Thư viện khoa học xã hội và nhân văn

  1. Trang chủ
  2. Kiến thức chuyên ngành
  3. Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) xây dựng theo định hướng mô hình Learning Commons

TÓM TẮT: Thư viện Khoa Thông tin - Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng theo định hướng mô hình Learning Commons của Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số (IDT) với khu vực hành lang ngoài và 7 khu vực chức năng khác trong Thư viện cùng trang bị nhiều thiết bị an ninh, Scan - Số hóa, Phần mềm Thư viện hiện đại,... để phục vụ nhu cầu của bạn đọc.

TỪ KHÓA: Mô hình Learning Commons, Thư viện Khoa Thông tin - Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thư viện, Mô hình Thư viện

1. LỜI NÓI ĐẦU

Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội với bề dày lịch sử hình thành trên 20 năm đã đóng góp trong công cuộc đào tạo những thế hệ cán bộ Thư viện, chuyên gia Thông tin trong thời kỷ Đổi mới xây dựng đất nước. Với sứ mệnh vì tương lai giáo dục của Nước nhà Khoa Thông tin – Thư viện trong nhiều năm qua đã có những nỗ lực không ngừng, từ việc các cán bộ giảng viên với lòng say mê yêu nghề giảng dạy với nhiều tâm huyết, cho đến việc đổi mới chương trình học để phù hợp hơn với nhu cầu thiết thực của thời đại đã tạo hứng thú nghiên cứu, học tập cho sinh viên, giúp thúc đẩy giáo dục và đào tạo một cách mạnh mẽ. ­­­Đặc biệt trong năm 2019 Khoa Thông tin – Thư viện đã hợp tác với Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số (IDT) để triển khai xây dựng Thư viện Thực hành cho sinh viên của Khoa. Với sự tư vấn của đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện của Công ty IDT cùng định hướng, đầu tư sáng suốt của lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Khoa đã quyết định xây dựng Thư viện của Khoa Thông tin – Thư viện theo định hướng mô hình Learning Commons.

Mô hình Learning Commons hay tạm dịch là Không gian học tập chung được hiểu là: “Mô hình thư viện mở áp dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất bằng công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tiện ích hướng tới nhu cầu của người dùng tin; coi người dùng tin là trung tâm của mọi hoạt động của mình.” [1]

Ý tưởng để xây dựng những mô hình Lerning Commons trong Thư viện được bắt nguồn từ những nhà Thư viện học Hoa Kỳ từ những năm 90 của thế kỉ XX. Vào năm 1992 mô hình Learning Commons đầu tiên được xây dựng và triển khai tại Thư viện Đại học Iowa, đến năm 1994 tại Nam California của Mỹ, và tiếp đó nhận thấy được ưu điểm do mô hình này đem lại nên nhiều Thư viện trên toàn thế giới đã triển khai. Cho đến nay thuật ngữ Learning Commons không còn quá xa lạ đối với những người thuộc trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện, tuy nhiên có thể thấy được rằng để triển khai mô hình Learning Commons cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nguồn kinh phí đầu tư triển khai các trang thiết bị, phần mềm tiên tiến để tích hợp với Thư viện phục vụ người dùng tin. Tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều Thư viện triển khai theo hướng mô hình này có thể kể đến như: Thư viện Đại học Tôn Đức Thắng, Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân…

Trên thực tế có nhiều người đã lầm tưởng mô hình Learning Commons chỉ phù hợp để áp dụng cho các Thư viện lớn, tính khả thi trong đầu tư xây dựng mô hình này với những Thư viện thông thường là không thể; nhưng Công ty IDT trong nhiều bài viết nghiên cứu và thực tiễn triển khai về mô hình này đã chỉ ra rằng việc kiến tạo những phòng/ không gian/ khu vực chức năng đặc biệt với nguồn kinh phí vừa phải hướng tới người dùng tin là trung tâm của mọi hoạt động là một hình thức xây dựng định hướng mô hình Learning Commons.

XEM THÊM TẠI:

[1] Hải Anh (2019), Định hướng mô hình Learning Commons tại Thư viện Đại học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, truy cập tại:

https://idtvietnam.vn/vi/dinh-huong-mo-hinh-learning-commons-tai-thu-vien-dai-hoc-gop-phan-nang-cao-chat-luong-giao-duc-va

[2] Hải Anh (2019), Đề xuất xây dựng sản phẩm và dịch vụ phục vụ người nghèo theo định hướng mô hình Learning Commons tại Thư viện Công cộng, truy cập tại:

https://idtvietnam.vn/vi/de-xuat-xay-dung-san-pham-va-dich-vu-phuc-vu-nguoi-ngheo-theo-dinh-huong-mo-hinh-learning-commons

[3] Lương Thị Thắm (2016), Xây dựng Thư viện hiện đại theo hướng Learning Commons – Không gian học tập chung, truy cập tại:

https://idtvietnam.vn/vi/node/568

Hiểu được điều đó, những lãnh đạo của trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã cùng bắt tay với Công ty IDT thảo luận, bàn bạc đưa ra những ý tưởng hợp lí để xây dựng nên một mô hình Learning Commons phù hợp cho Thư viện của Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với mong muốn thông qua hoạt động đầy ý nghĩa và thiết thực này sẽ đem lại kết quả tốt, tạo ra một Không gian học tập chung đầy tiện ích, tạo điều kiện thúc đẩy giáo dục và đào tạo cho những bạn đọc (chủ yếu là những sinh viên của Khoa).

Sau nhiều lần bàn bạc kĩ lưỡng mô hình định hướng Learning Commons tại Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã được khởi công và hoàn thành với sự đóng góp của Ban lãnh đạo Nhà trường, Ban lãnh đạo Khoa, Quý thầy/ cô, cùng nhiều cá nhân khác…

2. GIỚI THIỆU CHUNG

Về cơ bản Thư viện Khoa có một dãy hành lang đi bên ngoài cùng với bên trong gồm 7 khu vực chức năng khác nhau với hệ thống máy móc tiên tiến, phần mềm hiện đại và các đồ vật trang trí bắt mắt, nhiều cây xanh và tranh ảnh do các sinh viên, cựu sinh viên đem tặng gây thu hút cho bạn đọc. Thư viện nằm tại địa chỉ tầng 5, tòa nhà A trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6 (từ 8 giờ đến 17 giờ hàng ngày).

Thư viện Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn với nhiều hệ thống máy móc hoạt động trên nền tảng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) - công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng. Công nghệ RFID có nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ mã vạch, khi công nghệ mã vạch - là công nghệ định danh trực diện (line-of-sight technology), máy đọc cần phải tiếp xúc trực tiếp đối tượng ở khoảng cách gần để nhận dạng. Đối với công nghệ RFID, đầu đọc có thể xác định đối tượng ở khoảng cách xa trong môi trường không gian 3 chiều (3D).

Tại Thư viện có sử dụng hệ thống an ninh RFID bao gồm các trang thiết bị là:

  • Cổng an ninh: Cổng an ninh hoạt động với tính năng nhận dạng bằng sóng vô tuyến (Radio Frequency Identification). Các tài liệu có dán một nhãn RFID đã được kích hoạt (activate) tính năng chống trộm sẽ phát ra âm báo và đèn hiệu nếu một người mượn tài liệu sai quy trình, mang tài liệu đi giữa các anten, ra khỏi khu vực cho phép của Thư viện. Chức năng chống trộm chỉ được vô hiệu hóa (de-activate) khi tài liệu được mượn tại quầy thủ thư hoặc tại các trạm tự phục vụ có chức năng đăng ký mượn tài liệu và tắt chức năng này thì tài liệu mới không gây ra báo động. Với thiết kế chắc chắn, chiều cao độ rộng hợp lí, cùng màu sắc trong suốt tạo cảm giác thân thiện cổng an ninh được lắp đặt ngay tại phía cửa ra vào của Thư viện.
  • Trạm thủ thư: Trạm cho phép cán bộ Thư viện xác định và đọc thông tin tất cả các vật phẩm đã gắn nhãn/ chip RFID và kích hoạt (activate) hoặc bỏ kích hoạt (de-activate) tính năng chống trộm, hỗ trợ bạn đọc mượn tài liệu một cách nhanh chóng. Trạm với thiết kế nhỏ gọn được đặt tại quầy thủ thư, khi phát sinh một yêu cầu mượn/trả, (các) tài liệu sẽ được đặt lên trạm để đọc thông tin trên chip RFID gắn trong tài liệu. Lúc này cán bộ Thư viện chỉ việc kết hợp với thông tin bạn đọc qua thẻ để thực hiện giao dịch mượn/trả này thông qua một lần nhấn nút trên phần mềm. Các tính năng an ninh (EAS) trên các tài liệu được bỏ kích hoạt và giao dịch được ghi nhận trên cở sở dữ liệu. Đồng thời khi Thư viện bổ sung thêm tài liệu mới, những tài liệu này sẽ được dán nhãn/ chip RFID và ghi thông tin định danh tài liệu lên chip thông qua trạm thủ thư. Đây chính là cơ sở để các thiết bị RFID có thể xác định được đó là tài liệu gì trong suốt chu trình lưu thông của tài liệu.
  • Nhãn/ chip RFID: Có chứa chíp vi xử lý và anten. Nó có thể đọc, ghi dữ liệu, và thậm chí có chứa cả thông tin về bảo mật. Một nhãn/ chip RFID có thể tích hợp cả hai chức năng là nơi chứa thông tin về tài liệu phục vụ cho quá trình mượn/ trả, đồng thời cũng bảo đảm tính an ninh cho tài liệu nếu bị đưa ra khỏi khu vực không cho phép của Thư viện mà chưa làm đúng các thao tác mượn/ trả theo quy định lập tức sẽ có tính hiệu báo động. Không giống như những Thư viện thông thường khác để đảm bảo tính an ninh, đồng thời để phục vụ lưu thông tài liệu Thư viện phải sử dụng cả dây/ chỉ từ và công nghệ Barcode.

Với hệ thống an ninh đảm bảo cho việc kiểm soát tài liệu được chặt chẽ Thư viện còn trang bị nhiều thiết bị công nghệ, vật dụng khác trong các khu vực khác nhau để phục vụ người dùng tin, cụ thể sẽ chia thành khu vực hành lang ngoài và 7 khu vực ở trong.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Nhân viên IDT cài đặt phần mềm cho Thư viện Khoa (bên phải cạnh máy laptop là trạm thủ thư) (Nguồn ảnh: Hải Anh)

3. NỘI DUNG CHÍNH

3.1. Khu vực hành lang ngoài

Ngay từ cửa đi vào dãy hành lang với màu trắng chủ đạo tạo cho bạn đọc cảm giác thoáng mát, dễ chịu. Màu trắng thường được chọn để sơn vào những bức tường của khu vực công cộng để tránh gây loạn thị giác, hay choáng bởi màu sắc cho người nhìn, đồng thời thể hiện mức độ vệ sinh sạch sẽ của khu vực. Nhưng nếu chỉ màu trắng không thôi sẽ gây ảo giác, nhất là trong trường hợp làm việc hoặc học tập mệt mỏi, mắt của người đọc bị mỏi do làm việc căng thẳng một thời gian dài. Giống trong trường hợp các bác sĩ khi phẫu thuật phải khoác trên mình áo blouse màu xanh do khi phẫu thuật nhìn màu đỏ của máu nhiều dễ gây ảo giác, màu xanh là màu cân bằng tốt nhất với màu đỏ, tạo cảm giác dễ chịu cân bằng lại cho mắt. Vì vậy ngay tại ngoài dãy hành lang đã trang bị một dãy ghế sofa màu đỏ phục vụ cho việc ngồi nghỉ ngơi cho bạn đọc sau những giờ học tập, nghiên cứu; và một khu vực ngồi làm việc đơn cho bạn đọc với ghế ngồi màu cam giúp cân bằng màu sắc, tạo điểm nhấn đặc biệt cho bạn đọc chú ý.

Đầu khu vực ra vào của Thư viện đã trang bị một tủ để đồ nhiều ngăn với khóa riêng giúp bạn đọc cất đồ đạc cá nhân khi vào Thư viện. Thư viện còn trang bị thêm một máy mượn/ trả sách tự động cho bạn đọc ngay ở khu vực hành lang, với thiết kế nhỏ gọn, màn hình cảm ứng, bạn đọc có thể dễ dàng tự mượn/ trả sách với vài thao tác đơn giản mà không cần đến sự trợ giúp của cán bộ Thư viện.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Thư viện Khoa nhìn từ ngoài hàng lang (Nguồn ảnh: Hải Anh)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Hành lang Thư viện (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Từ trái qua phải: Trạm mượn/ trả sách tự động, ghế sofa, bàn ngồi làm việc cá nhân (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Cận cảnh máy mượn/ trả sách tự động của Thư viện (Nguồn ảnh: Hải Anh)

3.2. Khu vực trong thư viện

(1) Khu vực quầy thủ thư – hệ thống đa phương tiện:

Đây là khu vực phục vụ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc, nơi cán bộ Thư viện làm việc. Tại khu quầy làm việc có trang bị máy tính cùng phần mềm Quản lý Thư viện với trạm thủ thư để phục vụ việc lưu thông tài liệu. Ngay gần quầy là các trang thiết bị như máy Scan, Photo, in A3 để phục vụ cho bạn đọc. Những thiết bị cần thiết được sắp xếp để gần khu vực quầy thủ thư giúp cán bộ Thư viện trở nên thuận tiện, linh hoạt trong công tác tư vấn cho bạn đọc, đồng thời bạn đọc có thể khai các dịch vụ được hiệu quả hơn.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Quầy thủ thư (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Khu vực các sản phẩm máy móc đa phương tiện (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

(2) Khu vực phòng họp nhóm:

Với mặt bàn gỗ dài, ánh sáng đầy đủ có thể sắp xếp cho hơn 20 vị trí ngồi, ở khu vực này có thể diễn ra nhiều hoạt động. Trang thiết bị đi kèm như màn hình chiếu, dàn loa âm thanh, micro… để phục vụ việc thuyết trình. Đây là khu vực được lựa chọn diễn ra các buổi họp tại Khoa và tọa đàm chuyên đề.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Khu vực bàn làm việc của phòng họp nhóm (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Sinh viên ngành IM honors program với buổi final fitching môn học tại phòng họp nhóm (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Sinh viên ngành IM honors program với buổi final fitching môn học tại phòng họp nhóm (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Cán bộ kĩ thuật Công ty IDT với buổi Demo sản phẩm (Nguồn ảnh: Hải Anh)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Cán bộ kĩ thuật Công ty IDT với buổi Demo sản phẩm (Nguồn ảnh: Hải Anh)

(3) Góc check – in:

Kế bên ngay khu vực phòng họp nhóm là một khu vực với màu sắc bắt mắt, phông tường được sơn màu xanh dương tạo cảm giác thân thiện, màu sắc được coi là gần với màu xanh cổ điển (màu sắc của năm 2020). Nhưng xanh cổ điển mang theo hơi hướng trầm, màu có phần tính lạnh thì ngược lại màu xanh dương tạo cho ta cảm thấy dịu mát, đây là loại màu dễ phối với các loại màu nổi khác, hòa vào giảm lại độ nóng của các gam màu như đỏ và vàng của hai chiếc ghế ngồi để trước tường. Trên tường có vẽ trang trí một khối Rubik được xoay ba mặt với các màu sắc khác nhau trộn lẫn, có thể dễ dàng nhận thấy đây là thuộc những gam màu chủ yếu thường xuất hiện trong cuộc sống, các màu để cạnh nhau lại có cảm giác hài hòa. Khối Rubik như một ẩn dụ, kèm theo một câu nói của danh nhân Nelson Mandela: “It always seems impossible until it’s done” (tạm dịch: Mọi việc luôn có vẻ là không thể cho đến khi bạn làm được) như để nói đến việc nhắc nhở mỗi con người đều phải tự vượt lên giới hạn của mình, không nên chỉ đứng mãi một chỗ và lo sợ, hãy tự vươn mình lên rồi bạn sẽ làm được tất cả, cũng như việc khối Rubik xoay ba mặt với nhiều màu sắc lộn xộn khác nhau kia, nếu bạn kiên trì và nỗ lực thì đừng sợ bạn sẽ sắp xếp được khối Rubik đó mà thôi. Thư viện Khoa đã chọn một câu nói của một danh nhân nổi tiếng thế giới, người được đề cử giải Nobel Hòa bình, tổng thống của Nam phi, đồng thời được coi như là biểu tượng vĩ đại của Nam phi trong công cuộc đấu tranh vì bình đẳng sắc tộc để nhắc nhở những người sử dụng của Thư viện, phần đông là các sinh viên đang học tập tại mái trường Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ sớm nhận thức được ý nghĩa của việc vươn lên, dám nghĩ, dám làm. Khu vực check – in không chỉ được bày trí với màu sắc bắt mắt, chụp ảnh đẹp, còn là khu vực để mỗi người sử dụng Thư viện nhìn vào đều có nghị lực để tiến lên phía trước.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Khu vực check - in của Thư viện Khoa (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

(4) Góc chuyển đổi số:

Khu vực để phục vụ cho việc số hóa tài liệu với hai bộ máy tính có cấu hình cao để xử lí đồ họa, xử lí dữ liệu, đồng thời ngay cạnh là một thiết bị Scan – Số hóa bán tự động với nhiều chức năng chỉnh sửa hình ảnh giúp cho người sử dụng trích xuất ra được những file dữ liệu có chất lượng tốt nhất theo mong muốn. Tấm kính của máy có thể hạ xuống ép tài liệu phẳng, giúp cho việc “quét” để số hóa được trở nên dễ dàng hơn. Đi kèm theo máy là phần mềm Nhận dạng ký tự quang học (tiếng Anh: Optical Character Recognition, viết tắt là OCR), là loại phần mềm máy tính được tạo ra để chuyển các hình ảnh của chữ viết tay hoặc chữ đánh máy (thường được quét bằng máy scanner) thành các văn bản tài liệu. [3]

Đây là loại thiết bị chuyên dụng được sử dụng nhiều trong các Thư viện để số hóa tài liệu trong thời đại của cuộc Cách mạng 4.0 đang bùng nổ hiện nay.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Khu vực góc chuyển đổi số (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Toàn cảnh khu vực chuyển đổi số (Nguồn ảnh: Hải Anh)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Thiết bị Scan - Số hóa bán tự động (Nguồn ảnh: Hải Anh)

(5) Góc dành cho người khiếm thị:

Nơi trang bị máy tính cùng các thiết bị phụ trợ như tai nghe để phục vụ bạn đọc đặc biệt là người khiếm thị. Ở máy tính đã cài sẵn phần mềm và website cho người khiếm thị. Theo như ông Đỗ Văn Hùng (Trưởng Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho biết: Trong thời gian tới (giai đoạn 2020) sẽ kêu gọi các tình nguyện viên để xây dựng học liệu dành cho các bạn sinh viên khiếm thị.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Toàn cảnh khu vực dành cho người khiếm thị (Nguồn ảnh: Hải Anh)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Thiết bị dành cho người khiếm thị (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

(6) Khu vực phòng đọc chung:

Khu vực nằm ở giữa Thư viện, trong phạm vi hai giá sách dài với các tài liệu để bạn đọc tham khảo. Đặc biệt trong đó có những tài liệu chuyên ngành về lĩnh vực Thông tin – Thư viện. Bàn ghế được đặt ở đây thiết kế nhỏ, nhẹ, có tính lĩnh hoạt, có thể dễ dàng di chuyển các bàn con hình tam giác sang vị trí khác và cũng có thể ráp lại thành một bàn lớn để bạn đọc ngồi làm việc. Tại khu vực này cũng có trang bị máy tính để phục vụ bạn đọc học tập.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Toàn cảnh khu vực phòng đọc chung (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Máy tính của khu vực phòng đọc chung (Nguồn ảnh: Hải Anh)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Cận cảnh bàn rời của Thư viện (Nguồn ảnh: Hải Anh)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Một số đầu sách chuyên ngành về Thông tin - Thư viện (Nguồn ảnh: Hải Anh)

(7) Khu vực phòng khai thác tài nguyên số hóa:

Khu vực phòng lớn với dàn máy tính cấu hình tốt kèm theo tai nghe, có thể kết nối internet phục vụ cho việc khai thác tài nguyên thông tin của bạn đọc tại Thư viện. Nằm trong phạm vi diện tích rộng so với các khu vực khác nên ở giữa phòng khai thác tài nguyên số còn có trang bị thêm một bộ bàn ghế có thể di chuyển rời tương tự như ở khu vực phòng đọc chung.

Với thiết kế đơn giản mà trang nhã, nền tường khu vực được sơn nổi bật với màu xanh dương, trên là hình ảnh nổi về các Quốc gia trên thế giới như ý chỉ sự lan tỏa của thông tin trong xã hội ngày nay không bị giới hạn bởi các rào cản vật lý thông thường mà lan tỏa nhanh chóng hơn rất nhiều. Chiếc đồng hồ treo ở trên cùng cũng như có ý chỉ đến việc nhắc nhở thời gian là vàng bạc để những người đọc sớm nhận thức được việc quý trọng thời gian làm những điều bổ ích.

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Dàn máy tính của khu vực khai thác tài nguyên số hóa (Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Toàn cảnh khu vực phòng khai thác tài nguyên số hóa (Nguồn ảnh: Đỗ Văn Hùng)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Sinh viên khai thác tài nguyên số hóa (Nguồn ảnh: Hải Anh)

Thư viện khoa học xã hội và nhân văn
Cận cảnh bàn rời của khu vực phòng khai thác tài nguyên số hóa (Nguồn ảnh: Hải Anh)

4. KẾT LUẬN

Khoa Thông tin – Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều năm trong công tác giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện và đã gặt hái được những thành quả nhất định. Trong thời gian tới đây (từ năm 2020) Thư viện của Khoa được xây dựng theo định hướng mô hình Learning Commons đã góp phần thúc đẩy công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu của sinh viên, giảng viên của Khoa một cách tích cực. Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Quốc gia việc đầu từ xây dựng để phục vụ giáo dục là một điều thiết yếu.

_________________________________________________

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Hải Anh (2019), Định hướng mô hình Learning Commons tại Thư viện Đại học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, truy cập vào ngày 07/02/2020 tại địa chỉ:

https://idtvietnam.vn/vi/dinh-huong-mo-hinh-learning-commons-tai-thu-vien-dai-hoc-gop-phan-nang-cao-chat-luong-giao-duc-va

[2] Hải Anh (2019), Đề xuất xây dựng sản phẩm và dịch vụ phục vụ người nghèo theo định hướng mô hình Learning Commons tại Thư viện Công cộng, truy cập vào ngày 07/02/2020 tại địa chỉ:

https://idtvietnam.vn/vi/de-xuat-xay-dung-san-pham-va-dich-vu-phuc-vu-nguoi-ngheo-theo-dinh-huong-mo-hinh-learning-commons

[3] Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Nhận dạng ký tự quang học, truy cập vào ngày 07/02/2020 tại địa chỉ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADn_d%E1%BA%A1ng_k%C3%BD_t%E1%BB%B1_quang_h%E1%BB%8Dc

[4] Nguyễn Minh Hiệp (2011), Xu hướng xây dựng không gian học tập chung (Learning Commons), truy cập vào ngày 07/02/2020 tại địa chỉ: http://www.glib.hcmus.edu.vn/bantin/bt1111/Bai1.pdf

[5] Nguyễn Thị Bích Ngọc (2014), Mô hình không gian học tập chung ở các thư viện đại học, truy cập vào ngày 07/02/2020 tại địa chỉ: http://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/mo-hinh-khong-gian-hoc-tap-o-cac-thu-vien-dai-hoc.html

[6] Lương Thị Thắm (2016), Xây dựng Thư viện hiện đại theo hướng Learning Commons – Không gian học tập chung, truy cập vào ngày 07/02/2020 tại địa chỉ:

https://idtvietnam.vn/vi/node/568

[7] Thuyết minh giải pháp công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) (tài liệu lưu hành nội bộ Công ty IDT).

[8] Lương Thị Thắm, Nguyễn Thị Khánh Ly (2019), Không gian thư viện hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào lĩnh vực thư viện, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hà Nội, tr. 184 – 191

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường gì?

Trường ĐHKHXH&NV là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao; là đơn vị giáo dục uy tín với chương trình đào tạo tiên tiến nhằm cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có bản sắc riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cung cấp các sản phẩm khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định chính ...

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có bao nhiêu ngành?

Năm 2021, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh 1.650 chỉ tiêu cho 31 ngành và chương trình đào tạo, trong đó có 27 chương trình đào tạo chuẩn và 04 chương trình đào tạo chất lượng cao.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có học phí bao nhiêu?

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn áp dụng mức học phí năm học 2023 – 2024 (dự kiến) như sau: Các chương trình đào tạo chuẩn (trừ các chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng ở mục): 1,5 triệu đồng/tháng (15 triệu đồng/năm), tương đương 400.000 nghìn đồng/tín chỉ.

Đại học Khoa học xã hội và nhân văn có những ngành gì?

Các ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể kể đến bao gồm: Nhân chủng học, Xã hội học, Tâm lý học xã hội, Khoa học chính trị, Kinh tế, khoa học kinh doanh và quản trị, Địa lý Kinh tế xã hội, Giáo dục - phát triển nguồn nhân lực, Lịch sử, Luật học.