Trình bày cấu tạo một phương thuốc có truyền

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Thuốc y học cổ truyền ( bao gồm cả vị thuốc y học cổ truyền và thuốc thang) là thuốc có thành phần dược liệu chế biến, bào chế hay phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hay theo kinh nghiệm dân gian thành chế phẩm có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.

Trình bày cấu tạo một phương thuốc có truyền

Cùng với thuốc Tây y thì thuốc Y học cổ truyền được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnhShop Phụ kiện điện thoại chính hãng

Về danh mục thuốc y học cổ truyền được quy định theo thông tư của Bộ Y tế gồm 163 bài thuốc, được chia thành 22 chương theo tác dụng chữa bệnh. Cấu trúc bài thuốc gồm các mục sau:

  • Tên bài thuốc
  • Xuất xứ
  • Công thức: tên vị thuốc (ghi tên trong dược điển Việt Nam, dược điển Trung Quốc, hoặc sách dược liệu, sách y học cổ truyền); số lượng từng vị (quy đổi ra gam:g)
  • Dạng bào chế
  • Công năng
  • Chủ trị
  • Liều dùng
  • Cách dùng
  • Lưu ý khi sử dụng: thận trọng khi sử dụng, tương tác thuốc

2. Tiêu chỉ xét chọn thuốc cổ truyền là gì?

Chỉ tiêu xét chọn thuốc trong Y học cổ truyền bao gồm:

  • Cổ phương có trong các tác phẩm của Việt Nam và Trung Quốc trước thể kỷ 19 trở về trước được sử dụng tại Việt Nam.
  • Bài thuốc gia truyền được Sở Y tế cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hay Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành
  • Thuốc dân gian được sử dụng trong cộng đồng được nghiên cứu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp tương ứng nghiệm thu đánh giá an toàn, hiệu quả.
  • Nghiệm phương thuộc đề tài nghiên cứu cấp cơ sở được áp dụng điều trị có hiệu quả từ 10 (mười) năm tại bệnh viện, viện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tuyến tỉnh trở lên
  • Thuốc cổ truyền là sản phẩm thuộc đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương đã được nghiên cứu tiền lâm sàng, lâm sàng giai đoạn 2 trở lên được Hội đồng nghiên cứu y sinh học cấp tương ứng nghiệm thu đánh giá an toàn và hiệu quả.Phụ kiện điện thoại xiaomi
  • Thuốc cổ truyền được chuyển dạng bào chế không thay đổi tác dụng và đường dùng, có quy trình, dạng bào chế ổn định, được Hội đồng khoa học cấp Bộ đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc có dạng bào chế mới với chứng bệnh hoặc bệnh theo bài thuốc gốc.

3. Phân nhóm thuốc y học cổ truyền

Y học cổ truyền thường kê đơn thuốc hay sử dụng các chế phẩm của thuốc tễ, thuốc hoàn dựa trên tính vị hàn – nhiệt – ôn – lương và quy kinh, được tổ chức theo biến chứng luận trị. Dựa trên tác dụng thực tế lâm sàng, thuốc thảo mộc được chia ra thành nhiều loại, mỗi loại có thể điều trị 1 hay nhiều chứng bệnh, và nhiều hội chứng bệnh cũng có thể quy về một loại thuốc.

Trình bày cấu tạo một phương thuốc có truyền

Tùy vào đặc điểm dược tính mà thuốc Y học cổ truyền được phân chia thành nhiều loại khác nhauPhụ kiện điện thoại samsung

Dưới đây là phân loại thuốc thảo mộc theo biện chứng luận trị

Những vị  thuốc giải biểu thường được sử dụng:

Loại cay ấm: ma hoàng, quế chi, tía tô, sinh khương, hương nhu, kinh giới, phòng phong, khương hoạt, bạch chỉ, thông bạch, tế tân… 

Loại cay mát: sài hồ, cát căn, thăng ma, ngưu bàng tử, tang diệp, bạc hà, cúc hoa, phù bình, đậu xị, thuyền y…

Thuốc thanh nhiệt là nhóm thuốc có tác dụng thanh nhiệt giáng hoả (tả hỏa) : thanh nhiệt lương huyết và thanh nhiệt – giải độc. Cũng có tài liệu chia thuốc thanh nhiệt giáng hoả ra 2 loại: thanh nhiệt tả hoả và thanh nhiệt táo thấp. Ngoài ra khi điều trị còn phối hợp với một số thuốc bổ âm, dưỡng âm, dưỡng huyết. Người xưa coi đó là thuốc thanh hư nhiệt (âm hư sinh nội nhiệt).

Thuốc thanh nhiệt lương huyết thường dùng sinh địa, huyền sâm, đan bì, xích thược, bạch đầu ông, thanh hao, bạch vi, địa cốt bì…

Thuốc thanh nhiệt – giải độc thường dùng: kim ngân, liên kiều, thanh đại diệp, tử thảo, bồ công anh, tử hoa địa đinh, bán biên liên, bạch hoa xà thiệt thảo, hạ khô thảo, phượng vĩ thảo, lệ chi thảo, khổ sâm, xuyên thạch linh, bán chi liên, nhất kiến hỷ, sơn đậu căn, xạ can, ngư tinh thảo, bối tương thảo…

Thuốc tả hạ là nhóm thuốc gây nhuận tràng, tiện lỏng, trục thuỷ tả hạ. Các vị thuốc thường được chọn dùng: đại hoàng, mang tiêu, hoả ma nhân, uất quí nhân, đại kích nguyên hoa, cam toại, hắc sửu.

Thuốc trừ phong thấp là nhóm thuốc có tác dụng sơ thông kinh lạc trừ phong thấp, giải trừ thống tý ở biểu, vận động trở ngại. Các vị thuốc thường được chọn dùng: tần cửu, độc hoạt, uy linh tiên, ngũ gia bì, mộc qua, hổ trượng, xú ngô đồng, hy thiêm thảo, hải phong đằng, thương nhĩ tử, ô tiêu xà, mao lương.

Thuốc ôn lý là nhóm thuốc có tác dụng ôn lý trừ hàn, ôn trung hồi dương, tán hàn chỉ thống. Một số vị thuốc được chọn dùng: phụ tử, nhục quế, can khương, cao lương khương, ngô thù du, hoa tiêu, tiểu hồi hương, ngải diệp…

Thuốc lý khí là nhóm thuốc có tác dụng điều lý khí cơ, lưu thông khí – huyết. Một số vị thuốc được chọn dùng: quất bì, chỉ thực (sác), mộc hương, giới bạch, hương phụ, ô dược, thanh bì, xuyên luyện tử, uất kim.

Thuốc an thần là nhóm thuốc có tác dụng an thần định chí. Một số vị thuốc được chọn dùng là: toan táo nhân, bá tử nhân, viễn trí, trân châu mẫu, long cốt, mẫu lệ, từ thạch, chu sa, hổ phách.

Thuốc có tác dụng bổ khí (tỳ khí, phế khí là chính)

Thuốc có tác dụng bổ dương là nhóm thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường cân cốt: tử hà sa, bổ cốt chi, thiên ba kích, tiên mao, dâm dương hoắc (tiên linh tỳ), lộc giác, lộc nhĩ, thỏ ty tử, đông tật lê, ích trí nhân, hồ đào nhục, cẩu tích, tục đoạn.

Thuốc có tác dụng bổ huyết là nhóm thuốc thường được chỉ định trong hội chứng thiếu máu, kinh nguyệt không đều. Một số vị thuốc được chọn dùng: đương qui, bạch thược, thục địa, tang thầm tử, hà thủ ô, câu kỷ tử…cường lực điện thoại xiaomi

Lưu ý: Thuốc Y học cổ truyền gồm rất nhiều nhóm đa dạng khác nhau. Trên đây chỉ là những nhóm cơ bản thường được sử dụng.

Với những chia sẻ về thuốc Y học cổ truyền của các chuyên gia là giảng viên Trung cấp Y sỹ Y học cổ truyền Đắk Lắk – Trường Cao đẳng Bách khoa Tây Nguyên, bài viết do khoa hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn tìm hiểu về thuốc y học cổ truyền hiệu quả.

https://credit-n.ru/order/zaymyi-joymoney.html

Kê đơn thuốc là y lệnh thuốc của người thầy thuốc được ghi vào đơn thuốc cho người bệnh nhằm đạt được mục tiêu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cũng như phòng bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể người bệnh.

Kê đơn theo bài thuốc cổ phương: là thuốc cổ truyền được ghi trong các sách về y học cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc từ trước thế kỷ 19, trong đó có ghi số vị thuốc, hàm lượng của từng vị, phương pháp bào chế, tác dụng, chỉ định, đường dùng, liều dùng, cách dùng và chỉ định của phương thuốc.

Kê đơn thuốc theo đối pháp lập phương: là cách kê đơn dựa vào tứ chẩn, biện chứng luận trị, chẩn đoán, pháp điều trị của thầy thuốc mà sử dụng các vị thuốc phù hợp.

Kê đơn theo nghiệm phương: là cách kê đơn các bài thuốc theo kinh nghiệm đã được sử dụng có hiệu quả trong điều trị.

Kê đơn theo toa căn bản là cách kê đơn thuốc nam bao gồm 2 phần: phần điều hòa cơ thể và phần tấn công bệnh.

Cách kê đơn theo gia truyền: Bài thuốc gia truyền đã được cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, có tác dụng, chỉ định thể hiện rõ được thể bệnh y học cổ truyền và đã được Hội đồng khoa học công nghệ hoặc Hội đồng đạo đức chuyên ngành y học cổ truyền cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên có văn bản nghiệm thu đánh giá thành phẩm của bài thuốc gia truyền khi lưu hành bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Kê đơn thành phẩm thuốc cổ truyền.

CHỈ ĐỊNH

Người bệnh được khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh chưa được khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật khám bệnh, chữa bệnh.

Trang thiết bị

Bàn, ghế để thầy thuốc và người bệnh ngồi, giường để người bệnh nằm khi thầy thuốc khám.

Phòng khám bệnh, buồng bệnh phải bảo đảm thông khí tốt, đủ ánh sáng.

Hồ sơ, bệnh án, sổ khám bệnh, bút viết.

Đơn thuốc theo mẫu quy định.

Thầy thuốc, người bệnh

Trường hợp người bệnh là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải có người giám hộ.

Có sổ khám bệnh đầy đủ kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh của những lần khám chữa bệnh trước đây.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Thầy thuốc dựa vào tứ chẩn, biện chứng luận trị, chẩn đoán, pháp điều trị để kê đơn thuốc.

Kê đơn thuốc theo một hoặc nhiều cách sau: cổ phương, đối pháp lập phương, nghiệm phương, toa căn bản, gia truyền, thành phẩm thuốc cổ truyền.

Kiểm tra lại đơn thuốc: kiểm tra thông tin người bệnh, đúng tên thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng, chống chỉ định của các vị thuốc, phối ngũ gây tương phản, tương ố trong bài thuốc.

Hướng dẫn người bệnh cách dùng thuốc, kiêng kị nếu cần.

CHÚ Ý TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ

Theo dõi

Tên người bệnh, tên thuốc, liều lượng, đường dùng, thời gian dùng.

Phối hợp các thuốc gây tương tác có hại.

Theo dõi toàn trạng của người bệnh, mạch, huyết áp, nhiệt độ, ...

Xử trí tai biến

Nếu người bệnh đã dùng thuốc thì thông báo người bệnh ngừng uống thuốc ngay khi phát hiện sai sót.

Xử lý dị ứng thuốc, ngộ độc thuốc, shock thuốc, ... theo phác đồ.