Top sừng tê giác giá bao nhiêu năm 2022

(PLO)- Động vật hoang dã được bày bán, quảng bá công khai vì được ví như loại thần dược chữa bách bệnh.

Ngày 11-7, Sở TT&TT Đắk Lắk và Trung tâm giáo dục thiên nhiên (Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) tổ chức buổi tọa đàm truyền thông công tác xử lý tội phạm về động vật hoang dã tại Việt Nam.

Gia tăng các vụ buôn bán

Bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục bảo tồn thiên nhiên (Phụ trách chương trình chính sách và pháp luật), cho biết Việt Nam là nước trung chuyển và tiêu thụ lớn động vật hoang dã (ĐVHD) trên thế giới. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nước ta trên trường quốc tế.

Một vụ buôn bán sừng tê giác bị công an phát hiện. Ảnh HH

Năm 2018 đến nay, có khoảng 60 tấn ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê… nhập lậu về Việt Nam, chủ yếu qua ba cảng lớn Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.HCM. Ngoài việc cung ứng cho thị trường nội địa, những sản phẩm này còn được đưa đến các nước khác.

“Hiện tại, ở nước ta các sản phẩm ĐVHD cũng được bày bán công khai trên mạng xã hội. Những sản phẩm này được quảng bá có thể chữa bách bệnh, trong khi chưa có ngành khoa học nào chứng nhận” - bà Hà thông tin.

Cũng theo bà Hà, trong vòng 16 năm qua, các cơ quan chức năng đã xử lý hơn 21.000 vụ buôn bán ĐVHD. Số vụ gia tăng theo thời gian.

Công an ở Đắk Nông phát hiện các vụ liên quan đến mua bán ĐVHD.

Chỉ thị số 29 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh xử lý vi phạm về ĐVHD trên mạng internet như một ưu tiên hàng đầu. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an yêu cầu lực lượng chức năng, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý hành vi quảng cáo, mua bán trái phép mẫu ĐVHD trên các trang thông tin điện tử.

Cần sự vào cuộc của nhiều cơ quan

Thiếu tá Nguyễn Thế Anh, cán bộ Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết vừa qua công an đã tiến hành kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh vàng bạc, đồ trang sức, lưu niệm, mĩ nghệ, trong đó chủ yếu là các sản phẩm về ngà voi, lông voi. Cơ quan chức năng đã lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 2 tỉ đồng.

“Quá trình làm việc, hầu hết người dân và các hộ kinh doanh chưa nhận thức được tác hại của việc buôn bán ĐVHD. Những hộ dân kinh doanh đều không biết số động vật này có nguồn gốc từ đâu.

Muốn xử lí triệt để vấn nạn này, ngoài công an, cần phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan ban ngành khác” - Thiếu tá Nguyễn Tiến Anh cho hay.

Thiếu tá Nguyễn Thế Anh, cán bộ Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt nhiều trường hợp. Ảnh AL

Ông Trương Văn Ty, cán bộ Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, cho biết pháp luật không cấm buôn bán ĐVHD, nhưng phải có điều kiện.

Theo ông Ty, loại động vật được phép buôn bán phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ như nuôi nhím, cá sấu.

“Việc xử lí hành vi buôn bán ĐVHD còn nhiều khó khăn và phải có căn cứ. Thông thường, người bán vẫn chưa biết được hàng hóa xuất phát từ đâu. Thực tế, phải có cơ quan chức năng (đơn vị giám định) khẳng định đồ đó thật hay giả mới xử lí được” - ông Ty cho hay.

Bà Bùi Thị Hà, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục bảo tồn thiên nhiên. Ảnh AL

Theo bà Bùi Thị Hà, trung tâm có đường dây nóng miễn phí tiếp nhận thông tin về các nhà hàng kinh doanh ĐVHD. Nhưng đến nay đơn vị chưa tiếp nhận được thông tin về số lượng nhà hàng.

“Cơ quan chức năng cần chỉ đạo dừng bán các sản phẩm liên quan ngà voi, lông đuôi voi, dù sản phẩm ấy là thật hay giả. Có thể xử phạt các cửa hàng lưu niệm, khu du lịch về hành vi kinh doanh sản phẩm hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ” - bà Hà nói.

Tuy nhiên theo bà Hà, việc xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ sức răn đe. “Lợi nhuận từ buôn bán ĐVHD là rất lớn. Nếu bị xử phạt một vụ, số tiền mà người bán kiếm được từ nhiều vụ trót lọt lớn gấp nhiều lần so với tiền xử phạt. Vì vậy, chúng tôi rất coi trọng công tác tuyên truyền để người dân dừng buôn bán ĐVHD” - bà Hà nêu quan điểm.

HUY TRƯỜNG

(PLO)- Với lợi nhuận kiếm được quá nhiều từ việc buôn lậu động vật hoang dã, các nghi phạm mặc dù nhiều lần bị thu giữ hàng hóa nhưng vẫn tiếp tục nhập về để buôn bán.

Ngày 22-6, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Đức Tài (33 tuổi, quê Hà Tĩnh) về tội vi phạm quy định bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đây là vụ án buôn lậu động vật hoang dã lớn nhất từ trước đến nay với tổng số tang vật thu được hơn 138 kg sừng tê giác, hơn 3 tấn xương sư tử, hơn 456 kg ngà voi và hơn 6 tấn vảy tê tê, ước tính tổng giá trị lên đến 300 tỉ đồng.

Nghi phạm Nguyễn Đức Tài. Ảnh: H.H

Theo công an, từ lâu, Việt Nam là điểm nóng trung chuyển sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê từ các nước Châu Phi nhập khẩu trái phép về Việt Nam. Hàng được bán sang Trung Quốc, Lào, Campuchia. Do những năm gần đây lực lượng chức năng các nước tăng cường kiểm tra, xử lý nạn buôn lậu sừng tê giác, ngà voi, vảy tê tê nên giá các mặt hàng này trên thị trường chợ đen cao ngất ngưởng.

Cụ thể 1 kg sừng tê giác dao động ở mức khoảng 100.000 USD (khoảng 2 tỷ đồng), 1 kg ngà voi khoảng 3.000 USD (khoảng 60 triệu đồng), 1 kg vảy tê tê khoảng 300 USD (khoảng 6 triệu đồng). Vì lợi nhuận kếch xù nên các đối tượng buôn lậu ở Việt Nam bất chấp, cấu kết với người nước ngoài, lập nên các đường dây buôn lậu xuyên quốc gia, trong đó có buôn lậu bằng đường biển.

Xương sư tử được phát hiện trong vụ buôn lậu. Ảnh: H.H

Đầu năm 2021, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Đà Nẵng phát hiện nhóm người có biểu hiện nghi vấn, sử dụng giấy chứng minh nhân dân của nhiều người lập ra nhiều công ty. Điểm chung các công ty này đều đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, lấy trụ sở ảo, không biển hiệu, không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng có hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ các nước Châu Phi về Việt Nam qua cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Nhận thấy các biểu hiện nghi vấn về đường dây buôn lậu động vật hoang dã xuyên quốc gia, có quy mô lớn nên công an xác lập chuyên án để đấu tranh.

Ngày 17-7-2021, trinh sát công an phối hợp với Cục Hải quan TP Đà Nẵng cùng các đơn vị nghiệp vụ liên quan kiểm tra một container khai báo tên hàng hóa là sàn gỗ nhập từ Nam Phi. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện bên trong container chứa 52 khúc sừng tê giác, trọng lượng hơn 138 kg và 93 thùng xương sư tử, trọng lượng 3.108 kg.

Tiếp tục, ngày 5-1, lực lượng chức năng phát hiện một container khai tên hàng hóa là hạt điều nhập từ Nigeria nhưng bên trong chứa hơn 456 kg khúc ngà voi và 6.232 kg vảy tê tê.

Sừng tê giác có giác trị cao trên thị trường nên một số người bất chấp để buôn lậu. Ảnh: H.H

Sau khi hai lô hàng bị bắt giữ, các đối tượng không chấm dứt hành vi phạm tội mà có biểu hiện tiếp tục lập các doanh nghiệp ma để buôn lậu động vật hoang dã. Đến ngày 22-6, công an đã tạm giam Tài, thu giữ nhiều tang vật có liên quan. Đáng chú ý trong đó có một bao vảy tê tê là mẫu để chào hàng các đầu nậu.

HẢI HIẾU

Phiên bản kỹ thuật số (NFT) của sừng tê giác đã được bán đấu giá tại Nam Phi.(Nguồn: Yahoo News)

Ngày 11/11, phiên bản kỹ thuật số (NFT) của sừng tê giác đã được bán đấu giá tại Nam Phi và lợi nhuận thu được từ cuộc đấu giá này sẽ được dùng để bảo tồn những con tê giác thật. NFT là một loại tài sản kỹ thuật số dùng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để mã hóa quyền sở hữu. 

Doanh nhân Charl Jacobs tới từ Cape Town đã trả 105.000 rand (6.850 USD) cho chiếc sừng kỹ thuật số này. Ông cho biết trong trường hợp tê giác thực sự tuyệt chủng, thì ông vẫn sở hữu một chiếc sừng bởi NFT là đại diện cho sừng của con tê giác thật.

Số tiền thu được từ đấu giá sẽ được trao cho tổ chức bảo tồn tư nhân Black Rock Rhino, nơi sinh sống của 200 con tê giác đang được bảo vệ khỏi những kẻ săn bắt.

Nhà hoạt động Derek Lewitton cho biết đây là một dự báo tồn rất quan trọng bởi số lượng tê giác mà tổ chức này bảo tồn cứ 4 năm một lần lại tăng gấp đôi. Tuy nhiên, chi phí bảo vệ và nuôi chúng là rất lớn và việc bán đấu giá mô hình kỹ thuật số của sừng tê giác là cách để gây quỹ.

[Việt Nam có 6 đại diện tham dự Olympic Blockchain Quốc tế]

Việc buôn tê giác là hợp pháp tại Nam Phi. Trong trường hợp này, con tê giác thực sự đang được bảo vệ an toàn một nơi khác và vật phẩm đấu giá chỉ là quyền sở hữu kỹ thuật số.

Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, ít nhất 249 con tê giác tại Nam Phi đã chết do bị săn bắt, nhiều hơn 83 con so với cùng kỳ năm ngoái. Tê giác thường bị giết để lấy sừng và buôn lậu tới châu Á, nơi chúng được trả giá cao vì được cho là có tác dụng chữa bệnh dù giới khoa học khẳng định điều này là không có cơ sở.

NFT - viết tắt từ thuật ngữ "Non-Fungible Token" - là loại tài sản kỹ thuật số, sử dụng công nghệ chuỗi khối để khẳng định giá trị độc bản, không thể sao chép và tính sở hữu của chủ sở hữu tác phẩm này. NFT có thể là hình ảnh, video, âm thanh, hình động… và được công nhận là tác phẩm nghệ thuật.

NFT là loại tài sản mang tính độc nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm giả. Các NFT có giá trị sở hữu được ghi nhận, đảm bảo tính sở hữu và nguyên gốc của tác phẩm, khác với hầu hết những tác phẩm khác có thể được chia sẻ rộng rãi trên internet và dễ dàng sao chép./. 

Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề