Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 62 63

Câu 1, 2, 3 trang 62, 63 Vở bài tập (VBT) Toán 4 tập 2. Giải câu 1, 2, 3 trang 62, 63 bài 138 Vở bài tập (VBT) Toán 4 tập 2.

Luyện từ và câu lớp 4 tuần 6

  • Câu 1 (trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 4)
  • Câu 2 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4)
  • Câu 3 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4)
  • Câu 4 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 6: Mở rộng vốn từ - Trung thực - Tự trọng là lời giải phần Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 4 trang 62, 63 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố vốn từ vựng chủ đề Trung thực - Tự trọng cho các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4. Mời các em tham khảo.

>> Bài trước: Tập đọc lớp 4: Chị em tôi

Mở rộng vốn từ Trung thực - Tự trọng trang 62, 63 có hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi phần Luyện từ và câu lớp 4 Tuần 6. Sau đây là đáp án chi tiết của từng câu hỏi để các em học sinh so sánh đối chiếu kết quả.

Câu 1 (trang 62 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong đoạn văn đã cho (SGK TV4, tập 1 trang 62)

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: "Minh là một học sinh có lòng.... Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không .... Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm,.... nhất cũng dần dần thấy.... hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào.... Lớp 4A chúng em rất.... về bạn Minh.

(Từ để chọn: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái.)

Phương pháp giải

- Tự tin: tin vào bản thân mình

- Tự ti: tự đánh giá thấp mình nên tỏ ra thiếu tự tin

- Tự trọng: coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình

- Tự kiêu: tự cho mình là hơn người và tỏ ra coi thường người khác.

- Tự hào: lấy làm hài lòng, hãnh diện vì cái mình có.

- Tự ái: do quá nghĩ đến mình mà sinh ra giận dỗi, khó chịu, khi cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc coi thường.

Trả lời:

Điền lần lượt: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào

Ai cũng khen bạn Minh, lớp trưởng lớp em, là con ngoan trò giỏi. Minh phụ giúp bố mẹ nhiều việc nhà, nhưng luôn luôn đi học đúng giờ, làm bài đầy đủ, chưa bao giờ để ai phiền trách điều gì. Cô chủ nhiệm lớp em thường bảo: "Minh là một học sinh có lòng tự trọng. Là học sinh giỏi nhất trường nhưng Minh không tự kiêu. Minh giúp đỡ các bạn học kém rất nhiệt tình và có kết quả, khiến những bạn hay mặc cảm, tự ti nhất cũng dần dần thấy tự tin hơn vì học hành tiến bộ. Khi phê bình, nhắc nhở những bạn mắc khuyết điểm, Minh có cách góp ý rất chân tình, nên không làm bạn nào tự ái. Lớp 4A chúng em rất tự hào về bạn Minh.

Câu 2 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:

Nghĩa

Từ

Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó

trung thành

Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi

trung hậu

Một lòng một dạ vì việc nghĩa

trung kiên

Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một

trung thực

Ngay thẳng, thật thà

trung nghĩa

Trả lời:

- Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là trung thành.

- Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là trung kiên.

- Một lòng một dạ vì việc nghĩa là trung nghĩa.

- Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là trung hậu.

- Ngay thẳng, thật thà là trung thực.

Câu 3 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa của tiếng trung

(trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung kiên, trung tâm).

a) Trung có nghĩa là "ở giữa" M: trung thu

b) Trung có nghĩa là "một lòng một dạ". M: trung thành

Trả lời:

a) Trung có nghĩa là ở giữa, gồm:

Trung bình, trung thu, trung tâm

b) Trung có nghĩa là một lòng một dạ

Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu

Câu 4 (trang 63 sgk Tiếng Việt lớp 4)

Đặt câu với một từ đã tìm được ở trên

Trả lời:

a) Mấy bài kiểm tra vừa rồi cậu chỉ mới đạt điểm trung bình thôi, phải cố gắng lên mới được

Trung bình tất cả môn của mình đạt 9.0 điểm

b) Cô giáo thường nhắc nhở chúng em phải trung thực khi làm bài

Trung thực là một phẩm chất đáng quý của mỗi người

c) Thị xã là trung tâm văn hóa chính trị của tỉnh.

Trung tâm văn hóa chính trị của đất nước ta là thủ đô Hà Nội

d) Chiến sĩ ta một lòng trung thành với Tổ quốc.

e) Trung hậu, đảm đang là phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.

Phẩm chất trung hậu, đảm đang luôn được giữ gìn qua bao đời nay của phụ nữ Việt Nam

f) Lịch sử đã ghi lại nhiều tấm gương trung nghĩa.

g) Nguyễn Đức Thuận là một chiến sĩ cách mạng trung kiên.

h) Các em nhỏ rất háo hức mỗi khi Tết trung thu đến.

>> Bài tiếp theo: Tập làm văn lớp 4: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

Luyện từ và câu lớp 4 tuần 6: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập về vốn từ Trung thực - Tự trọng, giải nghĩa và đặt câu cho các từ thuộc chủ điểm đó cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng làm bài Luyện từ và câu lớp 4 chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

122

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập giữa học kì 1 trang 62, 63 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 1 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 62, 63  Ôn tập giữa học kì 1 - Tuần 10 - Tiết 2

Câu 1 trang 62 VBT Tiếng Việt lớp 4: Dựa vào bài chính tả Lời hứa (Tiếng Việt 4, tập một, trang 96 - 97), trả lời các câu hỏi sau :

Lời hứa

Tôi rời công viên vào lúc phố đã lên đèn. Bỗng nghe sau bụi cây có tiếng một em bé khóc. Bước tới gần, tôi hỏi :

- Sao em chưa về nhà ?

Em nhỏ ngẩng đầu nhìn tôi, đáp :

- Em không về được !

- Vì sao ?

- Em là lính gác.

- Sao lại là lính gác ?

- Có mấy bạn rủ em đánh trận giả. Một bạn lớn bảo : "Cậu là trung sĩ" và giao cho em đứng gác kho đạn ở đây. Bạn ấy lại bảo : "Cậu hãy hứa là đứng gác cho đến khi có người tới thay" Em đã trả lời : "Xin hứa."

Theo PAN-TÊ-LÊ-ÉP

Trung sĩ: một cấp bậc trong quân đội, thường chỉ huy một tiểu đội.

a) Em bé được giao nhiệm vụ gì trong trò chơi đánh trận giả ?

b) Vì sao trời đã tối mà em không về ?

c) Các dấu ngoặc kép trong bài được dùng làm gì ?

d) Có thể đưa những bộ phận đặt trong dấu ngoặc kép xuống dòng, đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?

Phương pháp giải:

a. Em đọc đoạn trò chuyện của em bé với nhân vật tôi.

b. Em đọc lời cậu bé nói phần cuối truyện.

c. Em suy nghĩ và trả lời.

d. Em suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

a) Em bé được giao nhiệm vụ gác kho đạn.

b) Em không về vì lời hứa không bỏ vị trí gác khi chưa có người đến thay.

c) Dấu ngoặc kép trong bài dùng để dẫn lời nói của em bé và bạn em bé.

d) Không thể đưa những bộ phận đặt trong ngoặc kép xuống dòng và đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng được vì trong câu có hai cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại thứ nhất là cuộc đối thoại trực tiếp giữa em bé và nhân vật “tôi”. Những câu nói trong cuộc hội thoại này được đánh dấu bằng những dấu gạch ngang đầu dòng. Cuộc hội thoại thứ hai là cuộc hội thoại giữa em bé và bạn em trong câu chuyện mà em kể cho nhân vật “tôi’’ nghe, vì vậy phải đặt trong dấu ngoặc kép để phân biệt với những lời hội thoại trong cuộc hội thoại thứ nhất.