Thuốc huyết áp uống 2 viện có sao không

5/24/2016 5:20:14 AM

Khó thở, bệnh gì?

5/24/2016 4:31:31 AM

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

5/4/2016 6:20:45 AM

đang uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Gửi câu hỏi

5/24/2016 5:20:14 AM

Khó thở, bệnh gì?

5/24/2016 4:31:31 AM

Thuốc trị tăng huyết áp gây tăng đường huyết?

5/4/2016 6:20:45 AM

đang uống kháng sinh có chích ngừa được không?

Gửi câu hỏi

Nữ bệnh nhân tại Vĩnh Phúc đã không qua khỏi khi uống cùng lúc 47 viên Amlodipin 5mg - một loại thuốc hạ huyết áp thông dụng.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, vừa qua cơ sở y tế này tiếp nhận 2 trường hợp ngộ độc thuốc Amlodipin (thuốc hạ huyết áp), trong đó có 1 trường hợp đã không qua khỏi.

Trường hợp đầu tiên là nữ bệnh nhân (SN 1938) nhập viện trong tình trạng hôn mê. Ban đầu người bệnh được chẩn đoán sốc chưa rõ nguyên nhân, suy đa tạng, theo dõi ngộ độc thuốc chẹn kênh canxi.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường và nhiều bệnh lý nền phức tạp, thường xuyên tự dùng thuốc không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Đỉnh điểm, trước thời điểm nhập viện, người bệnh đã uống cùng lúc 47 viên Amlodipin 5mg (tổng liều lượng 235mg) - một loại thuốc hạ huyết áp thông dụng thường được bác sĩ kê đơn cho những người có bệnh lý tăng huyết áp.

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc thông tin, việc sử dụng một hàm lượng lớn thuốc này đã khiến cơ thể người bệnh bị nhiễm độc và kéo theo nhiều biến chứng nặng nề. Mặc dù đã được các bác sĩ tích cực hồi sức cấp cứu và điều trị hỗ trợ bằng các kỹ thuật hiện đại nhất như tim phổi nhân tạo vẫn nhưng không thể qua khỏi.

Ngộ độc thuốc hạ huyết áp Amlodipin dẫn đến nhiều kết cục thương tâm. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

Trường hợp thứ 2 cũng là bệnh nhân nữ (SN 1960) nhập viện trong tình trạng tụt huyết áp nặng. Bệnh nhân cũng là người có tiền sử tăng huyết áp và được bác sĩ kê đơn dùng thuốc hạ huyết áp thường xuyên.

Theo lời kể, bệnh nhân đã cùng thời điểm sử dụng 29 viên thuốc Amlodipin 5mg (tổng liều lượng là 145 mg) dẫn đến tụt huyết áp, choáng ngất và được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời nên đã qua nguy kịch. Hiện sức khỏe và tinh thần của bà đã dần ổn định. Bệnh nhân cũng cho biết, do mất ngủ nên muốn sử dụng thuốc an thần nhưng không may uống nhầm thuốc huyết áp.

Những dấu hiệu cảnh báo quá liều thuốc hạ huyết áp

Theo ThS.BS Trần Giáp - Phó Trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Amlodipin là thuốc phổ thông, được kê đơn khá thường xuyên trong điều trị bệnh lý tăng huyết áp.

Thông thường thuốc được chỉ định liều dùng từ 1 - 2 viên/ngày theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, tại bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp cấp cứu do ngộ độc Amlonliphin trong cộng đồng. Nguyên nhân, người bệnh uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, tự ý tăng liều với mong muốn hạ huyết áp nhanh. Điều này dẫn đến hạ huyết áp, ngất hoặc hạ huyết áp không phục hồi và nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề nhất dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp, sử dụng quá liều thuốc hạ huyết áp, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đánh trống ngực, chuột rút, người lạnh, tê phù chân tay,… thì cần được đưa đến cơ sở y tế ngay để được xử trí cấp cứu.

Qua đó, BS Giáp cũng khuyến cáo người dân đặc biệt là những người có nền bệnh lý tăng huyết áp nên kiểm tra huyết áp thường xuyên và đến cơ sở y tế khám định kỳ để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn, lựa chọn thuốc và kê đơn sử dụng, điều chỉnh liều lượng phù hợp. Từ đó, giúp điều trị bệnh hiệu quả, giảm các nguy cơ tai biến mạch máu não, đột quỵ, suy tim, tránh tác dụng phụ không mong muốn và quá liều gây ngộ độc.

Những lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc hạ huyết áp

Không chỉ đối với riêng Amlonliphin, với các thuốc điều trị huyết áp khác, người bệnh cũng phải uống liên tục, đúng giờ và đều đặn mỗi ngày vì thuốc chỉ có tác dụng trong 24 giờ, tránh trường hợp quên uống thuốc hoặc uống cách ngày thì huyết áp của người bệnh sẽ không ổn định. Điều này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đồng thời, cần tuân thủ tuyệt đối khoảng cách giữa các lần uống thuốc huyết áp. Đối với thuốc dùng 1 lần trong ngày thì cần uống vào 1 giờ cố định còn đối với thuốc uống 2 lần trong ngày thì cần chia đều trong 24 giờ, cứ cách 12 giờ uống thuốc một lần nghĩa là nếu uống lần 1 vào 8 giờ sáng thì uống thuốc lần 2 sẽ vào 8 giờ tối

Một điều nữa người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý khi dùng thuốc là: có một số loại thuốc hạ huyết áp, nhất là các thuốc tác dụng nhanh có thể gây tụt huyết áp tư thế đứng, hay gặp khi sử dụng liều đầu (người bệnh chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng sau khi uống thuốc, trong thời gian tác dụng của thuốc, bị tụt huyết áp và ngất).

Vì vậy cần đọc kỹ hướng dẫn và khi muốn chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng cần từ từ bằng cách ngồi dậy trong 5 - 10 phút trước khi đứng. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phản hồi khi ngừng thuốc đột ngột (gây cơn tăng huyết áp sau khi ngừng thuốc đột ngột), vì vậy không nên ngừng thuốc đột ngột mà nên ngừng từ từ bằng cách giảm liều dần.

Người bệnh cao huyết áp phải điều trị suốt đời vì cao huyết áp là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, cần phải dùng thuốc huyết áp để kiểm soát huyết áp ổn định. Do đó, nguyên tắc quan trọng nhất là cần phải điều trị lâu dài nên không được tự ý bỏ thuốc. Ngay cả khi huyết áp đã hạ xuống mức bình thường thì người bệnh vẫn phải tuân thủ nguyên tắc điều trị liên tục.

Khi đi khám bệnh dù là bệnh mạn tính hay cấp tính thì người bệnh cần phải nói rõ tình trạng đang dùng thuốc điều trị huyết áp để bác sĩ cân nhắc kê đơn tránh hoặc hạn chế tối đa sự tương tác thuốc. Khi mua các thuốc trị bệnh thông thường không có đơn của bác sĩ, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc xem có cảnh báo hay tác dụng phụ gì liên quan tới tình trạng tăng huyết áp và việc đang dùng thuốc trị huyết áp hay không. Nếu có cần thận trọng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.

Khi mắc bệnh cao huyết áp, trước hết người bệnh cần điều chỉnh lối sống thích hợp, chế độ sinh hoạt và luyện tập thể lực phù hợp. Bạn nên thể dục nhẹ nhàng như đi bộ là tốt nhất. Trong cuộc sống hàng ngày cần tránh những nguy cơ gây cao huyết áp như: căng thẳng thần kinh, ăn mặn, stress, uống rượu, hút thuốc lá,...; nên ăn nhiều chất xơ và đặc biệt luôn giữ cho cuộc sống tinh thần thoải mái...

>>> Thuốc điều trị tăng huyết áp - Cách dùng và những lưu ý người bệnh cần biết


AloBacsi.vn (Tổng hợp)

Thuốc huyết áp cao được dùng để điều trị kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân mắc bệnh lý này. Trong quá trình dùng thuốc, rất nhiều bệnh nhân khi thấy huyết áp đã ổn định liền dừng thuốc mà không biết tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao. Vậy những tác hại ấy là gì, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về điều ấy.

1. Khi nào bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao phải điều trị bằng thuốc ?

Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, việc dùng thuốc hay không phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số huyết áp và nguy cơ tiến triển các bệnh lý như: đột quỵ, đau tim. Để đưa ra quyết định về việc điều trị này bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cao huyết áp còn được khuyến cáo phải thay đổi lối sống sao cho lành mạnh thì mới kiểm soát bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân bị cao huyết áp phải uống thuốc để điều trị kiểm soát bệnh

Cụ thể về hướng điều trị đối với người bị tăng huyết áp như sau:

- Huyết áp trên 140/90mmHg nhưng nguy cơ mắc các bệnh lý khác thấp thì thường sẽ được bác sĩ khuyên nên thay đổi trong lối sống.

- Huyết áp trên 140/90mmHg và có nguy cơ cao với các bệnh lý khác thường sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm huyết áp kết hợp cùng thay đổi lối sống.

Mục đích của việc dùng thuốc uống điều trị tăng huyết áp là duy trì huyết áp ở mức tối ưu đồng thời ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra. Vì thế, việc điều trị huyết áp cao là lâu dài và cả đời.

2. Những tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp điều trị huyết áp cao

2.1. Vì sao bệnh nhân cao huyết áp lại tự ý dừng uống thuốc

Bệnh tăng huyết áp diễn biến thầm lặng, là bệnh mãn tính ít khi thể hiện triệu chứng nên khó phát hiện và dễ biến chứng nếu việc điều trị không kịp thời, thường xuyên và đầy đủ. Thêm vào đó, việc điều trị bệnh lý này là một quá trình lâu dài, bệnh nhân phải uống thuốc trị huyết áp suốt đời, giống như phải “sống chung với lũ”.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy có rất nhiều bệnh nhân không nghĩ đến tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp nên chủ động dừng điều trị bằng thuốc. Họ làm như vậy là bởi:

- Thấy huyết áp đã trở về bình thường, cơ thể không có triệu chứng gì bất thường nên cho rằng bệnh đã ổn.

- Lo sợ uống thuốc trong thời gian dài sẽ gặp phải các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

- Thấy bất tiện, phiền phức khi ngày nào cũng phải uống thuốc.

2.2. Những tác hại của việc tự ý dừng uống thuốc huyết áp cao

Ở nước ta, huyết áp cao là một bệnh lý phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh chiếm khoảng 50% dân số. Có rất nhiều bệnh nhân sau khi dùng thuốc điều trị huyết áp một thời gian thì huyết áp ổn định trở lại, tái khám cho thấy kết quả tốt. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn chưa được bác sĩ dừng điều trị.

Rất nhiều bệnh nhân không biết tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao nên cứ tự động ngưng dùng thuốc vì những lý do phổ biến như đã nói ở trên. Hậu quả là 80% trong số đó gặp phải các biến chứng nguy hiểm, nhất là tai biến mạch máu não và đột quỵ.

Một trong các tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao là huyết áp tăng trở lại gây thiếu máu não

Người bệnh cần hiểu rằng, sở dĩ trong quá trình điều trị huyết áp cao bằng thuốc, trị số huyết áp trở về như bình thường là nhờ có sự tác động của việc uống thuốc đều đặn hàng ngày. Mắc bệnh cao huyết áp lâu ngày khiến cho khả năng đàn hồi của thành mạch máu kém đi. Nếu dừng uống thuốc huyết áp một cách đột ngột khiến cho huyết áp bỗng nhiên tăng trở lại, thậm chí còn tăng cao hơn trước rất dễ làm vỡ thành mạch, gây ra tình trạng xuất huyết và một loạt các biến chứng nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Các biến chứng ấy bao gồm:

- Nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp chính là nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa động mạch. Khi các mảng này bị nứt, vỡ thì lòng động mạch vành sẽ hình thành huyết khối khiến cho động mạch vành bị tắc và hậu quả chính là tình trạng nhồi máu cơ tim. Bệnh nhồi máu cơ tim có thể gây hoại tử cơ tim khi không được điều trị kịp thời và dẫn đến tử vong.

- Suy tim

Hầu hết bệnh nhân bị cao huyết áp trong thời gian dài sẽ phì đại cơ tim, phì đại thất trái vì áp lực máu ngoại vi tim trái tăng để đẩy máu vào động mạch chủ. Nếu không phát hiện và điều trị ngay sẽ gây suy tim trái và suy toàn bộ tim.

- Xuất huyết não

Đây là tác hại khi tự ý ngừng thuốc huyết áp cao mà không phải ai cũng biết. Nó chính là hậu quả của việc dừng thuốc làm cho huyết áp tăng trở lại một cách đột ngột khiến cho mạch máu não không chịu nổi áp lực cao nên bị vỡ và sinh ra xuất huyết não, liệt nửa hoặc toàn bộ người, nặng nhất có thể tử vong.

- Nhũn não

Bệnh cao huyết áp khiến cho mạch máu nuôi não bị hẹp đi, nếu mảng xơ vữa bị nứt hoặc vỡ sẽ hình thành cục máu đông khiến cho mạch máu não bị tắc và 1 vùng não bị chết đi nên gọi là nhũn não.

- Thiếu máu não

Động mạch não, động mạch cảnh ở những người bị cao huyết áp bị hẹp nên máu bơm lên não không đủ. Hệ lụy của nó chính là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có khi còn bất tỉnh.

Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để biết chính xác mình có được dừng thuốc trị cao huyết áp hay không

Ngoài những tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao trên đây thì người bệnh cũng có thể gặp một số hậu quả khác như: biến chứng mạch ngoại vị, biến chứng về mắt, biến chứng về thận,...

2.3. Cảnh báo về việc dừng thuốc trị huyết áp cao

Như vậy có thể thấy việc tự ý dừng uống thuốc điều trị huyết áp cao sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với rất nhiều hậu quả khó lường. Muốn tránh điều ấy, tốt nhất người bệnh cần phải hỏi bác sĩ về việc mình có được dừng uống thuốc hay không và chỉ được phép dừng khi đã có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, người bị cao huyết áp cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Không tự ý đổi loại thuốc, dùng thuốc quá liều bác sĩ chỉ định.

- Dùng thuốc đều đặn theo đúng y lệnh của bác sĩ.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và luyện tập phù hợp với sức khỏe.

- Xây dựng một lối sống và sinh hoạt thực sự lành mạnh.

Những tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp là vô cùng nguy hiểm vì thế một lần nữa xin nhắc lại, bệnh nhân cao huyết áp phải tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự dừng thuốc. Mọi sự giúp đỡ về y tế khi cần để đối phó với bệnh lý này bạn đọc có thể gọi ngay tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ nhanh chóng có mặt để hỗ trợ chính xác và tận tình.

Video liên quan

Chủ đề