Từ lại có nghĩa là gì

Bởi Venerable Sayadaw U Sīlānanda - Pháp Triều dịch

Giới thiệu về cuốn sách này

“Lại cái” hay “lại đực”?

“Lại cái/lại giống” là dùng để chỉ đàn ông; Nếu đàn bà trở lại “trạng thái cũ” ắt phải dùng từ khác, chẳng hạn “lại đực”

Ở quê tôi, ngày xưa có người đàn ông tên Xu, không vợ con, mỗi ngày gánh đậu hũ bán quanh xóm. Tiếng rao lanh lãnh “ai… đậu… hẩu… hôn…”, nghe mai mái giọng nữ, mọi người bảo “lại cái”. Có thể hiểu ông ta “ái nam, ái nữ”.

Trong tập sách “Ngôn ngữ văn hóa vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ” (NXB Tổng hợp TP HCM, 2012), TS Lý Tùng Hiếu ghi nhận: “Cùng với sản phẩm văn hóa, một loạt từ ngữ tiếng Chăm đi vào tiếng Việt ở Trung và Nam Trung Bộ, và lưu dân Việt chuyển tiếp vào Nam Bộ” (tr.61). Anh dẫn chứng: Tiếng Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận gọi “likay” để chỉ “đàn ông, nam, trai”, chính nó là nguồn gốc của “(đàn bà) lại cái” mà Nam Trung Bộ đã sử dụng.

Không những thế, anh còn liệt kê một loạt từ có mối quan hệ giữa tiếng Chăm và Nam Trung bộ, chẳng hạn: Ray: (vậy) > ri; re ro: (rón rén, lân la, lò mò) > rị mọ; rik: (cổ, xưa) > (cũ) rích; têh (đó, nọ, kia) > tê; ro ro (trơn tru) > ro ro; palao (đảo, cù lao) > cù lao; ke (ghe, bè, đò) > ghe; lôi (bơi, lội) > lội…

Dẫn chứng vừa nêu trên, tôi không có khả năng kiểm chứng. Chỉ xin hỏi, có phải: “likay” để chỉ “đàn ông, nam, trai”, chính nó là nguồn gốc của “(đàn bà) lại cái”? Quyết là có nhầm lẫn gì chăng? Từ bé đến nay, tôi chưa hề nghe ai nói “đàn bà lại cái” bao giờ. “Lại cái” chỉ dành cho các đấng mày râu! Không hề liên quan chút tẹo tèo teo gì đến đàn bà cả.

Theo “Đại từ điển tiếng Việt” (NXB VHTT, 1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên, trong tiếng Việt, “lại” có nhiều nghĩa. Mà “lại cái” hàm nghĩa: “Từ biểu thị trạng thái hướng về trạng thái cũ”. “Lại cái: Bán đực bán cái, ái nam ái nữ” (sđd, tr.960). Trở về “trạng thái cũ” trong “lại cái” là nhằm chỉ đàn ông trở lại giống cái, chứ dứt khoát không thể đàn bà.

Tương tự, trong “Tiếng nói nôm na” (NXB Văn nghệ TP HCM-1999), Lê Gia cho biết: “Lại cái, lại giống”: Trở về giống cái, lìa xa giòng giống (tr.393). Xa hơn nữa, “Đại Nam quấc âm tự vị” (1895), Huình Tịnh Paulus Của cũng ghi nhận: “Lại giống: Để giống mà nối sinh, lấy giống mà nối ra nữa”.

“Lại” do đâu mà ra? Theo nhà ngôn ngữ học trứ danh Lê Ngọc Trụ, “lại: đọc trại từ tiếng lai như lai cái, lai đực, lai giống” (“Việt ngữ chánh tả tự vị”, NXB Minh Tân - tr.261).

Tóm lại, “lại cái/lại giống” là dùng để chỉ đàn ông. Nếu đàn bà trở lại “trạng thái cũ” ắt phải dùng từ khác, chẳng hạn “lại đực”, thì hợp lý, chính xác hơn.

Mà này, cũng xin hỏi thêm: Có phải “lại cái” có nguồn gốc từ “likay” tiếng Chăm?

Nghe thế, ta giải thích thế nào với hàng loạt từ “lại” đã có từ xưa trong tiếng Việt? Chẳng hạn, ngày Tết, bánh tét, bánh chưng đã nấu chín nhưng khi cắt ra ăn lại thấy từng hạt sống sít, sượng ta gọi “lại gạo”. “Việt Nam tự điển” do Hội Khai Trí tiến đức khởi thảo (1931), đã ghi nhận các từ “lại” như “Lại mặt”: Tức là lễ nhị hỉ. Lễ làm sau hôm cưới, dâu rể về thăm nhà vợ. “Lại quả”: Nói khi đưa lễ sêu, lễ hỏi, lễ cưới nhà gái biếu lại nhà trai một phần lễ”. “Từ điển từ ngữ Nam Bộ” của Huỳnh Công Tín cũng cho biết: “Lại mâm: lại quả, tặng lại một phần lễ vật của nhà trai đưa đến”. À, thú vị chưa? Ngoài Bắc dùng “lại quả”; trong Nam dùng từ “lại mâm”…

Rồi khảo sát thêm thành ngữ, tục ngữ còn thấy dấu vết sờ sờ ra đó: Lại mặt hơn ăn đám, Đám cưới chẳng tày lại mặt… Rõ ràng, trong tiếng Việt, từ “lại” đã có từ “đời tám hoánh” chứ nào phải khi giao lưu văn hóa với người Chăm mới du nhập thêm từ “lại/lại cái”. Mà lại chỉ “đàn bà lại cái” thì vô lý quá đi mất.

Nhân đây cũng xin nói luôn, hiện nay, mặc dù từ “lại cái” còn sờ sờ ra đó nhưng nó đã được bổ sung một loạt từ mới. Chuyện này, ta sẽ bàn sau.

LÊ MINH QUỐC

Từ điển Trần Văn Chánh

An ủi (như 徠 (2), bộ 彳).

Tự hình 1

Dị thể 1

Từ điển phổ thông

an ủi

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Mệt nhọc — Thưởng cho công lao mệt nhọc — Một âm là Sắc.

Tự hình 2

Dị thể 6

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 厲.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 厲

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Nghiêm, nghiêm khắc, nghiêm trang. ◇Luận Ngữ 論語: “Tử ôn nhi lệ, uy nhi bất mãnh, cung nhi an” 子溫而厲, 威而不猛, 恭而安 (Thuật nhi 述而) Khổng Tử ôn hòa mà nghiêm trang, oai vệ mà không dữ dằn, cung kính mà thư thái. 2. (Tính) Mạnh dữ, mãnh liệt. ◎Như: “lệ thanh” 厲聲 tiếng dữ dội, “tái tiếp tái lệ” 再接再厲 lại đánh lại càng hăng dữ. ◇Văn tuyển 文選: “Lương phong suất dĩ lệ, Du tử hàn vô y” 涼風率已厲, 游子寒無衣 (Cổ thi thập cửu thủ) Gió lạnh thổi mạnh quá, Người du tử lạnh không có áo. 3. (Tính) Xấu, ác, bạo ngược. ◎Như: “lệ quỷ” 厲鬼 ác quỷ. 4. (Tính) Dáng dây lưng buông xuống. 5. (Danh) Bệnh tật, tai họa. ◎Như: “dịch lệ” 疫厲 bệnh dịch. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Lệ thần nhập thất thôn nhân phách” 厲神入室吞人魄 (Ngọa bệnh 臥病) Thần dịch lệ vào nhà bắt hồn phách người. 6. (Danh) Họ “Lệ”. 7. (Danh) Đá mài. § Xưa dùng như chữ “lệ” 礪. 8. (Động) Mài. ◎Như: “mạt mã lệ binh” 秣馬厲兵 cho ngựa ăn mài đồ binh. ◇Tuân Tử 荀子: “Độn kim tất tương đãi lung lệ nhiên hậu lợi” 鈍金必將待礱厲然後利 (Tính ác 性惡). 9. (Động) Cân nhắc, suy đoán. 10. (Động) Khuyến khích. § Xưa dùng như chữ “lệ” 勵. ◎Như: “miễn lệ” 勉厲 khuyên nhủ cố gắng lên, “khích lệ” 激厲 kích thích cho gắng lên. 11. (Động) Thao luyện, chỉnh sức. 12. (Động) Phấn chấn. ◇Quản Tử 管子: “Binh nhược nhi sĩ bất lệ, tắc chiến bất thắng nhi thủ bất cố” 兵弱而士不厲, 則戰不勝而守不固 (Thất pháp 七法). 13. (Động) Quất roi. 14. (Động) Bay nhanh, chạy nhanh. 15. (Động) Vùng lên, bay lên. ◇Trang Tử 莊子: “Thả nhữ mộng vi điểu nhi lệ hồ thiên, mộng vi ngư nhi một ư uyên” 且汝夢為鳥而厲乎天, 夢為魚而沒於淵 (Đại tông sư 大宗師) Như ngươi mộng thấy mình là chim mà bay lên trời, mộng là cá mà lặn dưới vực sâu. 16. (Động) Để cả áo lội qua nước cũng gọi là “lệ”. 17. (Giới) Trên. ◎Như: “tại bỉ kì lệ” 在彼淇厲 ở trên sông Kì.

18. Một âm là “lại”. (Danh) Bệnh hủi. ◇Sử Kí 史記: “Dự Nhượng hựu tất thân vi lại, thôn thán vi ách, sử hình trạng bất khả tri” (Dự Nhượng truyện 豫讓傳) 豫讓又漆身為厲, 吞炭為啞, 使形狀不可知 Dự Nhượng lại bôi sơn vào mình làm như người bệnh hủi, nuốt than cho mất tiếng, để khỏi ai nhận ra hình tích của mình.

Từ điển Thiều Chửu

① Ðá mài, thường dùng chữ lệ 礪. ② Mài, như mạt mã lệ binh 秣馬厲兵 cho ngựa ăn, mài đồ binh. ③ Gắng gỏi. Như miễn lệ 勉厲 khuyên nhủ cố gắng lên, khích lệ 激厲 chọc tức cho gắng lên, v.v. ④ Mạnh dữ. Như tái tiếp tái lệ 再接再厲 lại đánh lại càng hăng dữ. ⑤ Ác, bạo ngược. ⑥ Bệnh dịch lệ 疫厲. ⑦ Ðể cả áo lội qua nước cũng gọi là lệ. ⑧ Trên, như tại bỉ kì lệ 在彼淇厲ở trên sông Kì. ⑨ Thắt lưng buông múi xuống.

⑩ Một âm là lại. Bệnh hủi.

Từ điển Trần Văn Chánh

Bệnh hủi (như 癩, bộ 疒).

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hủi ( cùi ) — Bệnh rụng tóc — Một âm là Lệ.

Tự hình 4

Dị thể 9

濿𠪄𢋙𢋭𥒿

Không hiện chữ?

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

viên quan, người làm việc cho nhà nước

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Kẻ lại, quan bậc thấp. ◎Như: “thông lại” 通吏 thuộc viên ở các phủ huyện, “đề lại” 提吏 người giúp việc quan, nắm giữ giấy tờ, tức thư kí của quan phủ huyện. ◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: “Nhữ hưu tiểu thứ ngã. Ngã phi tục lại, nại vị ngộ kì chủ nhĩ” 汝休小覷我. 我非俗吏, 奈未遇其主耳 (Đệ tứ hồi) Ông đừng coi thường tôi. Tôi không phải là bọn lại tầm thường, cũng vì chưa gặp được chủ đấy thôi.
2. (Danh) Họ “Lại”.

Từ điển Thiều Chửu

① Sửa trị. Chức xử sự trị dân gọi là lại, vì thế nên quan cũng gọi là lại. Cái việc chức phận các quan địa phương phải làm gọi là lại trị 吏治.
② Kẻ lại, các chức dưới quyền quan gọi là lại. Như thông lại 通吏, đề lại 題吏, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

Quan lại: 胥吏 Quan lại nhỏ; 通吏 Thuộc viên ở các phủ huyện; 題吏 Thư kí ở huyện sảnh.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Làm việc trong phủ quan — Viên chức hạng thấp trong phủ quan. » Cóc ra lạy trước sân quỳ. Bẩm rằng: Lại dấu cho trê lắm điều « ( Trê Cóc ).

Tự hình 5

Dị thể 3

Chữ gần giống 1

Từ ghép 17

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

an ủi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 徠.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ủy lạo, an ủi: 勞徠 Thăm hỏi và an ủi. Xem 徠 [lái].

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 徠

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ điển trích dẫn

1. (Tính) Lười biếng. ◎Như: “lãn nhân” 懶人 người lười biếng, “lãn nọa” 懶惰 ươn lười. 2. (Tính) Đạm bạc. ◇Viên Khứ Hoa 袁去華: “Hướng lão lai, công danh tâm sự lãn, khách lí sầu nan khiển” 向老來, 功名心事懶, 客裡愁難遣 (Vũ trung hoa 雨中花, Giang thượng tây phong vãn 江上西風晚, Từ 詞). 3. (Tính) Rã rời, bải hoải. ◎Như: “thân thượng phát lãn” 身上發懶 cả người bải hoải. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Trí Thâm tẩu đắc viễn liễu, suyễn tức phương định (...) tín bộ vọng tiền diện khứ, hành nhất bộ, lãn nhất bộ” 智深走得遠了, 喘息方定(...)信步望前面去, 行一步, 懶一步 (Đệ lục hồi) (Lỗ) Trí Thâm chạy ra xa, thở hổn hển (...) lang thang bước về phía trước, một bước chân là một ngại ngùng. 4. (Động) Biếng nhác. § Cũng như chữ 嬾. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Trung tuần lão thái phùng nhân lãn” 中旬老態逢人懶 (Quỷ Môn đạo trung 鬼門道中) Tuổi (mới) trung tuần mà đã có vẻ già (nên) biếng gặp người (vì ngại việc thù tiếp). ◇Tống Thư 宋書: “Ngô thiếu lãn học vấn, vãn thành nhân” 吾少懶學問, 晚成人 (Phạm Diệp truyện 范曄傳). 5. (Phó) Không muốn, không thích. ◎Như: “hiếu cật lãn tố” 好吃懶做. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Lâm Xung liên nhật muộn muộn bất dĩ, lãn thướng nhai khứ” 林沖連日悶悶不已, 懶上街去 (Đệ thất hồi).

6. Một âm là “lại”. (Động) Chán ghét. ◎Như: “tăng lại” 憎懶.

Từ điển Thiều Chửu

① Tăng lại 憎懶 hiềm ghét.
② Một âm là lãn. Lười, cũng như chữ 嬾.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ghét: 憎懶 Hiềm ghét.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Lười biếng. Cũng nói là Lại noạ 懶惰.

Tự hình 2

Dị thể 7

Chữ gần giống 5

Từ ghép 2

ngưỡng lại 仰懶 • sơ lại 疏懶

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

1. bệnh hủi
2. bị hói đầu

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 癩.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 癩

Tự hình 2

Dị thể 3

Từ điển phổ thông

1. bệnh hủi
2. bị hói đầu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Bệnh hủi. 2. (Danh) Người mắc bệnh hủi. ◇Nguyễn Du 阮攸: “Tất thân vi lại dịch tu mi” 漆身爲癩剔鬚眉 (Dự Nhượng kiều chủy thủ hành 豫讓橋匕首行) Sơn mình làm người hủi, cạo râu mày. 3. (Danh) Bệnh chốc đầu, bệnh rụng tóc hói đầu.

4. (Tính) Xấu xa, không ra gì. § Thông “lại” 賴.

Từ điển Thiều Chửu

① Bệnh hủi, lông tóc rụng trụi cũng gọi là lại (hói).

Từ điển Trần Văn Chánh

① Bệnh hủi;
② (đph) Chốc đầu, hói đầu.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bệnh hủi ( cùi ) — Chứng rụng tóc — Bệnh khó chữa trị ( nan y ).

Tự hình 1

Dị thể 4

Chữ gần giống 1

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

cái tiêu

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 籟.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 籟

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ống tiêu (cổ);
② Âm thanh, tiếng kêu (của thiên nhiên): 萬籟俱寂 Im phăng phắc, vắng vẻ tĩnh mịch; 天籟 Tiếng trời; 地籟 Tiếng đất.

Tự hình 2

Dị thể 1

Chữ gần giống 4

Từ điển phổ thông

cái tiêu

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) (1) Nhạc khí thời xưa, ống có ba lỗ. Thứ to hơn gọi là “sanh” 笙, thứ nhỏ hơn gọi là “ước” 箹. (2) Ống sáo, tức cái “tiêu” 簫. 2. (Danh) Tiếng phát ra từ những lỗ trống trong thiên nhiên. Phiếm chỉ âm thanh. ◎Như: “thiên lại” 天籟 tiếng trời, “địa lại” 地籟 tiếng đất. ◇Nguyễn Trãi 阮廌: “Thiên lại ngữ thu kinh thảo mộc” 天籟語秋驚草木 (Thu dạ dữ Hoàng Giang 秋夜與黃江) Tiếng trời nói thu đến làm kinh động cây cỏ.

3. § Còn có âm là “lãi”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái tiêu.
② Phàm những chỗ hư không phát ra tiếng đều gọi là lại, như thiên lại 天籟 tiếng trời, địa lại 地籟 tiếng đất, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ống tiêu (cổ);
② Âm thanh, tiếng kêu (của thiên nhiên): 萬籟俱寂 Im phăng phắc, vắng vẻ tĩnh mịch; 天籟 Tiếng trời; 地籟 Tiếng đất.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Ống tiêu bằng tre, trúc ( một loại nhạc khí ).

Tự hình 1

Dị thể 1

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

(xem: lại hao 藾蒿)

Từ điển trích dẫn

1. (Danh) Một loại cỏ ngải, lá trắng xanh, lúc còn non ăn được.
2. (Danh) Bóng rợp. ◇Trang Tử 莊子: “Nam Bá Tử Kì du hồ Thương chi khâu, kiến đại mộc yên, hữu dị, kết tứ thiên thừa, ẩn tương tỉ kì sở lại” 南伯子綦游乎商之丘, 見大木焉, 有異, 結駟千乘, 隱將芘其所藾 (Nhân gian thế 人間世) Nam Bá Tử Kì chơi trên gò đất Thương, thấy cây gỗ lớn, có vẻ lạ, xếp nghìn cỗ xe bốn ngựa có thể ẩn nấp (được che chở) dưới bóng râm của nó.

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) 【藾蒿】lại hao [làihao] (thực) Một loại ngải, lá trắng xanh, thân giòn, lúc còn non ăn được;
② Che, che lấp.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Bóng mát của cây cối — Tên một loài cỏ.

Tự hình 1

Dị thể 2

Từ ghép 1

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Áo rách — Hư hỏng, rách nát.

Tự hình 1

Dị thể 1

Từ điển phổ thông

1. nhờ cậy
2. ích lợi

Từ điển trích dẫn

1. (Động) Cậy nhờ, nương tựa. ◎Như: “ỷ lại” 倚賴 nương tựa nhờ vả không tự lo, “ngưỡng lại” 仰賴 trông cậy vào. 2. (Động) Ỳ, ườn ra. ◎Như: “lại sàng” 賴床 nằm ỳ trên giường. 3. (Động) Chối cãi, không nhận. ◎Như: “để lại” 抵賴 chối cãi, “lại trái” 賴債 quỵt nợ. 4. (Động) Đổ tội, đổ oan. ◎Như: “vu lại” 誣賴 vu khống. ◇Hồng Lâu Mộng 紅樓夢: “Thật thị ngộ thương, chẩm ma lại nhân?” 實是誤傷, 怎麼賴人? (Đệ bát thập lục hồi) Đúng là lầm lỡ bị chết, sao lại vu vạ cho người? 5. (Tính) Xấu, tệ, dở. ◎Như: “kim niên trang giá trưởng đắc chân bất lại” 今年莊稼長得眞不賴 năm nay hoa màu lên thật không tệ lắm. 6. (Tính) Lành, tốt. ◇Mạnh Tử 孟子: “Phú tuế tử đệ đa lại, hung tuế tử đệ đa bạo, phi thiên chi giáng tài nhĩ thù dã” 富歲子弟多賴, 凶歲子弟多暴, 非天之降才爾殊也 (Cáo tử thượng 告子上) Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, năm mất mùa con em phần nhiều hung tợn, chẳng phải trời phú cho bẩm tính khác nhau như thế. 7. (Phó) May mà. ◇Vi Ứng Vật 韋應物: “Tệ cừu luy mã đống dục tử, Lại ngộ chủ nhân bôi tửu đa” 弊裘羸馬凍欲死, 賴遇主人杯酒多 (Ôn tuyền hành 溫泉行) Áo cừu rách, ngựa yếu, lạnh cóng gần muốn chết, May gặp chủ nhân chén rượu nhiều. 8. (Danh) Lợi nhuận.

9. (Danh) Họ “Lại”.

Từ điển Thiều Chửu

① Cậy nhờ, như ỷ lại 倚賴 nương tựa nhờ vả. ② Lợi, như vô lại 無賴 không có ích lợi gì cho nhà, những kẻ dối trá giảo hoạt gọi là kẻ vô lại. ③ Tục cho rằng không nhận việc ấy là có là lại, có ý lần lữa cũng là lại, như để lại 抵賴 chối cãi. ④ Lành, như Mạnh tử nói: phú tuế tử đệ đa lại 富歲子弟多賴 năm được mùa con em phần nhiều hiền lành, ý nói no thì không cướp bóc.

⑤ Lấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhờ cậy, dựa vào: 完成任務,有賴於大家的努力 Hoàn thành nhiệm vụ, là nhờ vào sự cố gắng của mọi người; ② Ỳ, trì hoãn: 孩子看到櫥窗裏的玩具,賴著不肯走 Trẻ con trông thấy đồ chơi trong tủ kính thì ỳ ra không chịu đi; ③ Chối, chối cãi, quịt, không thừa nhận: 事實俱在,賴 是賴不掉的 Sự thật rành rành chối cãi sao được; 賴債 Quỵt nợ; ④ Đổ tội, đổ oan: 自己做錯了,不能賴人 Mình làm sai không nên đổ tội cho người khác; ⑤ Trách móc: 大家都有責任,不能賴哪一個 Mọi người đều có trách nhiệm, không thể trách móc một cá nhân nào; ⑥ (khn) Xấu, dở: 好賴 Tốt và xấu; 不論好的賴的我都能吃 Dù ngon hay dở, tôi đều ăn được cả; 今年莊稼長得眞不賴 Mùa màng năm nay thật không tệ; ⑦ Lười biếng; ⑧ (văn) Lành: 富歲子弟多賴 Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành (Mạnh tử); ⑨ (văn) Lấy;

⑩ [Lài] (Họ) Lại.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Nhờ cậy. Nhờ vả. Td: Ỷ lại ( nhờ vả người khác ) — Lợi ích. Mối lợi — Chối, không nhận. Td: Lại trái ( chối nợ, vỡ nợ ).

Tự hình 4

Dị thể 5

Từ ghép 7

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 賚

Từ điển Trần Văn Chánh

(văn) Ban cho, tặng cho.

Tự hình 2

Dị thể 4

Từ điển phổ thông

1. nhờ cậy
2. ích lợi

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 賴.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 賴

Từ điển Trần Văn Chánh

① Nhờ cậy, dựa vào: 完成任務,有賴於大家的努力 Hoàn thành nhiệm vụ, là nhờ vào sự cố gắng của mọi người; ② Ỳ, trì hoãn: 孩子看到櫥窗裏的玩具,賴著不肯走 Trẻ con trông thấy đồ chơi trong tủ kính thì ỳ ra không chịu đi; ③ Chối, chối cãi, quịt, không thừa nhận: 事實俱在,賴 是賴不掉的 Sự thật rành rành chối cãi sao được; 賴債 Quỵt nợ; ④ Đổ tội, đổ oan: 自己做錯了,不能賴人 Mình làm sai không nên đổ tội cho người khác; ⑤ Trách móc: 大家都有責任,不能賴哪一個 Mọi người đều có trách nhiệm, không thể trách móc một cá nhân nào; ⑥ (khn) Xấu, dở: 好賴 Tốt và xấu; 不論好的賴的我都能吃 Dù ngon hay dở, tôi đều ăn được cả; 今年莊稼長得眞不賴 Mùa màng năm nay thật không tệ; ⑦ Lười biếng; ⑧ (văn) Lành: 富歲子弟多賴 Năm được mùa con em phần nhiều hiền lành (Mạnh tử); ⑨ (văn) Lấy;

⑩ [Lài] (Họ) Lại.

Tự hình 2

Dị thể 6

Từ ghép 5

bất lại 不赖 • tín lại 信赖 • vô lại 无赖 • y lại 依赖 • ỷ lại 倚赖

Video liên quan

Chủ đề