Thế nào là trật tự 2 cực Ianta

Tại sao gọi là “Trật tự 2 cực Ianta”?


A.

Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng và phạm vi đóng quân ở châu Á và châu Âu.

B.

Mĩ và Liên Xô phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho 2 phe: đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

C.

Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột, căng thẳng.

D.

Thế giới bị tách làm 2 cực ở Ianta.

Câu hỏi :Vì sao trật tự Ianta được gọi là trật tự hai cực?

A.Hình thành các quốc gia đối lập nhau giữa các khu vực

B.Tạo ra những vùng ảnh hưởng của hai cường quốc Xô – Mĩ tại các khu vực trên thế giới

C.Phân chia thành hai khu vực với sự phát triển kinh tế xã hội khác nhau

D.Phân chia thế giới thành hai hệ thống các nước với chế độ xã hội khác nhau

Lời giải:

Đáp án đúng:B.Tạo ra những vùng ảnh hưởng của hai cường quốc Xô – Mĩ tại các khu vực trên thế giới

Giải thích:

- Hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đứng đầu hai phe Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mỗi bên có vùng ảnh hưởng khác nhau ở các khu vực trên thế giới.

-Sự phân chia ảnh hưởng đó thuộc nội dung của hội nghị Ianta.

Do đó trật tự Ianta được gọi là trật tự hai cực.

Cùng Top lời giải đi timef hiểu về hội nghị Ianta nhé.

HỘI NGHỊ IANTA VÀ SỰ SỤP ĐỔ TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA

1- Hội nghị Ianta

* Bối cảnh diễn ra Hội nghị:

- Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

- Từ ngày4 đến 11/2/1945, Mĩ (Rudơven), Anh (Sớcsin), Liên Xô (Xtalin) họp hội nghị quốc tế ở Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hình thành một trật tự thế giới mới.

* Diễn biến: Hội nghị diễn ra gay go, căng thẳng. Vì thực chất của Hội nghị là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt, để phân chia phạm vị thế lực, phân chia thành quả chiến tranh của các lực lượng mạnh, giữ vai trò chủ chốt nhất trong chiến tranh. Sự phân chia đó có liên quan đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.

* Những quyết định của Hội nghị: (Nội dung của Hội nghị):

-Về việc kết thúc chiến tranh: 3 nước thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật; Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

-Ba cường quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để giữ gìn hòa bình an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.

* Thỏa thuận việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á:

-Ở châu Âu:Liên Xôchiếm Đông Đức, Đông Âu;Mĩ, Anh, Phápchiếm Tây Đức, Tây Âu.

-Ở châu Á:

+ Vùng ảnh hưởng của Liên Xô:Mông Cổ,Bắc Triều Tiên, Nam Xakhalin, 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Vùng ảnh hưởng của Mĩ và phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á…

+ Trung Quốc trở thành quốc gia thống nhất; Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cần cải tổ với sự tham gia của Đảng Cộng sản và các đảng phái dân chủ; trả lại cho Trung Quốc vùng Mãn Châu, đảo Đài Loan và quần đảo Bành Hồ.

+ Các vùng còn lại của Châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

- Theo thỏa thuận của hội nghị Pốtxđam (Đức, tổ chức từ ngày 17/7/1945 đến ngày 2/8/1945), việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh vào phía Nam vĩ tuyến 16 và quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc.

=> Những quyết định của hội nghị Ianta đã trở thànhkhuôn khổ của trật tự thế giới mới,thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta"

* Đánh giá những quyết định của Hội nghị:

-Nhìn chung, nội dung các bản hòa ước là thỏa đáng, đáp ứng được lợi ích của nhân dân các nước chiến thắng và không quá khắc khe, nặng nề đối với nhân dân các nước chiến bại.

-Do các cường quốc thắng trận thiết lập, nên lợi ích chủ yếu thuộc về các nước đó, song so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn trước đây, trật tự Ianta có những nét khác biệt:

+ Cơ quan duy trì hòa bình, an ninh của trật tự này là Liên Hợp Quốc, tiến bộ hơn so với Hôi Quốc Liên trước kia.

+ Có "cực" Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào CM XHCN, CM GPDT và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Việc giải quyết các vấn đề về chế độ chính trị, quân sự, lãnh thổ và bồi thường chiến tranh đối với các nước chiến bại được thỏa đáng hơn so với trật tự theo hệ thống Vecxai - Osinhtơn.

2- Sự sụp đổ trật tự hai cực Ianta:

-Sau hơn 40 năm, trật tự hai cực Ianta đã bị xói mòn:

+ Thắng lợi của CM Trung Quốc (1949) đã đập tan âm mưu của Mỹ khống chế Trung Quốc và Liên Xô buôc phải bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc.

+ Sự lớn mạnh về kinh tế của các nước tư bản phương Tây, đặc biệt là sự ra đời của khối thị trường chung châu Âu (EEC - 1957) làm suy giảm nghiêm trọng phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ở Tây Âu.

+ Sự phát triển "thần kỳ" của kinh tế Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Các nước Tây Âu, Nhật Bản trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của Mỹ.

+ Sự phát triển và thắng lợi của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mĩ latinh đã làm thay đổi bộ mặt của khu vực này và làm mất phạm vi ảnh hưởng của Mỹ và các nước Tây Âu.
-Từ 1988 - 1991, sau những biến động to lớn ở Đông Âu và Liên Xô, "trật tự hai cực Ianta" bị phá vỡ :

+ Khối Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô bị phá vỡ, kéo theo sự chấm dứt hoạt động của liên minh chính trị - quân sự (khối Hiệp ước Vácsava) và liên minh kinh tế (khối SEV).

+ Thế hai cực giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô bị phá vỡ: Liên Xô bị sụp đổ, tan vỡ từ góc độ nhà nước; sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ bị suy giảm so với Tây Âu và Nhật Bản.

+ Liên Xô và Mỹ rút dần sự "có mặt" của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới (phạm vi ảnh hưởng của liên Xô bị mất hết, còn phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị thu hẹp khắp nơi).

+ Sự vươn lên của Đức và Nhật Bản về kinh tế, chính trị đang là mối lo ngại cho các nước thắng trận trước đây (Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp ...).
=> Tóm lại: Sau hơn 40 năm tồn tại, trật tự hai cực Ianta đã từng bước bị xói mòn và đã hoàn toàn sụp đổ từ sau sự tan vỡ của khối Đông Âu và Liên Xô. Một trật tự thế giới mới – “đa cực” đang dần dần hình thành.

Câu hỏi: Em hiểu thế nào về Trật tự hai cực Ianta?

Trả lời:

- Trật tự hai cực ianta là Hai cực chỉ Mĩ, Liên Xô phân chia nhau phạm vi ảnh hưởng trên cơ sở thỏa thuận tại Ianta 2/1945

- Sự kiện này cũng dẫn đến việc hình thành Trật tự lưỡng cực Yalta là việc phân chia khu vực có ảnh hưởng giữa các nước lớn của phe đồng minh tại Hội nghị.

- Nội dung của hội nghị về việc kết thúc chiến tranh: Ba cường quốc thống nhất mục đích là tiêu diệt tận gốcChủ nghĩa Phát xítĐức vàChủ nghĩa quân phiệtNhật. Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh chống Nhật tạiChâu Ásau khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc. Ba cường quốc thống nhất sẽ thành lập một tổ chức để giữ gìnhòa bìnhvà an ninh thế giới (mà sau này làLiên Hợp Quốc).

- Hội nghị đã thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của 2 cường quốc Liên Xô và Hoa Kỳ:

+ Liên Xô duy trì ảnh hưởngĐông Âu,Đông Đức,Đông Berlin, quần đảoKuril(Nhật),Bắc Triều Tiên,Bắc Việt Nam, Đông BắcTrung QuốcvàMông Cổ;

+ Tương tự Hoa Kỳ cũng duy trì ảnh hưởng ở phần còn lại củachâu Âu(Tây Âu),Tây Đức,Tây Berlin,Nam Triều Tiên,Nam Việt Nam, phần còn lại của Nhật Bản, ở bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, quân đội Mỹ chiếm đóng miền Nam lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới quân sự, nhằm tạo cơ sở cho việc gìn giữ trật tự thế giới sau khi chiến tranh kết thúc. Anh, Pháp được khôi phục khu vực ảnh hưởng cũ.ÁovàPhần Lantrở thànhnước trung lập. VùngMãn Châu, đảoĐài Loanvà quần đảoBành Hồđược trao trả lại cho Trung Quốc. Ngoài ra, theo thỏa thuận củaHội nghị Potsdam, lấy vĩ tuyến 16 làm ranh giới, việc giải giáp quân độiNhậtđược giao cho quân độiAnhvề phíaNamvà quân độiTrung Hoa Dân Quốcvề phíaBắc.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu một số kiến thức về trật tự hai cực Ianta nhé!

1. Hoàn cảnh lịch sử hình thành trật tự hai cực Ianta

– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:

+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.

+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.

– Từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở Ianta(Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh và hìnhthành một trật tự thế giới mới.

– Thành phần tham dự : baogồm nguyên thủ của ba quốc gia có vai trò quan trọngnhất trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đó là Xtalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngLiên Xô), Rudơven (Tổng thống Mĩ) và Sớcsin (Thủ tướng Anh).

2.Hệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta.

- Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít và khu vực phát xít chiếm đóng, thành lập tổ chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận tại Hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, hoàn toàn khác trước (không cònhoàn toànbị chủ nghĩa đế quốc chi phối, mà đã có sự tham gia tích cực của các lực lượng dân chủ đứng đầu là Liên Xô và việc giải quyết các vấn đề an ninh thế giới dựa trên cơ chế an ninh tập thể thông qua Liên hợp quốc…).

- Khuôn khổ trật tự thế giới này chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô.

- Thế giới phân thành hai cực, hai phe :tư bản chủ nghĩavàxã hội chủ nghĩa-> hiện tượng đầu tiên trong Lịch sử thế giới. Quan hệ thù địch Mĩ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa…

- Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô những năm 1989 – 1991 đã dẫn tới việc chấm dứt “Trật tự thế giới hai cực Ianta” và một trật tự thế giới mới đang hình thành.

Trung Quốc :

– Theo thỏa thuận giữa Anh, Mĩ, Xô tại Ianta thì Trung Quốc sẽ là “khu đệm”, một chính phủ liên hiệp của Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch có sự tham gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ được thành lập.

– Cuộc đàm phán Quốc Cộng đã diễn ra và hai bên kí Hiệp định song thập (10 – 10 – 1945). Nhưng chưa đầy một năm sau, tháng 7 – 1946 cuộc nội chiến lần thứ ba bùng nổ.

=> Tình hình Trung Quốc đã không diễn ra như sự sắp đặt của 2 siêu cường.