóc sức khỏe (công, tư, bán công, lưu động, tại nhà… ). Với đặc điểm này các cơ sở y tế Việt Nam có khả năng đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân, cụ thể là đảm bảo phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân kịp thời, hiệu quả và công bằng, thực hiện các nội dung và nguyên lý của chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Xây dựng theo hướng dự phòng chủ động và tích cực

Mạng lưới y tế Việt Nam xây dựng theo hướng dự phòng chủ động và tích cực được thể hiện trong các nội dung hoạt động sau:

Mạng lưới y tế làm tham mưu tốt công tác vệ sinh môi trường: Vệ sinh ăn, ở, sinh hoạt, lao động... Tích cực tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp dự phòng. Việc kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế

với các ngành khác, với các tổ chức xã hội nhằm thực hiện dự phòng theo hướng xã hội hoá.

Thực hiện kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường như vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ở các cơ quan, xí nghiệp... Việc tham gia đánh giá tác động môi trường ở các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất v.v...

Tổ chức công tác phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, bệnh lưu hành ở địa phương. Từ Trung ương tới địa phương có tổ chức màng lưới y tế dự phòng ngày càng phát triển.

Đảm bảo phát hiện sớm bệnh tật, xử lý kịp thời nhanh chóng, theo dõi lâu dài tình hình sức khỏe và bệnh tật của nhân dân. Điều trị tích cực, giảm tỷ lệ tai biến, tỷ lệ tử vong.

Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh ngoại trú (tại các cơ sở y tế lưu động và  tại nhà) các bệnh thông thường, không phức tạp để giảm bớt khó khăn cho người bệnh.

Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp với tình hình kinh tế địa phương

Quy mô cơ sở y tế hợp lý (số giường bệnh, kinh phí, cơ sở vật chất...). Địa điểm của các cơ sở thuận lợi cho nhân dân trong quá trình sử dụng: Thuận tiện giao thông, trung tâm của các điểm dân cư, đảm bảo bán kính ngắn cho nhân dân đi lại được dễ dàng. Cán Bộ Y tế phù hợp về số lượng và chất lượng (loại cán bộ, trình độ chuyên môn). Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm từ khi bắt đầu xây dựng cũng như suốt trong quá trình sử dụng. Động viên cộng đồng tham gia xây dựng màng lưới về mọi mặt. Phát triển cân đối giữa các khu vực phổ cập và chuyên sâu, phòng bệnh và chữa bệnh, y và dược, chuyên môn và hành chính, hậu cần.

Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng quản lý

Đủ trang thiết bị y tế thông thường và hiện đại để thực hiện những kỹ thuật điều trị theo tuyến quy định, có tính đến khả năng sử dụng trang thiết bị của nhân viên y tế tại cơ sở y tế. Diện tích sử dụng phù hợp, có thể đáp ứng được các yêu cầu hiện tại và các yêu cầu mới về quy hoạch và phát triển kinh tế trong tương lai.

Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ

Chất lượng phục vụ bao gồm chất lượng về chuyên môn kỹ thuật, chất lượng quản lý ngành y tế và đạo đức phục vụ. Chất lượng phục vụ được đánh giá thông qua đo lường 3 yếu tố: yếu tố mang tính cấu trúc (yếu tố đầu vào), quá trình thực hiện và kết quả đạt được (đầu ra ). Yếu tố cấu trúc được đo lường thông qua tính sẵn có của nguồn lực; yếu tố quá trình được đo lường thông qua các chức năng của nhân viên y tế thể hiện trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân; còn yếu tố đầu ra là kết quả cuối cùng của một quá trình thực hiện đúng các hoạt động chăm sóc sức khỏe và tính sẵn có kịp thời của đầu vào.  

Chất lượng phục vụ còn được hiểu là hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân phải có hiệu quả trên cả 3 mặt y học, xã hội và kinh tế. 

Để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cần:

Phát huy mọi tiềm lực về cơ sở, trang thiết bị, nhân lực trong các cơ sở y tế Nhà nước, liên doanh và tư nhân để ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân: lồng ghép các hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh, khám chữa bệnh và đào tạo, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nước và trên thế giới.

Tăng cường hợp tác trong khu vực và quốc tế, kêu gọi đầu tư để phát triển khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

Đổi mới và hiện đại hóa công tác quản lý, trang thiết bị y tế; tăng cường đào tạo, thực hiện đào tạo liên tục để nâng cao chất lượng phục vụ.

Mô hình chung của tổ chức mạng lưới y tế ở Việt Nam

Mạng lưới y tế được tổ chức theo tổ chức hành chính Nhà nước

Y tế tuyến Trung ương.

Y tế địa phương bao gồm:

Y tế tuyến Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

Y tế tuyến cơ sở: Phòng y tế huyện, quận, thị xã; Trạm y tế xã, phường, cơ quan, trường học...

Mạng lưới y tế tổ chức theo theo thành phần kinh tế

Cơ sở y tế Nhà nước.

Cơ sở y tế Tư nhân.

Mạng lưới y tế tổ chức theo theo các lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng

Lĩnh vực này bao gồm các cơ sở KCB, điều dưỡng, phục hồi chức năng từ Trung ương đến địa phương, kể cả các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các ngành khác. Theo Niên giám thống kê y tế 2003 của Bộ Y tế, cả nước có 13 102 cơ sở KCB, điều dưỡng, phục hồi chức năng với 184 440 giường bệnh (chưa kể các cơ sở của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ sở điều dưỡng thương binh nặng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý). Tỷ lệ giường bệnh chung của Việt Nam là 22,80/10 000 dân.

Lĩnh vực y tế dự phòng, y tế công cộng

Tại tuyến Trung ương, lĩnh vực này gồm có các viện Trung ương, viện khu vực, phân viện và trung tâm. Tại địa phương, ở tất cả các tỉnh/thành phố đều có Trung tâm Y tế dự phòng. Một số tỉnh còn có Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm phòng chống sốt rét, Trung tâm phòng chống AIDS. Ngoài ra còn có các Trung tâm y tế các ngành: công nghiệp, giao thông, xây dựng, nông nghiệp và bưu điện.

Lĩnh vực đào tạo nhân lực y tế

Hệ thống đào tạo nhân lực y tế cả nước gồm có hệ thống các Trường Đại học Y-Dược (15 Trường Đại học Y, Dược, Y tế Công cộng, Điều dưỡng); hệ thống các Trường Cao đẳng Y tế (04 trường) và hệ thống các Trường Trung học và dạy nghề ( 58 Trường Trung học Y tế, 01 Trường Kỹ thuật thiết bị Y tế, 04 Trung tâm đào tạo cán Bộ Y tế, 04 Lớp trung học Y tế)  

Lĩnh vực giám định, kiểm định, kiểm nghiệm

Về giám định: Có 2 Viện nghiên cứu là Viện giám định Y khoa Trung ương và Viện Y pháp Trung ương. Viện giám định Y khoa Trung ương và các Hội đồng giám định Y khoa (Trung ương và Tỉnh) trực tiếp làm nhiệm vụ giám định sức khoẻ, bệnh tật cho nhân dân. Viện Y pháp Trung ương là một viện nghiên cứu về y pháp trong Ngành Y tế, giám định mức độ tổn thương, mức độ tổn hại sức khỏe, giám định tử thi, hài cốt, giám định nguyên nhân gây chết. Tại các tỉnh đều có hệ thống mạng lưới về giám định Y khoa, giám định Y pháp và giám định Tâm thần.

Về kiểm nghiệm, kiểm định: Có một Viện kiểm nghiệm, một phân viện kiểm nghiệm, một Trung tâm kiểm định quốc gia sinh phẩm y học và Trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lĩnh vực dược - thiết bị y tế

Ngành y tế hiện có 5 đơn vị bao gồm 2 Viện (Viện kiểm nghiệm, Viện trang thiết bị và công trình Y tế), 2 Tổng công ty (Tổng công ty dược, Tổng công ty dược thiết bị y tế) và Hội đồng dược điển Việt Nam. Hệ thống này còn có 14 doanh nghiệp dược Trung ương, 132 công ty, xí nghiệp dược địa phương, các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các dự án đầu tư liên doanh sản xuất dược (đã được cấp giấy phép).

Lĩnh vực giáo dục, truyền thông và chính sách y tế

Lĩnh vực này có 2 viện (Viện Thông tin - Thư viện Y học Trung ương và Viện Chiến lược - Chính sách Y tế), một trung tâm (Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, tại các tỉnh/ thành phố cũng có Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe), một tờ báo (Báo sức khỏe và đời sống) và một số tạp chí (Tạp chí y học thực hành, dược học, tạp chí vệ sinh phòng dịch, tạp chí thông tin y học, tạp chí nghiên cứu y học,  AIDS ...).

Mạng lưới y tế tổ chức theo theo 2 khu vực và các tuyến (Hình 1.4)

Mạng lưới tổ chức y tế Việt Nam được phân thành 2 khu vực: Y tế phổ cập và chuyên sâu.

Khu vực y tế phổ cập có nhiệm vụ đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hàng ngày. Cụ thể là đáp ứng được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, sử dụng các kỹ thuật thông thường, phổ biến nhưng có tác dụng tốt. Khu vực y tế phổ cập bao gồm từ tuyến y tế Tỉnh/ Thành phố trực thuộc Trung ương trở xuống. Hiện nay tuyến y tế tỉnh còn đảm nhiệm cả nhiệm vụ của khu vực y tế chuyên sâu. 

Khu vực y tế chuyên sâu có nhiệm vụ sử dụng các kỹ thuật cao mũi nhọn, tập trung vào các hoạt động NCKH, chỉ đạo khoa học kỹ thuật và hỗ trợ cho tuyến trước.

Mạng lưới tổ chức y tế Việt Nam còn được phân thành 3 tuyến kỹ thuật: Y tế tuyến Trung ương, y tế tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và y tế tuyến Cơ sở (y tế huyện/ quận/ thành phố thuộc tỉnh/ thị xã; y tế xã/ phường và y tế thôn bản). Ngoài ra còn hệ thống tổ chức y tế của các lực lượng vũ trang (quân đội và công an) và các ngành như y tế ngành năng lượng, ngành giao thông vận tải, ngành bưu điện v.v... 

Tại sao phải quản lý nhà nước về y tế

Hình 1.4. Mô hình chung hệ thống tổ chức Ngành Y tế  Việt Nam.

Mối quan hệ giữa mạng lưới tổ chức y tế với các tổ chức hành chính

(Hình 1.5)  

Mỗi cấp hành chính Nhà nước đều có cơ sở y tế phục vụ sức khỏe nhân dân. Các cấp tổ chức hành chính có tham gia chỉ đạo công tác y tế là Trung ương (Chính phủ), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (ủy ban nhân dân cấp Tỉnh), huyện/ quận (ủy ban nhân dân cấp huyện) và xã/ phường (ủy ban nhân dân cấp xã). Ngoài chỉ đạo công tác y tế, tất cả các cấp tổ chức hành chính đều có thể tham gia vào các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân dưới các góc độ khác nhau. 

Tại sao phải quản lý nhà nước về y tế

Hình 1.5.  Mô hình về quan hệ giữa mạng lưới y tế  và tổ chức hành chính.

Tổ chức y tế tuyến Trung ương

Vị trí, chức năng

Y tế tuyến Trung ương là tuyến cao nhất trong tổ chức mạng lưới y tế, có chức năng tham mưu cho Chính phủ về công tác y tế và thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch, xây dựng các chính sách y tế, thực hiện việc quản lý toàn bộ ngành Y tế cả nước. Y tế tuyến Trung ương thuộc sự chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của Bộ trưởng Bộ Y tế qua các Thứ trưởng và các Vụ, Cục, Ban chuyên môn giúp việc cho Bộ trưởng. Hoạt động của y tế tuyến Trung ương do ngân sách của Nhà nước đài thọ.

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế

Bộ Y tế có trách nhiệm thực hiện 23 nhiệm vụ, quyền sau đây: 

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và các công trình, dự án quan trọng của Bộ Y tế.

Ban hành theo thẩm quyền các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chương trình quốc gia sau khi được phê duyệt và các văn bản pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; 

Hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

Về y tế dự phòng: 

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, phân tuyến kỹ thuật hệ thống y tế dự phòng và hệ thống kiểm dịch y tế biên giới.

Quy định tiêu chuẩn ngành về chuyên môn, kỹ thuật thuộc các lĩnh vực: các bệnh  nhiễm trùng, các bệnh không nhiễm trùng, HIV/AIDS; tai nạn thương tích, sức khỏe trường học, sức khỏe lao động và bệnh nghề nghiệp; về dinh dưỡng cộng đồng; về vệ sinh an toàn nước uống, nước sinh hoạt; về vaccin và sinh phẩm y tế; về các loại hoá chất, chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng trong lĩnh vực y tế; về chăm sóc sức khỏe ban đầu và về truyền thông giáo dục sức khỏe; về điều kiện sản xuất, kinh doanh vaccin, sinh phẩm y tế. Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện. 

Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quy định theo thẩm quyền và tổ chức thức hiện những biện pháp đặc biệt để dập tắt dịch.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong việc quy định phân loại, phân hạng các cơ sở y tế dự phòng. 

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để phòng chống, cấp cứu và điều trị nạn nhân trong thiên tai thảm họa. 

Phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục dự trữ quốc gia và tổ chức thực hiện dự trữ quốc gia về thuốc, vaccin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế.

Làm thường trực về lĩnh vực HIV/AIDS của ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. 

Về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng: 

Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch, phân tuyến kỹ thuật mạng lưới khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, giám định (giám định y khoa, y pháp, tâm thần); 

Trình Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục thành lập, sáp nhập, giải thể các bệnh viện công; 

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các bệnh viện công đa khoa, chuyên khoa tuyến Trung ương; 

Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định các đề án thành lập và nâng cấp các bệnh viện thuộc các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của pháp luật để bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó quyết định; 

Quy định các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chế chuyên môn, kỹ thuật về khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, thẩm mỹ, giám định (giám định y khoa, giám định y pháp, giám định tâm thần), về y học cổ truyền, về bảo vệ sức khỏe các đối tượng ưu tiên theo quy định của pháp luật; về chăm sóc sức khoẻ sinh sản và thực hiện dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng; 

Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan trong việc quy định phân loại, phân hạng các cơ sở khám chữa bệnh công; 

Quy định điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề khám chữa bệnh tư nhân. Thống nhất quản lý việc cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, bán công, dân lập, có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật; 

Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc quy định thông tin, quảng cáo về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thực phẩm và trang thiết bị y tế ảnh hưởng đến sức khỏe con người; 

Quy định các danh mục: Thuốc, phẫu thuật, thủ thuật, xét nghiệm cận lâm sàng được thanh toán đối với người có bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế người nghèo và người có công với nước khi khám, chữa bệnh. 

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định khung mức đóng và mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện. 

Về y học cổ truyền: 

Quy định các biện pháp củng cố mạng lưới dịch vụ y tế bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc y học cổ truyền.

Quy định các quy chế chuyên môn, kỹ thuật chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền.

Quy định điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề y dược cổ truyền. Thống nhất quản lý việc cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề y dược cổ truyền tư nhân và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề cho các cơ sở hành nghề y dược cổ truyền tư nhân, dân lập, bán công, có vốn đầu tư của nước ngoài. 

Về thuốc và mỹ phẩm: 

Quy định tiêu chuẩn và điều kiện đối với các tổ chức, tư nhân được sản xuất, lưu thông và nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Quy định chế độ sản xuất, lưu thông, sử dụng, tồn trữ các loại thuốc độc, thuốc và chất dễ gây nghiện, gây hưng phấn và ức chế tâm thần.

Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý mỹ phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Xây dựng dược điển và dược thư quốc gia. 

Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin trong việc quy định thông tin, quảng cáo, giới thiệu về thuốc, vaccin, sinh phẩm y tế và mỹ phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Thống nhất quản lý việc cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề dược tư nhân, giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với các cơ sở sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc. 

Về an toàn vệ sinh thực phẩm: 

Ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; 

Thống nhất quản lý việc cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; 

Chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. 

 Về trang thiết bị và công trình y tế: 

Quy định danh mục, tiêu chuẩn kỹ thuật về trang thiết bị cho các cơ sở y tế, các Trường y, dược và các Trường thiết bị kỹ thuật y tế.

Phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành thiết kế mẫu các công trình y tế theo phân tuyến kỹ thuật.

Thẩm định theo thẩm quyền các dự án đầu tư xây dựng các công trình y tế.

Quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ.

Quy định về điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế. 

Về đào tạo cán Bộ Y tế: 

Chỉ đạo việc biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo cán Bộ Y tế bao gồm cả nội dung, chương trình giảng dạy chuyên môn, kỹ thuật của các Trường cao đẳng, Trung học y tế địa phương và quản lý thống nhất nội dung chương trình đó theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quản lý các Trường Đại học Y, Đại học Dược theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng nghiên cứu khoa học, công nghệ trong lĩnh vực y, dược và trang thiết bị y tế.

Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân theo quy định của pháp luật.

Thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Quyết định các chủ tr-ơng, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Quản lý, chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước trong lĩnh vực y tế thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân theo quy định của pháp luật.

Thanh tra, kiểm tra công tác y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, trang thiết bị và công trình y tế, thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhũng, chống tiêu cực, chống lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thuộc thẩm quyền của Bộ.

Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trỡnh cải cỏch hành chớnh của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính Nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh vực về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.     

Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

Bộ Y tế có một Bộ trưởng và các Thứ trưởng. Các Thứ trưởng đặc trách về các lĩnh vực: Điều trị, y tế dự phòng, dược- trang thiết bị, nhân sự và hợp tác quốc tế... Bộ trưởng do Quốc hội bổ nhiệm còn các Thứ trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.

Các tổ chức giúp Bộ trưởng y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước gồm có

Văn phòng Bộ.                                Vụ Y học cổ truyền.

Thanh tra Bộ.                                 Vụ Sức khỏe sinh sản.

Vụ Kế hoạch - Tài chính.             Vụ Trang thiết bị và Công trình Y tế.

Vụ Tổ chức cán bộ.                      Cục Quản lý Dược Việt Nam.

Vụ Khoa học và Đào tạo.            Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Vụ Pháp chế.                             Cục Y tế dự phòng và phòng chống

HIV/ AIDS. Vụ Hợp tác quốc tế.

Vụ Điều trị.

Văn phòng Bộ phụ trách quản lý nội bộ, văn thư, hành chính, quản trị, tổng hợp các vấn đề lớn, giao dịch với nước ngoài.

Vụ chuyên môn: Vụ Kế hoạch; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Khoa học - Đào tạo; Vụ Tài chính - Kế toán; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Điều trị; Vụ Y tế dự phòng; Vụ Bảo vệ bà mẹ trẻ em - Kế hoạch hoá gia đình; Vụ Y học cổ truyền dân tộc; Vụ Trang thiết bị công trình y tế; Thanh tra Bộ; Cục quản lý dược Việt Nam.

Trung tâm xã hội học y tế.

Các tổ chức quần chúng: Công đoàn y tế  Việt Nam; Tổng hội y dược học Việt Nam; Hội đồng khoa học kỹ thuật Bộ.

Các cơ quan/ cơ sở trực thuộc Bộ Y tế

Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế gồm có các bệnh viện Trung ương, viện nghiên cứu có giường và không có giường, các trường đào tạo, nhà xuất bản... (xem mục 3.3).

Các Viện, phân viện nghiên cứu có giường và không có giường 

Viện sốt rét- ký sinh trùng- côn trùng Trung ương và 4 phân viện Sài Gòn, Tây Nguyên, Quy Nhơn, Nha Trang.

Viện chống lao Trung ương, Viện Y học nhiệt đới.

Viện Mắt, Viện Tai Mũi Họng; Viện Răng Hàm Mặt  (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

Viện Y học cổ truyền dân tộc (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh).

Viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em Việt Nam - Thụy Điển.

Viện Bảo vệ bà mẹ và Trẻ sơ sinh.

Viện Nội tiết, Viện Châm cứu Hà Nội.

Viện Dược liệu.

Viện Kiểm nghiệm, Viện Giám định y khoa.

Viện Y học lao động.

Viện Da liễu, Viện Dinh dưỡng.

Trung tâm quốc gia kiểm nghiệm vaccin.

Các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa Trung ương

Bệnh viện Bạch mai; Việt Đức; Việt Xô; K; Tâm thần; E, G1; 74, 71; Đa khoa Thái Nguyên; C Đà Nẵng; Tâm thần Biên Hoà; Huế; Chợ Rẫy; Thống Nhất; Quốc tế; Đồng Hới; Uông Bí.

Điều dưỡng: Sầm Sơn Thanh Hoá, A Ba Vì.

Khu điều trị phong: Quỳnh Lập, Quy Hoà.

Nhà xuất bản y học, Trung tâm GDSK, Viện thông tin, thư viện y học.

Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học y dược.

Tổng công ty dược Việt Nam.

Tổng công ty trang thiết bị, các công trình y tế.

Bảo hiểm y tế Việt Nam.

Tại sao phải quản lý nhà nước về y tế