Thụ thai bao lâu thì thai vào buồng tử cung

Bài viết được viết bởi BS Nguyễn Văn Hùng - Bác sĩ Sản Phụ khoa, Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Time City

Sau khi trứng thụ tinh, trong khoảng từ 10 đến 12 giờ đồng hồ trứng thụ tinh sẽ vượt qua eo vòi tử cung. Vậy sau quá trình này, thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu, thai vào tử cung chậm là trai hay gái?

Sau khi thụ tinh, trứng lưu lại khoảng 48 giờ trong đoạn bóng của vòi tử cung. Trong thời gian này, trứng thụ tinh thực hiện các hoạt động phân bào, để đạt đến giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào (giai đoạn phôi dâu) và không gia tăng về thể tích. Nồng độ progesterone từ hoàng thể buồng trứng tăng cao làm giãn cơ vòi tử cung. Trứng thụ tinh nhanh chóng vượt qua eo vòi tử cung trong khoảng 10 - 12 giờ. Sau giai đoạn này, thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu? Khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh đến niêm mạc trong buồng tử cung và gắn vào đó khi đang ở giai đoạn 8 – 16 tế bào và phôi thai tiếp tục phát triển trong buồng tử cung đến khi đủ tháng [1].

Tuy nhiên trong thời gian này chưa thể phát hiện được có thai khi siêu âm thai, xét nghiệm Beta hCG có thể phát hiện được trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ khoảng từ 6->14 ngày sau khi thụ tinh.

Ngực căng đau sau khi chậm kinh là một dấu hiệu cho biết thai đã vào tử cung.

Cơn nóng bất chợt

Một cơn nóng bất chợt khiến thai phụ cảm thấy nóng, đổ mồ hôi, thậm chí điều này có thể kéo dài trên 50 phút là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu thai đang làm tổ khiến cơ thể người mẹ phải tạo ra nhiều máu và việc lưu thông máu cũng sẽ nhanh hơn bình thường. Đồng thời quá trình trao đổi chất hoạt động nhiều hơn. Do đó huyết áp và thân nhiệt của người mẹ cũng tăng lên. Kết hợp với một số dấu hiệu bên trên, bạn có thể dự đoán điều này một cách chắc chắn.

Khi trứng được thụ thai thành công, ít nhiều người phụ nữ sẽ cảm nhận được sự thay đổi khác thường của cơ thể. Ngoài ra cũng cảm thấy chán một số món ăn đã từng ưa thích hoặc thèm ăn một món nào đấy mà trước đây chưa bao giờ thích, hoặc buồn nôn hay đi tiểu nhiều hơn trong vòng 1 tuần. Vì khi phôi thai bám vào tử cung thành công, lượng máu cần cung cấp cho vùng xương chậu tăng gây áp lực lên bàng quang làm chị em buồn tiểu nhiều hơn.

Buồn nôn là một trong hiện tuộng ốm nghén khi mang thai.

Cần làm gì khi có dấu hiệu mang thai?

Khi xuất hiện những dấu hiệu mang thai, người mẹ nên chú ý đến sức khỏe dinh dưỡng của mình nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi.

Khám thai

Khám thai để loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp… nhằm phòng ngừa các biến chứng có thể xảy đến trong thai kỳ như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ…

Chế độ ăn uống lành mạnh

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng gia tăng nồng độ estrogen, sẽ làm tăng khả năng thành công khi phôi thai bám vào tử cung. Nên ăn nhiều rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, cải xoăn, cải xanh và bổ sung thêm hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt.

Bổ sung thêm thực phẩm giúp phát triển hormone trong cơ thể như dầu dừa, dầu gan cá tuyết, hạt maca.

Thêm vào khẩu phần ăn các loại hạt như hạt bí ngô, hạt hướng dương, tảo xoắn,…

Giữ tâm trạng thoải mái

Tâm trạng bồn chồn lo lắng sẽ làm cho quá trình phôi thai bám vào tử cung gặp trở ngại. Vì vậy chị em nên giữ tinh thần thật thoải mái.

Giấc ngủ đủ

Chị em nên nhớ ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 giờ mỗi ngày, có thể ngủ một vài giấc nhỏ trong ngày giấc ngủ phải thật chất lượng.

Một giấc ngủ đủ và ngon mang lại sức khỏe cho thai phụ và thai nhi.

Tập thể dục

Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng hay những động tác yoga cơ bản giúp phôi thai nhanh bám vào tử cung và tốt cho việc sinh sản sau này.

Xem thêm video đang được quan tâm

Cận cảnh những "thiên thần" ra đời tại khu điều trị sản phụ mắc COVID-19 lớn nhất cả nước 


Video liên quan

Chủ đề