Trắc nghiệm bài 25: vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 6D
Câu 2CCâu 7D
Câu 3BCâu 8C
Câu 4DCâu 9C
Câu 5C

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Bài giảng Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Câu hỏi NB

Câu 1. Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Hoàng Sa, Trường Sa.

B. Trường Sa, Côn Sơn.

C. Hoàng Sa, Phú Quốc.

D. Côn Sơn, Bạch Long Vĩ.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Hoàng Sa, Trường Sa.

Câu 2. Đặc điểm lãnh thổ vùng duyên hải Nam Trung Bộ là

A. rộng lớn, có dạng hình thang.

B. có dạng tam giác châu.

C. kéo dài, hẹp ngang.

D. trải dài từ đông sang tây.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 3. Khoáng sản chính của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. đồng, apattit, vàng.

B. sắt, đá vôi, cao lanh.

C. than nâu, mangan, thiếc.

D. cát thủy tinh, ti tan, vàng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là cát thủy tinh, ti tan và vàng.

Câu 4. Tên các tỉnh thành theo thứ tự từ Bắc vào Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định,, Khánh Hòa, Phú Yên,Ninh Thuận, Bình Thuận.

B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Tên các tỉnh thành theo thứ tự từ Bắc vào Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Câu 5. Duyên hải Nam Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế nào?

A. Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Tây Bắc giáp Lào.

+ Phía Tây Nam: giáp Đông Nam Bộ.

+ Phía Đông, Đông Nam: giáo biển Đông. 

+ Phía Tây, Tây Nam: giáp Tây Nguyên.

Câu 6. Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

A. Vân Phong, Nha Trang.

B. Hạ Long, Diễn Châu.

C. Cam Ranh, Dung Quất.

D. Quy Nhơn, Xuân Đài.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vịnh biển Diễn Châu thuộc tỉnh Nghệ An nằm trong vùng Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi TH

Câu 7. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ là

A. địa hình phân hoá sâu sắc.

B. nạn cát bay lấn vào đồng ruộng.

C. thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió phơn và bão.

D. lượng mưa ít dẫn đến thiếu nước, nhất là vào mùa khô.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ là lượng mưa ít dẫn đến thiếu nước, khô hạn, nhất là vào mùa khô. Khu vực này đang có nguy cơ đối mặt với hiện tượng hoang mạc hóa.

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Giáp Biển Đông rộng lớn.

B. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

C. Cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Tiếp giáp với vùng trọng điểm sản xuất lương thực.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích:

Vị trí tiếp giáp của Duyên hải Nam Trung Bộ là: phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển. Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam.

+ Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

Câu 9. Tổ yến là một nguồn lợi kinh tế đặc biệt của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung ở đâu?

A. Đảo Lý Sơn, quần đảo Hoàng Sa.

B. Đảo Phú Quý, quần đảo Trường Sa.

C. Cù Lao Chàm, đảo Cồn Cỏ, Cù lao Ré.

D. Các đảo từ Khánh Hòa ra đến Quảng Nam.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

Câu 10. Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc

A. phát triển tổng hợp kinh tế biển.

B. hình thành vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

C. hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

D. phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển tổng hợp kinh tế biển, nhờ vùng biển rộng lớn, tài nguyên đa dạng và giàu có:

- Các tỉnh đều giáp biển, có các bãi tôm bãi cá, các ngư trường lớn (Ninh Thuận - Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa) thuận lợi cho đánh bắt thủy sản. Dọc bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Đường bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh sâu, kín gió thích hợp để xây dựng các cảng nước sâu -> phát triển vận tải biển.

- Các bãi biển đẹp, các đảo và quần đảo ven bờ thuận lợi chó phát triển du lịch biển – đảo.

- Các mỏ khoáng sản (oxit titan, cát thủy tinh) phát triển công nghiệp khai khoáng, có các cánh đồng muối nổi tiếng .

- Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến mang lại giá trị kinh tế cao.

=> Như vậy, duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (khai thác nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, du lịch biển, khoáng sản biển).

Câu 11. Hiện nay vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò hết sức quan trọng, chủ yếu vì

A. rừng cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. mang lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sống người dân.

C. rừng bảo vệ nước ngầm, hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa; các thiên tai sạt lở đất, lũ lụt.

D. có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Hiện nay, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) -> trong điều kiện khí hậu thời tiết khô hạn kéo dài, nguồn nước ngầm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực này. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng; đồng thời rừng cũng đóng vai trò hạn chế các thiên tai sạt lở đất vùng núi, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng.

Câu 12. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng các cảng nước sâu là

 A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.

B. bờ biển có nhiều vũng, vịnh rộng.

C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị sa bồi.

D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Các điều kiện thuận lợi nhất cho xây dựng cảng nước sâu ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

- Địa hình bờ biển có nhiều vũng, vịnh kín gió -> là điều kiện để xây dựng hệ thống các cảng biển.

 - Thềm lục địa hẹp và sâu, sông nhỏ phù sa ít -> các cảng biển ít bị sa bồi -> thuận lợi xây dựng cảng nước sâu, đồng thời tiết kiệm chi phí nạo vét cảng hằng năm.

Câu hỏi VD

Câu 13. Hiện tượng hoang mạc hóa đang diễn ra mạnh mẽ tỉnh nào của Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Bình Định và Phú Yên.

B. Phú Yên và Quảng Nam.

C. Quảng Bình và Khánh Hòa.

D. Ninh Thuận và Bình Thuận.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Vùng duyên hải Nam Trung bộ cũng đã hình thành những dải cồn cát kéo dài khá liên tục từ Đà Nẵng đến Bình Thuận góp phần gây nên sa mạc hóa, nhất là phân bố ở các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, nhưng điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Câu 14. Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là

A. vùng trung du trải dài.

B. tất cả các tỉnh đều có biển.

C. vùng biển rộng và thềm lục địa sâu.

D. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích: Điểm giống nhau về tự nhiên của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là tất cả các tỉnh đều có biển.

Câu 15. Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế.

B. vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng.

C. Ca trù, quan họ Bắc Ninh.

D. Phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Các di sản văn hóa của thế giới trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Phố cổ Hội An và di tích thánh địa Mĩ Sơn.

Câu 16. Hiện nay vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò hết sức quan trọng, chủ yếu vì

A. Rừng cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

B. Mang lại nguồn thu nhập lớn, nâng cao đời sông người dân.

C. Rừng bảo vệ nước ngầm, hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa; các thiên tai sạt lở đất, lũ lụt.

D. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Hiện nay, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) -> trong điều kiện khí hậu thời tiết khô hạn kéo dài, nguồn nước ngầm đóng vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực này. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có vai trò bảo vệ nguồn nước ngầm, hạn chế hạn chế nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng; đồng thời rừng cũng đóng vai trò hạn chế các thiên tai sạt lở đất vùng núi, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng.

Câu 17. Ý nghĩa xã hội của việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Tây là

A. Nâng cao trình độ dân trí, giảm cách biệt giàu nghèo giữa miền ngược và miền xuôi.

B. Khai thác có hiệu quả tài nguyên nông - lâm nghiệp của vùng.

C. Bảo vệ môi trường, hạn chế các thiên tai.

D. Củng cố sức mạnh quốc phòng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: A

Giải thích:

Miền Tây là khu vực sinh sống chủ yếu của các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao

=> Việc đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Tây sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giảm bớt sự cách biệt giàu nghèo giữa miền núi với đồng bằng. Đây là ý nghĩa xã hội hết sức quan trọng.

Câu 18. Ý nghĩa quan trọng của vị trí địa lí vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là

A. Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam.

B. Phát triển mạnh mẽ các khu kinh tế cửa khẩu.

C. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

D. Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Vị trí tiếp giáp của Duyên hải Nam Trung Bộ là: phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển. Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam.

+ Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

=> Nhận xét A, C, D đúng => Loại

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường biên giới chung với các nước láng giềng ít do đó việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở vùng núi phía Tây không phải là vấn đề lớn của vùng.

=> Nhận xét B: vùng phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu là không đúng.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm dân cư – xã hội Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Dân cư phân bố không đều.

B. Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển.

C. Đời sống dân cư cao.

D. Vùng núi phía Tây chủ yếu là các dân tộc ít người.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm dân cư - xã hội Duyên hải Nam Trung Bộ là:

- Dân cư phân bố không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

- Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển phía Đông (người Kinh) với mật độ dân số cao; phía tây chủ yếu là các dân tộc ít người với mật độ dân số thấp.

=> Nhận xét A, B, D đúng -> loại

- Đời sống nhân dân vùng miền núi phía tây còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao

=> Nhận xét chung: đời sống dân cư cao là không chính xác. => C không đúng

Câu 20. Đâu không phải là thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Nguồn lao động dồi dào.

B. Có trình độ kĩ thuật cao.

C. Giàu kinh nghiệm sản xuất và phòng chống thiên tai.

D. Đức tính cần cù, kiên cường.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: B

Giải thích:

Thế mạnh của lao động ở Duyên hải Nam Trung Bộ là: nguồn lao động dồi dào, có đức tính cần cù, giàu kinh nghiệm trong sản xuất và chống thiên tai, kiên cường trong đấu tranh chống ngoaị xâm.

=> Lao động có trình độ kĩ thuật cao không phải là thế mạnh của lao động vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 21. Ngành chăn nuôi bò có điều kiện phát triển ở khu vực nào của duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Vùng đồng bằng ven biển.

B. Ven các thành phố lớn.

C. Vùng đất rừng chân núi.

D. Vùng núi cao.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Ngành chăn nuôi bò có điều kiện phát triển ở khu vực vùng đất rừng chân núi của duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 22. Một số cây công nghiệp có giá trị được trồng ở các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Bông vải, đay.

B. Mía, thuốc lá.

C. Đậu tương, thuốc lá.

D. Bông vải, mía đường.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: D

Giải thích: Một số cây công nghiệp có giá trị được trồng ở các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ là bông vải, mía đường.

Câu 23. Nghề khai thác tổ chim yến phát triển trên một số đảo ven bờ từ tỉnh?

A. Quảng Ngãi đến tỉnh Khánh Hòa.

B. Khánh Hòa đến tỉnh Bình Thuận.

C. Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hòa.

D. Khánh Hòa đến tỉnh Phú Yên.

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

Câu 24. Hai địa điểm văn hóa lịch sử ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được xếp hạng di sản văn hóa thế giới là

A. Phố cổ Hội An - Di tích Mỹ Sơn.

B. Phố cổ Hội An - Di tích Núi Thành

C. Phố cổ Hội An - Tháp Chàm.

D. Thành phố Đà Nẵng – Bà Nà

Hiển thị đáp án  

Câu 25. Hoạt động kinh tế ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có ngành:

A. Chăn nuôi gia súc lớn

B. Nuôi bò, nghề rừng

C. Công nghiệp, thương mại

D. Trồng cây công nghiệp

Hiển thị đáp án  

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 28: Vùng Tây Nguyên có đáp án

Trắc nghiệm Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) có đáp án