Tại sao phụ nữ thích ly hôn

Một người đàn ông có thể quyết định từ bỏ cuộc hôn nhân của mình do thiếu sự gần gũi, do gặp gỡ một người đàn bà khác, hoặc bởi vì anh ta cảm thấy rằng những nhu cầu của mình không được ưu tiên đáp ứng ở vị trí số 1.

Thế nhưng với phụ nữ thì có nhiều lý do khác nhau, có thể sẽ rất khó khăn để người vợ đưa ra quyết định này, nhưng dưới đây là 5 nguyên nhân chính thường thấy.

1. Thiếu sự gắn kết về cảm xúc

Khác với đàn ông thường gần gũi với vợ thông qua quan hệ tình dục, để gắn kết với chồng, người phụ nữ trước tiên cần có cảm xúc.

Khi người phụ nữ tìm kiếm một người bạn đồng hành bên ngoài cuộc hôn nhân của mình, thường đó là do xu hướng kiếm tìm sự chia sẻ về tinh thần hơn là thể xác. Đàn bà muốn được thấu hiểu và lắng nghe. Những ông chồng thành công trong cuộc hôn nhân của mình thường biết vợ thích gì và vợ nghĩ gì.

2. Xung đột cách thức quản lý tài chính

Một số người có thể nghĩ rằng việc thiếu thốn về mặt kinh tế dễ dẫn đến việc người phụ nữ quyết định rời bỏ cuộc hôn nhân của mình. Nhưng thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn là do quan điểm quản lý tài chính của hai người khác nhau.

Phụ nữ thường có xu hướng tiết kiệm, tránh xa những khoản nợ và khoản đầu tư có tính rủi ro cao. Trong khi những ông chồng thì thường có xu hướng chi tiêu tự do hơn và sẵn sàng chấp nhận… ăn may. Hoặc cũng có nhiều trường hợp ngược lại.

Chính sự mâu thuẫn trong cách thức quản lý tài chính dẫn đến việc người phụ nữ có thể đưa ra quyết định rời bỏ cuộc hôn nhân của mình.

Phụ nữ quyết định chấm dứt cuộc sống gia đình có thể do nhều nguyên nhân khác nhau.

3. Chồng ít về nhà và không tham gia các hoạt động gia đình

Nếu người chồng là trụ cột chính trong gia đình, anh ta có thể tin rằng việc cần đối mặt và giải quyết với các khó khăn trong công việc, tìm kiếm thành công và cống hiến bên ngoài xã hội là một minh chứng cho vị trí của mình trong gia đình.

Tuy nhiên, nếu anh ta làm việc quá muộn ở cơ quan trong thời gian dài, thường xuyên đi công tác, người vợ có thể bắt đầu đặt câu hỏi, anh ấy có quan tâm thực sự đến mình và gia đình?

Và nếu như đã có con, thì việc ông chồng thường xuyên vắng mặt trong những bữa cơm gia đình, những buổi tụ họp đông đủ họ hàng dễ dẫn đến việc người vợ cảm thấy khó chịu và bất bình.

4. Không thể giải quyết xung đột

Chuyện “cơm không lành, canh chẳng ngọt” là chuyện thường tình trong cuộc sống gia đình. Các cụ thường nói “bát đũa còn có lúc xô”. Trong cuộc sống gia đình, những mâu thuẫn, bất đồng sẽ xuất hiện giữa hai người.

Sự khác biệt này chính là chìa khóa quan trọng để hai người có thể hiểu nhau hơn và điều chỉnh chúng vì cố gắng “lờ” đi. Cũng có những cặp vợ chồng chọn cách tranh luận, thậm chí chỉ trích, xúc phạm nhau khi không thể kiềm chế được cơn giận dữ. Đây cũng là một trong những chất xúc tác khiến các cuộc hôn nhân dần đi vào ngõ cụt.

Các chuyên gia tâm lý cũng như các nhà nghiên cứu xã hội học đều đưa ra lời khuyên: cách tốt nhất để giải quyết xung đột là cùng ngồi lại với nhau, bình tĩnh, lắng nghe và cùng tìm cách giải quyết.

5. Bị kiểm soát hoặc bị lạm dụng quá đáng

Trong bất kỳ cuộc hôn nhân nào, ngoài “chúng ta” luôn cần có “tôi” và “anh”. Những cuộc hôn nhân hạnh phúc thường thấy trong đó, hai người cùng chia sẻ những mối quan tâm và cùng nhau xây dựng nền tảng chung.

Tình yêu không phải là sự kiểm soát hành vi hay tình cảm của người kia. Chẳng hạn, nhiều phụ nữ muốn được gần gia đình và bạn bè của mình, họ sẽ đấu tranh nếu như cảm thấy mình bị cô lập khỏi những mối quan hệ đó. Và tất nhiên, trong gia đình, ngoài bị kiểm soát, việc bị lạm dụng về mặt thể chất hoặc tinh thần là điều không bao giờ có thể chấp nhận được.

Hãy nhớ câu châm ngôn: “Người vợ hạnh phúc, gia đình hạnh phúc”. Cách đơn giản nhất để làm cho vợ mình hạnh phúc là người đàn ông hãy để cô ấy được cảm thấy an toàn trong cuộc hôn nhân của mình.

Nói chuyện với cô ấy, biết cô ấy thích gì và điều gì khiến cô ấy quan tâm. Sự gắn kết về thể xác, đồng điệu về tâm hồn sẽ khiến cuộc sống gia đình của bạn được cải thiện.

Có sự nghiệp thành công, được làm công việc yêu thích cùng với mối quan hệ tình cảm lãng mạn viên mãn là mục tiêu đáng mơ ước của nhiều người chúng ta.

Nhưng ngay cả ở các quốc gia bình đẳng giới nhất, phụ nữ thành đạt gặp khó khăn hơn nhiều so với nam giới trong việc duy trì được mối quan hệ hôn nhân lâu dài.

Ở nơi mọi người vui mừng khi mất việc

Nụ hôn tử thần và gia vị cuộc sống

Đi sauna bàn chuyện làm ăn có dễ không?

Ở Thụy Điển, quốc gia vốn đứng đầu trong chỉ số bình đẳng giới châu Âu nhờ các yếu tố như chế độ nghỉ làm để chăm con hào phóng, được trợ cấp chi phí gửi trẻ và được sắp xếp làm việc linh hoạt, gần đây các nhà kinh tế đã nghiên cứu xem sự thăng tiến lên các chức vụ cao ảnh hưởng như thế nào đến xác suất ly hôn của mỗi giới. Kết quả: phụ nữ nhiều khả năng phải đánh đổi những đổ vỡ cá nhân để đạt thành công trong sự nghiệp với mức độ cao hơn nhiều so với nam giới.

"Được đề bạt lên vị trí hàng đầu trong hoạt động chính trị dẫn đến việc làm tăng tỷ lệ ly hôn ở phụ nữ, nhưng nam giới thì không hề bị ảnh hưởng. Còn phụ nữ trở thành giám đốc điều hành thì ly hôn nhanh hơn so với nam giới," theo ý kiến đánh giá của bà Johanna Rickne, giáo sư tại Đại học Stockholm và là đồng tác giả của nghiên cứu được công bố đầu tháng Một năm nay trên Tạp chí Kinh tế Mỹ.

Nghiên cứu này, vốn theo dõi đời sống của những người dị tính làm việc cho các công ty tư nhân có từ 100 nhân viên trở lên, cho thấy phụ nữ đã kết hôn có khả năng ly hôn cao gấp hai lần sau ba năm kể từ khi được thăng chức lên vị trí giám đốc điều hành so với các đồng nghiệp nam.

Trong lĩnh vực công, số liệu lưu trữ qua ba thập niên cho thấy các nữ thị trưởng và nữ nghị sĩ cũng tăng gấp đôi nguy cơ ly hôn sau khi thắng cử; chỉ 75% vẫn duy trì quan hệ hôn nhân 8 năm sau kỳ bầu cử trong lúc tỷ lệ này ở những phụ nữ không thăng tiến là 85%, trong khi không có bằng chứng nào cho thấy đàn ông chịu ảnh hưởng tương tự.

Nữ bác sĩ, nữ cảnh sát và nữ tu thăng tiến trong sự nghiệp cũng nằm trong xu hướng này.

Tại sao phụ nữ thích ly hôn
Tại sao phụ nữ thích ly hôn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Khi người phụ nữ đảm nhận các vai trò mới về kinh tế và xã hội thì mối quan hệ tình cảm của họ có thể bị ảnh hưởng do những thay đổi về thời biểu và thời gian rảnh rỗi dành cho gia đình

Các tác giả lưu ý rằng tuy hầu hết những người tham gia nghiên cứu đều có con cái, nhưng con cái họ đa phần đều đã ra ở riêng vào thời điểm cha mẹ ly hôn, điều đó cho thấy những căng thẳng dẫn đến các cuộc hôn nhân tan vỡ không phải là do áp lực của việc chăm sóc con nhỏ.

Tìm tình yêu qua Tinder và các app hẹn hò

Bị trầm cảm ở nơi 'hạnh phúc nhất thế giới'

Yêu lành mạnh với bao cao su 'chay'

Rickne nói rằng mặc dù Thụy Điển đã sẵn có một hệ thống luật pháp và cấu trúc xã hội đủ văn minh để tạo ra "kỳ vọng rằng bạn không cần phải lựa chọn giữa gia đình và sự nghiệp," nhưng nghiên cứu cho thấy những gì xảy ra với các gia đình khi người phụ nữ thăng tiến trong sự nghiệp thường là một câu chuyện khác hẳn.

Nhiều cặp vợ chồng trở nên "căng thẳng và xích mích" khi có sự thay đổi trong việc phân chia vai trò kinh tế và xã hội trong gia đình, ví dụ như họ có thể dành thời gian nhàn rỗi cho nhau nhiều ít tới mức nào, hoặc cách họ phân chia việc nhà.

Nhưng điều này, nhóm nghiên cứu nói, thường trở nên trầm trọng hơn khi người vợ được thăng chức, vì điều đó tạo ra nhiều sai lệch so với kỳ vọng.

Nghiên cứu của Rickne không đo đếm tới việc ai là người khởi xướng chuyện ly hôn, nhưng có ý kiến cho rằng khi vợ thăng tiến thì các ông chồng cảm thấy khó thích ứng hơn so với tâm lý của phụ nữ khi chồng thành đạt.

Bà chỉ ra rằng thị trường hôn nhân không theo kịp thị trường lao động trong vấn đề bình đẳng giới, bởi "việc nam giới trở thành người phối ngẫu lui lại phía sau hỗ trợ cho sự nghiệp của bạn đời vẫn bị coi là điều tương đối không bình thường."

"Tôi nghĩ rằng còn lâu mới thay đổi được quan niệm này," bà nói thêm. Do đó, bà cho rằng nghiên cứu của nhóm có thể đóng vai trò như một bài học về những gì đang diễn ra trước mắt cho các quốc gia khác đang tiến tới các nền kinh tế bình đẳng hơn.

Với Charlotte Ljung, 39 tuổi, giám đốc điều hành của một tập đoàn sản xuất giường và đồ nội thất cao cấp ở Thụy Điển, đồng thời là người điều hành một nền tảng tư vấn trực tuyến cho những người ly hôn, thì nghiên cứu của Rickne phản ánh những mối quan ngại chung đối với tầng lớp những phụ nữ thành đạt như cô.

"Có câu nói đùa là 'càng thành đạt trong công việc thì bạn càng dễ ly hôn'," cô cười nói.

Tại sao phụ nữ thích ly hôn
Tại sao phụ nữ thích ly hôn

Nguồn hình ảnh, Magnus Bergström

Chụp lại hình ảnh,

Theo nghiên cứu của Rickne, các nữ thị trưởng và nữ nghị sĩ sau khi thắng cử sẽ tăng gấp đôi nguy cơ chia tay với chồng

Cô ly hôn khi hai con còn nhỏ và nói rằng đối với cô, việc quay cuồng ba đầu sáu tay vừa làm tròn vai trò người mẹ vừa giữ trọng trách trong công ty là lý do chính gây bất hòa trong cuộc hôn nhân.

Nhưng Ljung tin rằng chính "các khía cạnh thực tiễn" của việc trở thành một CEO, chẳng hạn như đi công tác thường xuyên, làm việc nhiều giờ và áp lực phải tạo hình ảnh trước công chúng thường khiến cho người phối ngẫu của các nữ quản quản lý cấp cao cảm thấy khó thích nghi, ngay cả khi họ không có con cái.

"Cũng có vấn đề về quyền chủ động nữa- ai là người có tiếng nói quyết định trong gia đình, ai là người kiếm nhiều tiền hơn," cô nói. "Nam giới thời nay ban đầu thì thường thấy phấn khởi khi vợ được thăng chức và muốn được là người hỗ trợ, động viên vợ - và tôi cho rằng đó là điều rất tích cực - nhưng về lâu về dài, khi đối diện với thực tế thì người đàn ông sẽ cảm thấy khó ứng phó được."

Vậy làm thế nào để những phụ nữ có tham vọng nhắm đến các vị trí cao cấp có thể giảm thiểu cơ hội rơi vào một mối quan hệ bất ổn khi họ đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp?

Rickne chỉ ra rằng ngay cả ở các quốc gia bình đẳng như Thụy Điển, phụ nữ vẫn có xu hướng lấy chồng lớn tuổi hơn, những người ngay từ đầu đã có nhiều tiền hơn họ, theo mô-típ truyền thống là tìm cưới "hoàng tử trong cổ tích", vốn "dạy dỗ và thúc giục chúng ta tìm được ông chồng càng thành đạt càng tốt".

"Phụ nữ có vị trí xã hội cao, có thu nhập cao - họ không chịu kết hôn với một người đàn ông có thu nhập thấp muốn trở thành một ông chồng nội trợ. Họ có xu hướng tìm kiếm một người chồng có thu nhập cao hơn mình. Nhưng nếu tính đến các lựa chọn bạn có thể có trong thị trường lao động thì đó có lẽ không phải là một ý nguyện tốt," bà nói. "Nên chăng hãy thử và chấp nhận một mối quan hệ trung bình hơn ngay từ đầu."

Nghiên cứu của bà ở Thụy Điển cho thấy việc ly hôn sau khi người vợ được thăng chức nhiều khả năng xảy ra hơn ở các cặp vợ trẻ chồng già và người vợ đảm nhận nhiều hơn việc nghỉ làm chăm sóc con (ở Thụy Điển, luật quy định các cặp vợ chồng có quyền chia đều thời gian nghỉ làm chăm con).

Các cặp vợ chồng gần tuổi nhau và chia sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái đồng đều hơn sẽ ít ly hôn hơn sau khi người vợ thăng tiến trong sự nghiệp.

Nghiên cứu trên nói rằng cần có thêm các nghiên cứu khác nữa để tìm hiểu các điều kiện khuyến khích "phụ nữ có tài mở rộng danh sách ứng viên phu quân tương lai theo hướng 'giảm bớt tiêu chuẩn kết hôn' và nam giới thì thực hiện theo hướng ngược lại."

Charlotte Sundåker, 38 tuổi, được đề bạt làm quyền CEO của một công ty giáo dục toàn cầu ở Stockholm hai năm sau khi có con đầu lòng với người bạn đời Christian Hagman, 31 tuổi.

Cô tin rằng tuổi trẻ của anh đóng vai trò tích cực trong việc giữ được mối quan hệ của họ bởi đã có "rất nhiều xích mích xảy ra" sau khi cô được thăng chức; anh "ít bị áp lực phải thành công hơn" bởi anh đang trong một giai đoạn trầm lắng của sự nghiệp.

Sundåker mô tả Hagman là một người "thuộc thế hệ khác, thế hệ luôn gắng thách thức những cách thức cũ trong việc làm một người đàn ông", điều này khiến anh ủng hộ áp lực công việc vất vả của cô.

Nhưng cả hai đều đồng ý rằng lý do cốt lõi mà họ vẫn ở bên nhau được là những cuộc trò chuyện thường xuyên và chân thành về những thách thức mà họ đang phải đối mặt.

"Khi cô ấy vừa mới bắt đầu, ngay lập tức cô đã bị công việc nhấn chìm. Đó là bản chất của việc trở thành một CEO," Hagman nói. "Tôi đã hơi buồn khi không thể kết nối với cô ấy hàng ngày từ góc độ của một người chồng với vợ của mình... May sao cô ấy nhận ra sự âu lo của tôi và lắng nghe tôi, cả tôi cũng làm như vậy."

Tại sao phụ nữ thích ly hôn
Tại sao phụ nữ thích ly hôn

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ở các quốc gia như Thụy Điển, phụ nữ thu nhập cao có xu hướng từ chối các mối quan hệ bình đẳng, thích tìm kiếm những người chồng có thu nhập cao hơn

Vợ chồng Sundåker và Hagman chia sẻ rằng việc có một kế hoạch dài hạn cũng hết sức cần thiết, và họ hiểu rằng Hagman cũng sẽ muốn có khoảng thời gian tập trung vào sự nghiệp của riêng mình trong tương lai.

Anh kể từ đó đã bắt đầu mở công ty tư vấn thiết kế riêng, còn Sundåker nay có công ty riêng cô đồng thời lãnh đạo Ownershift, một tổ chức tư vấn của Thụy Điển có nhiệm vụ tăng cường quyền lực cho phụ nữ phát triển sự nghiệp.

Giám đốc điều hành Charlotte Ljung đã ly hôn tin rằng việc nâng cao nhận thức về những thách thức chung của các cặp gặp phải sau khi vợ được thăng chức cũng giúp cải thiện cơ hội giữ mối quan hệ hôn nhân tồn tại, ngay cả đối với những người có quan niệm bảo thủ với vai trò truyền thống của từng giới.

"Cần phải cẩn trọng khi nại đến vấn đề nữ quyền và chỉ trích người khác bởi trong thực tế thì nam giới không hề được chuẩn bị gì trước thay đổi này," cô nói. "Chúng ta cần cung cấp các công cụ tốt hơn và nâng cao nhận thức về chủ đề này bằng cách thảo luận về nó. Cũng giống như cách chúng ta có biện pháp trị liệu xoá bỏ dị nghị ở Thụy Điển, liệu có điều tương tự mà chúng ta có thể làm để giúp đỡ nam giới hay không?"

Trong khi đó thì ly hôn không hẳn là một điều tồi tệ.

Molly Malm, luật sư của hãng luật Thụy Điển Lexly, chỉ ra rằng tại Thụy Điển tỷ lệ ly hôn cao so với phần còn lại của EU là có liên quan đến các mục tiêu bình đẳng giới.

Mức độ tham gia cao của phụ nữ trong lực lượng lao động và nguyên tắc chia sẻ quyền chăm con chung sau khi chia tay giúp cho những người ly dị ở mọi thành phần kinh tế dễ dàng ly hôn khi cuộc sống chung không còn như mong muốn nữa.

"Ly hôn không nhất thiết là dẫn đến ngày tận thế," Malm, người chỉ ra rằng kết hôn nhiều lần trong một đời người đã trở thành điều bình thường ở bán đảo Scandinavia, nói.

"Thụy Điển không quá đề cao tôn giáo… Bạn kết hôn vì lý do lãng mạn và vui vẻ, hai người tay trong tay trong lễ cưới hoành tráng. Nếu không thành công, bạn biết rằng bạn hoàn toàn có thể nộp đơn ly hôn."

Dữ liệu của Rickne cho thấy rằng phụ nữ ly hôn sau khi được thăng chức ít có khả năng tái hôn hoặc có mối quan hệ tình cảm nghiêm túc hơn so với đàn ông.

Nhưng từ nghiên cứu của bà, không thể rút ra kết luận liệu họ có hạnh phúc hơn khi không có bạn đời hay không, hay liệu họ có cảm thấy khó khăn hay không trong việc tìm kiếm một người mới, so với nam giới.

Tuy nhiên, một kết quả mang tính xây dựng của tỷ lệ ly hôn cao, bà nói, đó là việc cả nam giới và phụ nữ ở Thụy Điển đều dễ dàng hơn nhiều trong khả năng nắm giữ vai trò cao cấp trong kinh doanh và chính trị mà không cần phải là người có gia đình.

"Ở những nơi khác... nếu bạn đang vận động tranh cử và muốn kêu gọi sự ủng hộ của cử tri, bạn gần như phải có bạn đời ở bên cạnh. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với các CEO - rằng người bạn đời của họ trở thành một hình ảnh giá trị trong sự nghiệp của họ, nhưng ở Thụy Điển, điều đó không thực sự cần thiết," Rickne nói.

"Xã hội đã chấp nhận ly hôn nhiều hơn và đó có thể là một điều tích cực," bà lập luận.

"Nếu phụ nữ có mối quan hệ bất bình đẳng với người bạn đời đến mức người chồng không hỗ trợ cho sự nghiệp của vợ, thì việc ly hôn cho phép phụ nữ tiếp tục sự nghiệp một mình và hoàn toàn có thể tìm kiếm một người bạn đời mới... Không nhất thiết phải sống trọn đời trọn kiếp với một người đàn ông mới là tốt."

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.