Thôn nà này xã tiêm hóa thiêm hóa tuyên quang năm 2024

Chiêm Hóa được biết đến là địa điểm du lịch có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ với nhiều danh thắng và di tích lịch sử, cùng với đó là tiềm năng về du lịch sinh thái. Trong thời gian qua, phát huy yếu tố điều kiện tự nhiên vốn có, huyện Chiêm Hóa đã bắt đầu có những bước đi quan trọng trên con đường phát triển. Một trong những điểm đến hấp dẫn trong du lịch sinh thái ở Chiêm Hóa phải kể đến Điểm du lịch sinh thái Bản Biến, xã Phúc Sơn, nơi có nhiều hang động, thác nước kỳ vỹ cùng môi trường tự nhiên, không gian trong lành.

.jpg)

Đến với Bản Biến du khách được ngắm nhìn những cánh đồng lúa trải dài trong thung lũng núi đá vôi.

Đến với Bản Biến, ai cũng có thể cảm nhận được sự đổi thay từng ngày trong cuộc sống của người dân nơi đây. Từ con đường lổm chổm đất đá, đi lại khó khăn nay đã được thay bằng con đường bê tông trải dài đến cuối thôn, nhiều ngôi nhà mới mọc lên san sát hai bên đường với hình thức xây dựng theo hướng dịch vụ, du lịch homestay đã giúp Bản Biến từng bước có một diện mạo mới. Thôn Bản Biến, xã Phúc Sơn có hơn 200 hộ dân thì có trên 90% hộ gia đình là người dân tộc Dao, cùng với tập trung phát triển sản xuất, chăn nuôi, nhiều hộ gia đình ở Bản Biến hiện nay đã biết khai thác tiềm năng từ tự nhiên để phát triển dịch vụ du lịch, tạo ra luồng gió mới, hướng đi mới thúc đẩy kinh tế - xã hội ở thung lũng nhỏ này phát triển. Vui vẻ chia sẻ với chúng tôi, anh Lý Đại Hội, chủ homestay Hoa Lan Rừng cho biết, gia đình anh là một trong những hộ đi đầu trong việc xây dựng nhà sàn, làm dịch vụ homestay phục vụ du khách.

.jpg)

Thác nước Pù Chú chảy dài trên núi đá xuống tạo ra những màn sương mờ ảo.

Du khách đến với Bản Biến sẽ được anh giới thiệu, đưa đi tham quan các hang động kỳ thú, đắm mình trong những thác nước tự nhiên với làn nước mát lạnh, trong xanh. Đặc biệt là du khách còn được trải nghiệm, thưởng thức những món ăn ẩm thực truyền thống của địa phương, biết thêm về con người và nét đẹp văn hóa truyền thống, trang phục của người dân tộc Dao nơi đây. Tuy mới nhen nhóm và có bước đi đầu tiên nhưng anh tin rằng dịch vụ du lịch sinh thái ở Bản Biến sẽ ngày càng phát triển, là điểm đến lý thú cho những ai thích trải nghiệm vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng.

Du khách tham quan Homestay.

Du lịch sinh thái được biết đến là một trong những loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa cùng sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. Xác định được việc phát triển dịch vụ du lịch gắn với hiệu quả kinh tế đem lại, người ở Bản Biến đã và đang thay đổi cả về tư duy, nhận thức đến cách làm, từ đó xây dựng Bản Biến không chỉ đẹp về không gian, cảnh quan tự nhiên, sạch về môi trường mà còn đẹp cả về góc nhìn của con người, lấy cái tâm của mình để phát triển du lịch, hướng về cộng đồng. Ngoài việc được khám phá hệ sinh thái tự nhiên với nhiều hang động, thác nước, thì việc phát triển dịch vụ, các hoạt động vui chơi, giải trí cũng đang được cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như các hộ gia đình ở Bản Biến đẩy mạnh thực hiện, với mong muốn phục vụ tốt nhất cho du khách mỗi khi đến Bản Biến. Trong thời gian qua, nhiều đoàn du khách trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh, khách nước ngoài đã đặt chân đến Bản Biến, đến đây du khách được trải nghiệm thực tế, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng sinh thái trên núi đá; đi khám phá hang Thẳm Nặm, hang Chợ Khỉ, Thẳm Vài với nhiều khối nhũ đã muốn sắc và được ngắm thác nước Tát điền, thác Pù Chú chảy dài trên núi đá, qua đó đã để lại nhiều dấu ấn khó quên.

.jpg)

Những hang động và thác nước với vẻ đẹp hoang sơ.

Du lịch sinh thái không chỉ đem lại nguồn lợi lớn trong phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân ở Bản Biến, Phúc Sơn mà nó còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa, giữ gìn môi trường. Cảnh quan hữu tình với những cánh rừng núi đá nguyên sinh trung điệp bao quanh cùng những hang động, thác nước kỳ vỹ là yếu tố quan trọng, tiềm năng thuận lợi để Bản Biến hôm nay trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách, góp sức cùng huyện Chiêm Hóa từng bước xây dựng ngành công nghiệp không khói phát triển và trở thành thế mạnh của địa phương./.

Thời gian gần đây, du lịch nông nghiệp được xem là “mỏ vàng” trong phát triển kinh tế nông thôn, động lực đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM). Chính vì vậy, để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới huyện Na Hang xác định phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025.

Được thiên nhiên ưu đãi, huyện Na Hang sở hữu Khu bảo tồn thiên nhiên với trên 33.000 ha thuộc địa bàn các xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khâu Tinh, Côn Lôn và thị trấn Na Hang, giáp với các xã của huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn). Trong khu bảo tồn có trên 21.000 ha là rừng đặc dụng, khí hậu mang tính chất của khí hậu vùng núi cao. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang còn khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới vẫn còn ở tình trạng nguyên sinh, cảnh quan thiên nhiên kỳ vỹ, có độ đa dạng sinh học cao. Đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận được trên 2.000 loài thực vật, nhiều loại được ghi trong sách Đỏ Việt Nam như trai, nghiến, lát hoa, hoàng đàn, trầm gió, nhiều cây thuốc quý… Khu bảo tồn có nhiều loài chim, thú quý, hàng nghìn loại cá, trong đó có cá Dầm xanh, Anh Vũ; nhiều loài động vật trong khu bảo tồn được ghi trong sách Đỏ Việt Nam, sách Đỏ thế giới như voọc mũi hếch, voọc đen mũi trắng, rùa đất…

Dựa trên những yếu tố thuận lợi mà thiên nhiên mang đến, huyện đã quy hoạch một số điểm du lịch cộng đồng; đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, điểm du lịch, các tuyến đường giao thông kết nối. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, di tích lịch sử; gắn kết với phát triển du lịch; duy trì và tổ chức hằng năm Tuần Văn hóa - Du lịch huyện Na Hang, Lễ hội Hoa lê Hồng Thái. Xây dựng 3 làng văn hóa tại thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái; thôn Nà Khá, xã Năng Khả; thôn Bản Bung, xã Thanh Tương… Tập trung nâng cao các sản phẩm du lịch đặc trưng hiện có, nghiên cứu các sản phẩm du lịch mới, hiện đại như: trải nghiệm quần thể rừng nghiến 1.000 năm tuổi gắn với khám phá hang động, làng văn hóa các dân tộc; bay dù lượn, bay khinh khí cầu biểu diễn; đua xe ô tô địa hình, xe đạp… vào thử nghiệm để thu hút khách du lịch.

.png)

Vườn hoa cải xã Hồng Thái, địa điểm chụp ảnh yêu thích của du khách (Ảnh nguồn internet)

Tiêu biểu tháng 9 vừa qua, thôn Khâu Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang được nhận danh hiệu làng du lịch. Nổi tiếng, là vùng đất sơn thủy hữu tình, thôn Khâu Tràng như một bức tranh thơ mộng, nơi đây có những triền đồi nở trắng hoa lê, điểm màu tím hoa sim thơ mộng. Vào mùa thu du khách đến đây sẽ được ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, làn mây quấn quýt cùng du khách, những ngôi nhà cổ của người Dao Tiền và những nụ cười tươi rói, thân thiện mến khách của người dân ở đây. Với trên 30 gia đình làm du lịch với 11 cơ sở lưu trú, đáp ứng nhu cầu đón trên 400 khách du lịch mỗi ngày. Đến Khâu Tràng, du khách sẽ được thưởng thức những nét văn hóa truyền thống của người Dao Tiền, được trải nghiệm những hoạt động hàng ngày trong đời sống của bà con nơi đây. Đặc biệt, là các món ăn truyền thống, các sản phẩm nông sản do bà con trong thôn trực tiếp sản xuất.

Chị Đặng Thị Hà – chủ homestay Hoàng Hà phấn khởi chia sẻ: “Những năm gần đây nhờ kết hợp du lịch với nông nghiệp nên đời sống của người Dao Tiền ở xã Hồng Thái ngày một nâng cao, cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn”.

Cũng theo Ông Vi Ngọc Quý, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Na Hang, cho biết: “Đối với xã Hồng Thái, UBND huyện đã chỉ đạo nhân dân duy trì, chăm sóc tốt vườn lê, phát triển trồng hoa, rau cải, quy hoạch đồng ruộng gieo cấy đúng khung thời vụ, cùng một loại giống, để lúa chín vàng đều phát triển du lịch. Nhờ vậy, bà con có nguồn thu thêm từ chụp ảnh và các dịch vụ khác khi du khách tới tham quan”.

Bên cạnh đó, để người dân làm du lịch chuyên nghiệp hơn, huyện Na Hang thường xuyên quan tâm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng giúp người dân nâng cao kỹ năng làm dịch vụ du lịch. Qua đó, ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa, kỹ năng về kinh doanh du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp, quảng bá, giới thiệu hình ảnh, điểm đến đã được từng bước nâng cao.

Với những kết quả bước đầu mang lại, đã góp phần làm thay đổi tư duy, đời sống của người dân địa phương nơi đây. Điều này đã cho thấy hướng đi này là đúng đắn và cần tiếp tục chú trọng đầu tư với những cách làm đa dạng. Trong thời gian tới, huyện Na Hang đã xác định tiếp tục phát huy nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và các điểm dừng chân; nâng cao chất lượng, hiệu quả của loại hình du lịch cộng đồng; lồng ghép các chương trình, kế hoạch, nguồn vốn để thực hiện phát triển du lịch trong đó trọng tâm là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; đa dạng hoá các hình thức quảng bá du lịch; phát huy những tiềm năng, lợi thế du lịch nông nghiệp, nông thôn sẵn có gắn với thực hiện hiệu quả chương trình nông thôn mới của địa phương./.

Chủ đề