Tại sao việt nam không nuôi tôm hùm đất

  • 15-04-2022 11:46

    Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, biến TPHCM thành trung tâm kinh tế số là tham vọng lớn và hoàn toàn có thể làm được.

  • 15-04-2022 10:24

    Nhiều phụ huynh lo ngại thông tin về lô kẹo socola Kinder có nguy cơ nhiễm khuẩn hiện khá hạn chế, trong khi sản phẩm này đang được bán phổ biến.

  • 15-04-2022 08:05

    Nguồn khách hàng ổn định, sau nửa năm có thể thu hồi vốn, có sự hỗ trợ toàn diện về vận hành tới quảng bá từ đơn vị cho nhượng quyền...

  • 15-04-2022 06:44

    Các nước Đông Nam Á đang dần mở cửa và khôi phục ngành du lịch sau hơn 2 năm đóng băng vì dịch COVID-19.

  • 14-04-2022 14:20

    Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được Google lấy làm biểu tượng trên giao diện tìm kiếm tại 17 quốc gia, vùng lãnh thổ trong ngày 14/4.

  • 14-04-2022 13:00

    Kẹo thạch sữa trái cây (XZL Milk Fruit Jelly School Bag) chứa phụ gia thực phẩm bị cảnh báo thu hồi do nguy cơ gây nghẹt thở vật lý khi sử dụng.

  • 14-04-2022 12:31

    Khi hai đường băng cùng vận hành khai thác, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ nâng gấp đôi công suất chuyến bay cất/hạ cánh so với hiện tại.

  • 14-04-2022 06:43

    Cảnh báo được Bộ Công thương phát đi sau khi 9 nước châu Âu phát hiện 150 trường hợp nhiễm khuẩn salmonella được cho là liên quan đến sản phẩm Kinder.

  • 13-04-2022 15:20

    Mặc dù nguồn mận hậu (mận Sơn La) về chợ TPHCM đã tăng mạnh, nhưng giá bán sản phẩm này vẫn cao ngất ngưởng.

  • 13-04-2022 08:02

    Khoảng 150 trường hợp nhiễm khuẩn salmonella đã được phát hiện ở 9 nước châu Âu liên quan đến nhà máy sản xuất sô cô la Kinder.

  • 13-04-2022 08:01

    Giữa cao nguyên Phủ Quỳ ngát xanh, những cô bò tại cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới của Tập đoàn TH được chăm sóc sức khỏe tỉ mỉ...

  • 13-04-2022 06:10

    Tên chủ tài khoản các ngân hàng không có dấu, các đối tượng xấu lợi dụng điều này, dùng những tài khoản có tên tương tự để lừa người khác chuyển tiền.

  • 12-04-2022 18:15

    Hàng loạt thuế phí, giá cả nguyên vật liệu tăng ồ ạt, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng khiến nhiều doanh nghiệp (DN) không khỏi chới với, tìm cách xoay sở.

  • 12-04-2022 15:43

    Chỉ chưa đầy 3 phút thao tác trên App HDBank, các nhà đầu tư đã sở hữu được một tài khoản chứng khoán và giao dịch tức thì trên sàn chứng khoán.

  • 12-04-2022 15:14

    Quyết định điều chỉnh giảm đồng loạt giá các mặt hàng xăng dầu được liên bộ Công thương - Tài chính đưa ra trong kỳ điều hành ngày 12/4.

  • 12-04-2022 13:07

    Những chuyến bay khảo sát dịch vụ tham quan TPHCM bằng trực thăng được thực hiện ngày 12/4, dự kiến dịch vụ này khai thác chính thức vào dịp lễ 30/4.

  • 12-04-2022 11:05

    Theo Cục Hàng không, các hãng hàng không Việt Nam gặp nhiều khó khăn do giá nhiên liệu bay tăng cao nên cần được nới trần khung giá vé bay.

  • 12-04-2022 10:43

    Thịt nhân tạo trở thành lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp chú ý, đầu tư.

Xem tiện ích cảnh báo giá CK

Nhiều chuyên gia thuỷ sản cho hay tôm hùm đất gây tác hại "khủng khiếp" cho nông nghiệp, phát tán nhiều loại bệnh dịch.

Tôm hùm đất (tên khoa học Procambarus clarkii) nuôi ở nhiều tỉnh của Trung Quốc. Nikkei (Nhật Bản) cho hay loài này mang lại giá trị kinh tế gần 40 tỷ USD cho Trung Quốc trong năm 2018, là sinh kế của hơn 5,2 triệu nông dân, đầu bếp và phục vụ nhà hàng. Ở Mỹ, tôm hùm đất cũng tạo ra giá trị hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Gần đây, loài này được bán nhiều tại Việt Nam. Một số nhà hàng lớn đã đưa món tôm hùm đất vào thực đơn. Dù vậy, việc nuôi, kinh doanh tôm hùm đất lại bị cấm do vi phạm quy định về đa dạng sinh học và thủy sản.

Lý giải "vì sao tôm hùm đất đã chứng minh được hiệu quả kinh tế ở Mỹ, Trung Quốc mà Việt Nam lại cấm?", tiến sĩ Nguyễn Quang Huy (Viện phó Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) nói đưa loài này vào nuôi ở Việt Nam có thể đem lại chút lợi ích trước mắt, nhưng tác hại gây ra cho nông nghiệp rất khủng khiếp, kéo dài. Chúng bò nhanh, phát tán rộng, khó tiêu diệt hơn ốc bươu vàng.

Việt Nam đã nhập khẩu tôm hùm đất từ Trung Quốc, nuôi thử nghiệm ở tỉnh Phú Thọ, Ninh Bình và Hà Nam vào năm 2006. Kết quả cho thấy loài này sống ẩn nấp trong rễ cây ven sông hồ, thậm chí bò lên cạn thở bằng oxy, thường đào hang sâu 1-2 m nên có khả năng phá hủy hệ thống tưới tiêu nông nghiệp. Chúng còn là vật chủ lây truyền, phát tán nhiều loại bệnh dịch ra môi trường, cạnh tranh thức ăn, tiêu diệt loài tôm, cá bản địa.

Ông Huy cho rằng Trung Quốc có thể nuôi trồng loài tôm này vì điều kiện đất đai rộng lớn, có nhiều thủy vực tự nhiên không canh tác hoa màu. Còn Việt Nam, đa số diện tích đất nông nghiệp trồng lúa nước với thửa ruộng nhỏ, tôm hùm đất phát tán ra ngoài sẽ phá hoại mùa màng.

Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), tôm hùm đất không có giá trị kinh tế cao. Thịt của chúng rất ít, một cân giá 400.000 đồng song chỉ có ba lạng thịt, còn lại toàn vỏ. "So với các loài tôm bản địa như tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh thì không thể ngon bằng. Nhiều người ăn tôm hùm đất vì lạ miệng, lâu dần sẽ chán", ông Hùng nói.

Ông Hùng nói Trung Quốc đang phải gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ về môi trường sinh thái do tôm hùm đất gây ra, điển hình là việc chúng phá hoại ở dọc sông Trường Giang.

"Việt Nam sở hữu nhiều loài thủy sản có thể tập trung phát triển thành nguồn lợi lớn, tại sao phải chọn nuôi một loài mới từ nước ngoài khi biết nó đem lại quá nhiều rủi ro cho nông dân?", ông Hùng nêu quan điểm và cho rằng "không thể thấy nước khác nuôi con gì mình cũng chạy theo". Trước khi đưa loài mới vào nuôi trồng, cơ quan quản lý phải cân nhắc kỹ càng yếu tố kinh tế, môi trường.

Cùng quan điểm, ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Bảo tồn Đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường), đánh giá tôm hùm đất làm giảm sự đa dạng của các loài thực vật thủy sinh bậc cao, thay đổi chất lượng nước và đặc điểm trầm tích, tích lũy kim loại nặng. Chúng tương tác với các loài xâm lấn khác làm giảm các quần thể động vật không xương sống, động vật thân mềm và động vật lưỡng cư thông qua mối quan hệ ăn thịt và cạnh tranh. Vì lẽ đó, tôm hùm đất không chỉ bị cấm ở Việt Nam mà còn được ghi nhận là loài xâm hại tại Trung Quốc, Nhật Bản, Kenya, Ai Cập, Uganda, Zambia, Mexico, Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...

Thích

Bình luận Chia sẻ

Video liên quan

Chủ đề