Trả lương là gì

Tiền lương là một thuật ngữ không xa lạ với mọi người trong xã hội. Vậy tiền lương là gì? Pháp luật hiện nay quy định về tiền lương như thế nào?

Khái niệm tiền lương

Theo Từ điển tiếng Việt thì “tiền lương” là “tiền trả công định kì, thường là hàng tháng, cho công nhân viên chức”. Ưu điểm của định nghĩa này là chỉ ra được đối tượng hưởng lương và chỉ ra một trong những đặc điểm cơ bản của tiền lương (lương trả theo định kì thời gian).

Tiền lương là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng lao động. Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 90 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.

Như vậy dưới góc độ pháp luật, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra liên quan đến tiền lương còn có một số khái niệm sau:

Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động do cung ứng dịch vụ lao động, phù hợp với số lượng, chất lượng lao động trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc được quy định trong thang, bảng lương.

Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt, dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định để phục vụ cho cuộc sống bản thân và gia đình.

Tiền lương cơ bản là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức.

Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận.

Trong khu vực Nhà nước Tiền lương cơ bản được xác định như sau:

Tiền lương cơ bản = Tiền lương tối thiểu * Hệ số lương

Tiền lương tối thiểu là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ.

Ý nghĩa của tiền lương

– Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động:

Ở khía cạnh này, tiền lương chính là “giá cả sức lao động”, phản ánh giá trị sức lao động của người lao động, gắn chặt với quá trình sản xuất vì nó được coi là yếu tố đầu vào của nền sản xuất xã hội, góp phần tạo ra của cải xã hội.

– Tiền lương có vai trò tái sản xuất sức lao động:

Tiền lương có vai trò bù đắp – duy trì – phát triển sức lao động hiện tại cũng như tương lai của người lao động, tức là tái sản xuất giản đơn, đồng thời tái sản xuất mở rộng sức lao động.

– Tiền lương là động lực phát triển kinh tế:

Thể hiện ở việc tạo ra “động lực” bên trong và “đòn bẩy” bên ngoài đối với người lao động. Người sử dụng lao động, Nhà nước sử dụng tiền lương như là phương tiện kích thích hữu hiệu về vật chất và đương nhiên là cả tinh thần để người lao động yên tâm – phấn khởi – hăng say lao động sáng tạo; tuân thủ kỷ luật lao động; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công việc.

– Tiền lương là khoản tích lũy của người lao động:

Tiền lương là phương tiện tích lũy của người lao động và gia đình họ nhằm giải quyết những nhu cầu trung hạn, dài hạn trong cuộc sống.

– Tiền lương có ý nghĩa về mặt xã hội:

Tiền lương, theo như c. Mác, không chỉ để ăn, chi phí tiền nhà ở mà còn để nuôi con, chi phí cho các nhu cầu xã hội nhằm “duy trì nhân cách sinh động của con người” như tham gia các sinh hoạt xã hội, học tập, du lịch…Những chức năng của tiền lương cho thấy rõ vai trò tối quan trọng của nó đối với đời sống sản xuất, đời sống lao động và sinh hoạt xã hội. Chính vì vậy, tiền lương trở thành đối tượng của nhiều khoa học và được xác định rõ trong luật lao động.

Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương

– Nguyên tắc tiền lương do hai bên thỏa thuận trên cơ sở vật chất, số lượng, số lượng và hiệu quả lao động.

Với tư cách là giác cả sức lao động thì tiền lương phải được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện và không trái pháp luật. Tiền lương là sự biểu hiện rõ nét của việc phân phối lợi ích kinh tế trong quan hệ lao động ở phạm vi doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Vì vậy, nó phải do chính các bên của quan hệ lao động quyết định bởi chỉ có họ mới hiểu rõ nhất ở nơi mình làm việc, mức tiền lương, thu nhập bao nhiêu là thỏa đáng, sự phân chia lợi ích như thế nào là công bằng và phù hợp.

– Nguyên tắc tiền lương được trả trên cơ sở năng suất lao động.

Năng suất lao động là một trong những yếu tố quyết định sự ổn định và tăng trưởng nền kinh tế, tạo nên thu nhập quốc dân, cồn tiền lương là một trong những công cụ và hình thức cơ bản để thực hiện phân phối thu nhập quốc dân. Mặc dù tiền lương được hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng của đơn vị sử dụng lao động.

– Nguyên tắc trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn.

Điều 96 Bộ luật Lao động 2012 có quy định:

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

– Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Đây là yêu cầu vừa có tính pháp lý, vừa mang tính nhân bản sâu sắc, thể hiện một khía cạnh quan trọng về tiêu chuẩn lao động. Phân biệt tiền lương qua giới tính hoặc những yếu tố mang tính xã hội (màu da, sắc tộc, tôn giáo, giới tính…) mà không phải là yếu tố kinh tế (năng suất, tính hiệu quả, giá trị sáng tạo…) sẽ gây nên những bất công và xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm cá nhân và quy tắc xã hội, đều bị nghiêm cấm.

Trên đây là bài viết về một số những điều luật liên quan đến tiền lương Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.

Sự phức tạp về tiền lương đã thể hiện ngay trong quan điểm triết lý về tiền lương. Trên thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền lương rất đa dạng ở các nước trên thế giới.

Ở Pháp “Sự trả công được hiểu là tiền lương, hoặc lương bổng cơ bản, bình thường hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, được trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vậ, mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo việc làm của người lao động”. 

Ở Nhật Bản:Tiền lương là thù lao bằng tiền mặt và hiện vật trả cho người làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao động thực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc, như là nghỉ mát hàng năm, các ngày nghỉ có hưởng lương hoặc nghỉ lễ. Tiền lương không tính đến những đóng góp của người thuê lao động đối với bảo hiểm xã hội và quỹ hưu trí cho người lao động và phúc lợi mà người lao động được hưởng nhờ có những chính sách này . Khoản tiền được trả khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động cũng không được coi là tiền lương.

Trả lương là gì

Ở Việt nam cũng có nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương. Một số khái niệm về tiền lương có thể được nêu ra như sau:

“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường”.

“Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành  một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm” .

“Tiền lương là khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên được hưởng từ công việc”, “Tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động”.

Tiền công chỉ là một biểu hiện, một tên gọi khác của tiền lương. Tiền công gắn trực tiếp hơn với các quan hệ thỏa thuận mua bán sức lao động và thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các hợp động dân sự thuê mướn lao động có thời hạn. Khái niệm tiền công được sử dụng phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị trường tự do và có thể gọi là giá công lao động. (Ở Việt nam , trên thị trường tự do thuật ngữ “tiền công” thường được dùng để trả công cho lao động chân ta, còn “thù lao” dùng chỉ việc trả công cho lao động trí óc).

Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động. Tiền lương có những chức năng sau đây:

+Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động , là căn cứ để thuê mướn lao động , là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm .

+Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài và có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.

+Chức năng kích thích:Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả .

+Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.

Liên quan đến tiền lương ở Việt nam còn có một số khái niệm như:

-Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức.

Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận.

Trong khu vực Nhà nước Tiền lương cơ bản được xác định như sau:

Tiền lương cơ bản = Tiền lương tối thiểu *  Hệ số lương

-Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ.

Tiền lương tối thiểu có những đặc trưng cơ bản sau đây:

+Được xác định ứng với trình độ lao động giản đơn nhất.

+Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất trong điều kiện lao động bình thường .

+Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết.

+Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.

Tiền lương tối thiểu là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động khác. Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao động. Tiền lương tối thiểu còn nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế.

*Vai trò của tiền lương tối thiểu:

-Tiền lương tối thiểu là lưới an toàn bảo vệ người lao động trên thị trường lao động.

-Giảm bớt sự đói nghèo.

-Loại bỏ sự cạnh tranh không công bằng, chống lại xu hướng giảm chi phí các yếu tố sản xuất tới mức không thỏa đáng trong đó có tiền lương.

-Bảo đảm sự trả công tương đương cho những công việc tương đương (phụ nữ, nam giới, giữa các vùng khác nhau, giữa các đẳng cấp , nhóm lao động khác nhau) .

-Phòng ngừa sự xung đột giữa giới chủ và giới thợ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Ngoài các vai trò trên, ở Việt nam, tiền lương tối thiểu còn được dùng làm “căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác, thực hiện chính sách BHXH và tính trợ cấp xã hội”.

Ngày nay cũng còn nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương tối thiểu. Có quan điểm ủng hộ quy định tiền lương tối thiểu nhưng cũng có quan điểm phản đối. Ngay ở Mỹ, các chính khách thường đòi tăng lương tối thiểu với lý do nhằm để bảo vệ quyền lợi cho công nhân thiếu tay nghề và giới trẻ, nhưng hậu quả ngược lại là hai thành phần này khó kiếm việc làm hơn, do các công ty không muốn trả lương cao cho những loại lao động thiếu tay nghề.

Một thực tế hiện nay các doanh nghiệp ở Việt nam đều trả lương cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu nên họ không sợ vi phạm việc trả lương dưới mức quy định. Nhưng trong khi tổng mức lương không thay đổi mà nghĩa vụ đóng góp (BHXH, BH Ytế) lại tăng lên làm cho thu nhập thực tế có khi giảm đi.

Mặt khác tiền lương thiết yếu là một lượng tiền cần thiết cho một hộ gia đình để tồn tại với những vật dụng sinh hoạt thiết yếu, được hiểu như ngưỡng nghèo. Các đạo luật về tiền lương quốc gia thường gắn lương thiết yếu với lương tối thiểu. Các đạo luật này thường được dựa trên một tập hợp một số loại hàng hóa và vật dụng thiết yếu, thường được đánh giá bằng mức giá cả (chỉ số tiêu dùng), hoặc bằng tỉ lệ lạm phát. Các đạo luật của của quốc gia thường lấy tiền lương tối thiểu làm chuẩn để có những sửa đổi cần thiết để tiền lương có thể theo kịp lạm phát và để khôi phục lại sức mua đã mất của tiền lương.

-Tiền lương danh nghĩa: Là số lượng tiền mà người lao động nhận được khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định.

-Tiền lương thực tế: Cùng một khối lượng tiền tệ nhưng ở những thời điểm khác nhau hay vùng địa lý khác nhau thì khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mua được cũng có thể khác nhau. Như vậy Tiền lương thực tế là khối lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người lao động nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa.

Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế thể hiện qua công thức sau đây:

        Itldn

Itltt = ———

               Igc 

Itltt  –  Chỉ số tiền lương thực tế

Itldn –  Chỉ số tiền lương danh nghĩa

Igc   –  Chỉ số giá cả

Tiền lương thực tế giúp ta có thể so sánh về mức sống giữa các loại lao động ở các vùng hay quốc gia khác nhau. Tiền lương thực tế là một chỉ số về mức sống dựa trên các dạng tiêu dùng của người lao động và gia đình họ.

Có nhiều thuật ngữ được sử dụng để nói về sự trả lương cho lao động hoặc dịch vụ. Công ước 100 của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) sử dụng thuật ngữ tiền thù lao (remuneration) để nói về tiền lương như một khoản thù lao được trả trực tiếp hay gián tiếp, bằng tiền mặt hoặc dưới dạng khác do người sử dụng lao động trả trực tiếp cho người lao động và phát sinh từ sự thuê muớn người lao động .

Tiền lương là phạm trù của sản xuất hàng hóa và các quan hệ lao động thuê mướn. Mối quan tâm đến vấn đề này ngày càng tăng vì: số người làm việc vì tiền lương và sống nhờ vào tiền lương ngày càng tăng.

Trước đây chúng ta coi tiền lương thuộc phạm trù phân phối, nhưng ngày nay tiền lương được coi như một khoản chi phí cho đầu tư. Chất lượng và hiệu quả của kinh doanh ngày nay còn phụ thuộc vào các khoản đầu tư có hiệu quả hay không. Ngày nay người ta thuê nhân công để thành công chứ không phải để thất bại.Đầu tư đúng vào nguồn nhân công chất lượng là một đảm bảo cho sự thành công.

Những đặc trưng của tiền lương có thể tóm tắt trong một số đặc trưng như sau:

-Mức tăng của tiền lương được quyết định bởi các phương tiện sống khách quan cần thiết cho tái sản xuất sức lao động cả về số lượng và chất lượng phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội.

-Tiền lương có khuynh hướng tăng lên không ngừng bởi vì bản thân giá trị sức lao động tăng lên không ngừng. Việc giảm tiền lương so với mức đã dạt được sẽ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ đến nỗi trên thực tế không được coi là một khả năng có thể xảy ra trong một thời gian dài hay trong phạm vi mà người ta có thể cảm nhận thấy được.

-Nhịp độ phát triển của tiền lương phải chậm hơn so với nhịp độ phát triển kinh tế bởi quy luật phát triển tích lũy của tư bản nghiêng về phần cố định đảm bảo cho tái sản xuất mở rộng.

Chức năng tiền lương

– Chức năng thước đo giá trị: Có nghĩa là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động và là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.

– Chức năng tái sẩn xuất sức lao động: Đó là tái sản xuất sức lao động đơn giản nhằm bù đắp sức lao động đơn giản nhằm bù đắp sức lao động đã hao phí và nuôi sống bản thân họ và gia đình vì vậy iền lương phải bù đắp được những hao phí cả trước, trong và sau quá trình lao động, cũng như những biến động về giá cả, những rủi ro và các chi phí khác nhằm giúp người lao động phát triển toàn diện cả về mặt thể lực và chí lực.

– Chức năng kích thích: Muốn vậy tiền lương phải đủ lớn và phụ thuộc vào hiệu quả tổ chức trả lương cho người lao động tiền lương bao giờ cũng có hai mặt nếu không thực hiện được chức năng kích thích thì nó sẽ biểu hiện mặt đối lập kìm hãm sản xuất, rối loạn xã hội nhất là đối với hình thức thưởng; đó là khoản tiền bổ xung cho tiền lương, mang tính nhất thời không ổn định nhưng lại có tác dụng mạnh mẽ tới năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.

– Chức năng tích luỹ: tiền lương không chỉ đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày mà phải có một phần để tích luỹ dự phòng cho cuộc sống lâu dài hoặc phòng rủi do bất trắc.

Nguồn: Sưu tầm