Thoát vị cơ hoành là gì

Thoát vị hoành là sự nhô lên của các tạng trong ổ bụng thông qua cơ hoành (cơ hình vòm phân chia hai khoang ngực và bụng). Bệnh hiếm khi gây ra triệu chứng hoặc nếu có thì triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh của hệ tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua, đầy hơi,...

Thoát vị hoành xảy ra khi phần mô cơ bắp xung quanh lỗ thông giữa thực quản và dạ dày bị yếu đi, làm cho lồng ngực và ổ bụng không được ngăn cách hoàn toàn, các tạng trong ổ bụng sẽ tràn lên cơ hoành thông qua điểm yếu đó và gây ra tình trạng thoát vị hoành. Bệnh thường gặp ở người trên 50 và phụ nữ bị béo phì. Một số trường hợp là do bẩm sinh. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống để làm giảm các triệu chứng và nguy cơ biến chứng.

Thoát vị cơ hoành là gì

Thoát vị cơ hoành là gì

Thoát vị cơ hoành là gì

Thoát vị cơ hoành là gì

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị hoành

Nhiều người không gặp bất kỳ triệu chứng liên quan đến thoát vị hoành. Nếu có thì các triệu chứng thường là: Ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, đầy hơi, ợ hơi, hoặc đau, khó chịu ở dạ dày hay thực quản. Những triệu chứng này thường bị nhầm có liên quan đến trào ngược dạ dày - thực quản.

Một số người bị thoát vị hoành có thể đau ngực và dễ dàng bị nhầm lẫn với đau tim.

Ở trẻ sơ sinh có triệu chứng suy hô hấp ngay sau khi đẻ. Trẻ khó thở, tím tái, bụng lõm, ngực phồng và bị viêm phổi tái phát nhiều đợt. Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng tắc ruột.

Biến chứng có thể gặp khi bị thoát vị hoành

Thoát vị hoành nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng như:

  • Xoắn dạ dày.

  • Ruột xoay bất toàn.

  • Hoại tử, thủng dạ dày hay ruột.

  • Giảm sản thất trái.

  • Tràn dịch màng phổi.

  • Phì đại hai thận.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng được nhắc đến ở trên hoặc nếu bạn có những cơn đau ngực, đau bụng dữ dội, buồn nôn, ói mửa, không thể đại tiện, khó thở,... Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị hoành

Thông thường, thực quản và dạ dày nối với nhau bởi một lỗ trên cơ hoành. Thoát vị hoành xảy ra khi phần mô cơ hoành xung quanh lỗ này bị yếu, làm cho tạng trong ổ bụng trồi lên.

Thoát vị hoành thường là kết quả của nhiều yếu tố chẳng hạn như là:

  • Tổn thương khu vực cơ hoành.

  • Do khuyết tật bẩm sinh, khi sinh ra đã có sẵn một khe hở lớn trên cơ hoành.

  • Áp lực lớn liên tục tác động vào các cơ bắp xung quanh, chẳng hạn như khi ho, nôn mửa hoặc căng thẳng trong thời gian đi cầu, hoặc trong khi nâng vật nặng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai có nguy cơ mắc phải tình trạng thoát vị hoành?

Thoát vị hoành có thể xảy ra khi áp lực ở bụng tăng. Những tác nhân có thể gây tăng áp lực bụng bao gồm:

  • Béo phì.

  • Mang thai.

  • Ho.

  • Táo bón lâu dài.

  • Rặn khi đại tiện.

  • Bị chấn thương ở bụng.

Ngoài ra độ tuổi trên 50 tuổi cũng có nguy cơ mắc thoát vị hoành cao hơn bình thường.

Phụ nữ béo phì có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tình trạng thoát vị hoành

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn và thực hiện một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán bệnh.

Các xét nghiệm chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Siêu âm: Thường sử dụng trong trường hợp thoát vị hoành bên phải không xác định được bằng lưu thông ruột, vòm hoành mất độ liên tục, gan nằm trên cơ hoành.

  • Chụp X-quang: Kiểm tra vị trí của các tạng trên lồng ngực, trong đó tim bị đẩy sang bên đối diện, mất đường liên tịch của vòm hoành. Nếu chụp ngực để xem tình trạng dạ dày thì thì thấy dạ dày và ruột nằm trên lồng ngực.

Ngoài ra bác sĩ còn có thể tiến hành nội soi thực quản, đo áp lực thực quản để xác định có áp lực thấp tại nơi mà thực quản và dạ dày giao nhau.

Phương pháp điều trị tình trạng thoát vị hoành hiệu quả

Điều trị ban đầu:

  • Ngay khi có chẩn đoán của bác sĩ, cần phải nhanh chóng hỗ trợ hỗ hấp bằng thiết bị chuyên dụng.

  • Cho người bệnh giãn cơ và thở máy áp lực không quá 45mmHg vì phổi trong trường hợp này rất dễ vỡ.

  • Luồn Catheter động mạch rốn và nhĩ phải để điều trị và theo dõi, đặc biệt là các thông số về áp lực oxy, CO2.

Điều trị phẫu thuật:

Mục tiêu của việc phẫu thuật là đưa phần tạng bị thoát vị về lại đúng vị trí tại ổ bụng. Nếu có túi thoát thì cần được cắt bỏ. Tình trạng này thường thấy trong 20% trường hợp bị thoát vị.

Sau khi phẫu thuật đưa tạng về đúng vị trí, bác sĩ sẽ khâu lại lỗ thoát vị bằng miếng vá nhân tạo để tránh bị tái thoát vị.

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị hoành

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Luôn giữ trọng lượng cơ thể cân đối, không để bị béo phì.

  • Ăn uống khoa học bao gồm việc chia nhỏ bữa ăn thành 4 - 5 bữa/ngày và nên ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt.

  • Không ăn các thực phẩm dễ gây ợ chua, trào ngược dạ dày như: chocolate, thực phẩm cay, thức ăn làm từ khoai tây, hành, trái cây họ cam, quýt…

  • Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ HOÀNH

PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ HOÀNH

I. ĐẠI CƯƠNG

          Cơ hoành là một cấu trúc cân - cơ có hình vòm tạo thành vách ngăn, ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Sự hoàn chỉnh vách ngăn cơ hoành xảy ra vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Sự thất bại trong quá trình phát triển của các nếp gấp phúc - phế mạc từ thời kỳ bào thai sẽ tạo ra khiếm khuyết trên cơ hoành. Khiếm khuyết này làm thông thương khoang ngực với khoang bụng, thường xảy ra nhất là ở vùng sau, bên trái.

          Thoát vị cơ hoành là một dị tật bẩm sinh thường thấy ở trẻ nhỏ: Là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tuỳ thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách. Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề.

          Bệnh thường chiếm tỉ lệ 1/12500 trẻ mới sinh ra, tỉ lệ tử vong là khoảng 30 – 50%.

          Thoát vị cơ hoành ở người lớn thường là thoát vị khe thực quản. Cơ hoành có ba lỗ mở chính và các lỗ nhỏ phụ để giúp cho thực quản, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ trên “chui qua”. Sự thoát vị của dạ dày qua khe thực quản được gọi là thoát vị khe thực quản. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của thoát vị khe thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Hiện tượng trào ngược này có liên quan đến một số yếu tố, trong đó có hoạt động của cơ thắt dưới thực quản.

          Thoát vị khe thực quản xảy ra ở người trẻ tuổi có thể là thoát vị bẩm sinh, những thoát vị mắc phải thường gặp ở người lớn tuổi. Nguyên nhân của thoát vị khe thực quản là do sự suy yếu màng ngăn thực quản (thoát vị mắc phải) hay một lổ khiếm khuyết của cơ hoành ở khe thực quản (thoát vị bẩm sinh). Những thoát vị này thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, thường một số trường hợp phần dạ dày thoát vị có thể tự xuống được hoặc không. Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh chụp phổi hoặc nghĩ đến khi đi khám với triệu chứng của bệnh cảnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày thực quản: như khó thở, mệt mỏi, ăn chậm tiêu, nôn ói từng giai đoạn, rối loạn tiêu hoá…Bệnh được điều trị bằng phấu thuật nhằm mục đích đưa phần tạng bị thoát vị phục hồi về vị trí cũ, khâu phục hồi lại lỗ thực quản cơ hoành. Bệnh thường có tiến triển tốt sau mổ.

          II. CHỈ ĐỊNH

          - Người bệnh được chấn đoán là thoát vị hoành với hỗ sơ đầy đủ xét nghiệm, chụp phim, nội soi.

          - Người bệnh có đủ điều kiện để mổ nội soi.

          III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

          - Thể trạng người bệnh quá yếu không chịu được phẫu thuật.

          - Người bệnh già yếu, có nhiều bệnh phối hợp.

          - Chống chỉ định của phẫu thuật nội soi:

          + Tiền sử mổ viêm phúc mạc, tắc ruột.

          + Cổ trướng tự do hoặc cổ trướng khu trú.

          + Thoát vị thành bụng, thoát vị rốn.

          + Nhiễm khuẩn tại chỗ thành bụng o Bệnh lý rối loạn đông máu.

          - Chống chỉ định bơm hơi phúc mạc: Bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tâm phế mãn.

          IV. CHUẨN BỊ

          1. Người thực hiện: Người thực hiện tiêu hóa, nội soi và gây mê hồi sức có kinh nghiệm.

          2. Phương tiện: Bộ trang thiết bị đồng bộ mổ nội soi của hãng Kall Storz.

          3. Người bệnh

          - Các xét nghiệm cơ bản, nội soi, Xquang, siêu âm ổ bụng.

          - Nội soi có viêm thực quản trào ngược, có hình ảnh thoạt vị hoành.

          - Truyền bù nước điên giải, kháng sinh dự phòng trước mổ.

          V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

          1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, đặt ống thông dạ dày trước mổ. Người bệnh năm ở tư thế đầu cao chân thấp một góc 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang.     Hai chân dạng một góc 90 độ.

          2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.

          3. Kỹ thuật:

          - Đưa các tạng trở lại ổ bụng: dùng các kìm cặp ruột đưa các tạng trở lại ổ bụng. Nếu dính cần phải gỡ dính cẩn thận trách làm thủng các tạng.

          - Bộc lộ 2 cột trụ hoành: Sau khi mở mạc nối nhỏ, dùng que gạt nâng thực quản bụng để bộc lộ 2 cột trụ hoành. Khâu khép lại 2 cột trụ hoành bằng chỉ ethibon 2.0 không tiêu. Chú ý vị trí khâu không làm chít hẹp thực quản. Tôt nhất là đặt vào thực quản 1 ống thông có cỡ 24 - 26Fr và khâu trên ống thông đó để đảm bảo không hẹp.

          - Tạo van chống trào ngược kiểu Rossetti: Đưa một kẹp không chấn thương luồn vào khoảng trống sau thực quản kéo nhẹ nhàng một phần phình vị lớn qua mặt sau thực quản sang bên phải thực quản. Mũi khâu đầu tiên giữa phần phình vị lớn bên phải với mặt trước của phình vị lớn bên trái thực quản sao cho phần phình vị lớn dạ dày ôm quanh thực quản không quá chật cũng không quá rộng. Thường cần khâu khoảng 3 - 4 mũi chỉ không tiêu để tạo ra được đoạn ống bằng phình vị lớn dài khoảng 3 - 4 cm bọc quanh thực quản. Để xác định chính xác độ rộng của van, đặt trong lòng thực quản ống thông có kích thước 24

          - 26 Fr làm chuẩn. Phía trên van được cố định vào chân cơ hoành trái. Phía dưới khâu một mũi cố định vào bên phải dạ dày. Kiểm tra toàn bộ ổ bụng, hút sạch dưới hoành trái, phải, tháo hơi, rút các trocar, đóng các lỗ.

          - Tạo van chống trào ngược kiểu Touper hoặc Dor : Tham khảo bài 26 và bài 45.

          VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

          1. Theo dõi

          - Như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung.

          - Kháng sinh từ 2 đến 5 ngày.

          - Cần lưu ý bồi phụ nước và điện giải.

          2. Tai biến và xử trí

          2.1. Trong phẫu thuật

          - Thủng thực quản: khâu ngay và tạo hình van toàn bộ.

          - Chảy máu: cặp clip cầm máu.

          2.2. Sau phẫu thuật

          - Cháy máu: mổ lại cầm máu

          - Viêm phúc mạc do thủng tạng: mổ lại dẫn lưu hoặc khâu thủng tùy tình trạng ổ bụng

          - Áp xe tồn dư trong ổ bụng: xác định bằng siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.

          Tùy kích thước hướng XỬ trí khác nhau: điều trị kháng sinh hoặc mổ, chích dẫn lưu.