Tại sao ruộng bậc thang có thể hạn chế rửa trôi

Hình thành kiến thức:

Câu 1. Quan sát Hình 5.3 và 5.4 cho biết vì sao làm ruộng bậc thang và thềm cây ăn quả lại có tác dụng cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá.

Tại sao ruộng bậc thang có thể hạn chế rửa trôi

Câu 2. Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là gì?


Câu 1. Làm ruộng bậc thang và thềm cây ăn quả lại có tác dụng cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá vì: 

  • Làm ruộng bậc thang để hạn chế dòng chảy rửa trôi
  • Trồng cây ăn quả để nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy

Câu 2. Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:

  • Trồng cây theo luống có khả năng chống xói mòn.
  • Trồng cây có bộ rễ khỏe, có khả năng phá lớp đất rắn bề mặt.
  • Trồng cây che phủ đất: đảm bảo đất luôn được che phủ bằng cây trồng chính hoặc cây che phủ, nhất là mùa mưa.
  • Che phủ đất bằng các bộ phận dư thừa của cây trồng sau khi thu hoạch.
  • Luân canh cây trồng để tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi
  • Trồng cây theo đường đồng mức, theo bằng giúp tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa
  • Bón vôi, bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để giảm độ chua.


Nêu những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất.

Đề bài

Nêu những biện pháp chính nhằm hạn chế xói mòn và cải tạo đất.

Lời giải chi tiết

_ Biện pháp công trình:

+ Làm ruộng bậc thang để  hạn chế dòng chảy rửa trôi

+ trồng cây ăn quả để nâng độ che phủ, hạn chế dòng chảy

Biện pháp nông học:

+ Canh tác theo đường đồng mức để hạn chế dòng chảy

+ Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng để tăng độ phì nhiêu, tạo môi trường cho vi sinh vật hoạt động và phát triển.

+ Bón vôi để giảm độ chua

+ Luân canh và xen canh gối vụ nhằm hạn chế sự bạc màu

+ Trồng cây thành băng để hạn chế dòng chảy rửa trôi

+ Nông lâm kết hợp giúp tăng độ che phủ, hạn chế sức phá của mưa, hạn chế dòng chảy.

+ Trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn để tăng độ che phủ thảm thực vật, hạn chế dòng chảy, hạn chế lũ lụt.

Loigiaihay.com

Ruộng bậc thang xuất hiện tại các khu vực miền núi phía Bắc nước ta. Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang là gì?

Câu hỏi:

Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang?

A. Rửa phèn

B. Giảm độ chua của đất

C. Hạn chế xói mòn

D. Tăng bề dày lớp đất trồng

Đáp án đúng C.

Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang là hạn chế xói mòn, cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con người.

Giải thích lý do vì sao chọn C là đúng

 Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao dẫn đến tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.

Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

– Ở nước ta chỉ có đất phù sa ngọt (chưa bị thoái hoá) thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long có độ phì nhiêu tương đối cao.

– Hầu hết các loại đất còn lại có tính xấu: chua, mặn, phèn, bạc màu, … cần được cải tạo.

Vì sao phải cải tạo đất

– Một số loại đất như: đất kiềm, đất chua có chứa tính Axit, Bazơ không thể để trồng cây được nên cần phải cải tạo đất

– Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con người, biện pháp cải tạo đất cần phải có công sức, trí tuệ, vốn liếng, với điều kiện cần và đủ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Các biện pháp bảo vệ đất:

Biện pháp cải tạo đất Mục đích Áp dụng cho đất
– Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ.

– Làm ruộng bậc thang.

– Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.

– Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

– Bón vôi

– Tăng bề dày lớp đất trồng

– Hạn chế xói mòn.

– Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

– Rửa phèn.

– Giảm độ chua của đất.

– Đất xám bạc màu.

– Đất đồi dốc.

– Đất dốc và các vùng đất để cải tạo.

– Đất phèn.

– Đất chua.

Tác dụng của ruộng bậc thang là gì ?