Vương mẫu là ai

Skip to content

Trang chủ / Tượng Tứ Phủ-Tượng Nhà Mẫu

Tượng Vương Mẫu Nương Nương

  • Chất liệu sản phẩm: Gỗ mít, gỗ hương, gỗ dổi, cốt gỗ bó thổ, xi măng….
  • Kích thước: Phụ thuộc vào từng không gian thờ bên chúng tôi sẽ thiết kế cho phù hợp.
  • Nước sơn: Sơn son thếp vàng, bạc phủ hoàng kim hoặc sơn giả cổ.
  • Giá thành: Tùy thuộc vào kích thước, chất liệu, mẫu mã mà khách hàng lựa chọn.

LH: 094.533.0463

Bà là vợ của Ngọc Hoàng, còn gọi là Vương Mẫu nương nương, Diêu Trì Kim Mẫu, là vị nữ thần từ bi trong truyền thuyết Trung Quốc. Tương truyền Vương Mẫu sống ở cung Dao Trì trên núi Côn Lôn, trong vườn của bà có trồng bàn đào là giống đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già.

Tây Vương Mẫu qua các đời có rất nhiều tên gọi, ngoài những tên gọi qua các nước đồng văn Đông Á, bà được nhiều triều đại về sau sắc phong, toàn xưng là Thượng Thánh Bạch Ngọc Quy Thai Cửu Linh Thái Chân Vô Cực Thánh Mẫu Dao Trì Đại Thánh Tây Vương Kim Mẫu Vô Thượng Thanh Linh Nguyên Quân Thống Ngự Quần Tiên Đại Thiên Tôn

Ban đầu, Tây Vương Mẫu có diện mạo là một nữ thần già hung dữ, là một vị nữ thần gây tai vạ ở phía Tây, không khác gì một quái vật. Về sau, sự nổi lên của Đạo giáo và các truyền thuyết dần biến Tây Vương Mẫu thành một nữ thần hiền từ, vị thế của bà từ đó trở thành một trong những nữ thần tối cao và tiêu biểu nhất trong nhiều hệ thống tín ngưỡng Đông Á.

Bà thông thường được hình dung là một bà già hiền lành, sống ở tại núi Côn Lôn thuộc phía Tây, trong vườn của bà có trồng bàn đào là giống đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già. Hình tượng về bà nổi lên trong thế kỉ 2 khi hình thành nên Con đường tơ lụa.

Vào thời nhà Đường, thời kỳ nở rộ của thi ca, hình tượng Tây Vương Mẫu trở nên cực kỳ phổ biến. Những bài thơ về bà có thể tìm thấy trong Toàn Đường thi, một tuyển tập thi ca thơ Đường. Sau khi nhà Đường sụp đổ, thời Ngũ đại thập quốc, Đỗ Quang Đình, với Dung Thành tập tiên lục (墉城集仙錄), là người sớm nhất viết tổng hợp những truyện kí về Tây Vương Mẫu, thường được xem là người soạn thảo hoàn bị nhất về nhận thức của người đời Đường đối với Tây Vương Mẫu. Theo ghi chép của Đỗ Quang Đình, Tây Vương Mẫu đã giúp Lão Tử làm ra cuốn Đạo Đức Kinh. Vào năm thứ 25 của Chu Chiêu vương, Lão Tử đi chu du thiên hạ, gặp Tây Vương Mẫu và được bà trao cho cuốn sách này.Truyền thuyết này là một đặc thù của phái Thượng Thanh (上清), một phân nhánh của Đạo giáo mà ở đó Đỗ Quang Đình được xem là người khởi đầu. Ngoài ra, trong vài bài thơ thời Đường cũng mô tả việc gặp gỡ giữa Tây Vương Mẫu và Lão Tử, tuy nhiên lúc này vai trò của bà thấp hơn, và gọi ông là Nguyên Thủy Thiên Tôn. Đây là một truyền thuyết phổ biến trong các phân nhánh khác của Đạo giáo.

Người đời Đường là Đoạn Thành Thức (段成式), sáng tác "Dậu dương tập trở - Nặc cao kí thượng" (酉陽雜俎·諾皋記上) đã viết rằng: "Tây Vương Mẫu họ Dương, húy Hồi, trị ở Tây Bắc núi Côn Lôn, ngày Đinh Sử chết. Nhất viết Uyển Cấm"

Xuất hiện bên cạnh bà luôn có 7 nàng tiên nữ xinh đẹp đi theo hầu hạ.

Tất cả chúng ta đều nghe nói về Ngọc Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, Tây Vương Mẫu và Vương Mẫu Nương Nương trong văn hóa Đạo giáo, ngay cả trong thơ từ của các triều đại cũng có thể nhìn thấy những danh xưng này. Vậy những Thần linh Đạo giáo này rốt cuộc là nhân vật gì? 

Ngọc Hoàng Đại Đế là ai?

Kỳ thật, Ngọc Đế chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế, còn có danh xưng là Hạo Thiên Thượng Đế, Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế, Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chân Ngọc Hoàng Đại Đế, và các tôn xưng khác. Ngọc Hoàng Đại Đế là một trong những Thần linh cao cấp nhất trong Đạo giáo, địa vị chỉ dưới Tam Thanh Tôn Thần. Nhưng trong tâm trí thế tục, Ngọc Hoàng Đại Đế là vị Thần lớn nhất ở, là vua của các vị Thần.

Trong bài thơ "Mộng Tiên" của nhà thơ nổi tiếng nhà Đường Bạch Cư Dị có những câu thơ:

"Ngưỡng yết Ngọc Hoàng Đế, kê thủ tiền chí thành"
(Ngẩng đầu yết kiến Ngọc Hoàng, cúi đầu lòng chí thành). 

Trong bài thơ "Dĩ Châu trạch khoa lạc thiên",  nhà thơ Nguyên Chẩn cũng có câu thơ:

"Ngã thị Ngọc Hoàng hương án sử".
(Ta là quan ngự sử trước hương án Ngọc Hoàng)

Đạo kinh quan trọng là "Cao Thượng Ngọc Hoàng bản hành tập kinh", ra đời vào khoảng thời nhà Đường và nhà Tống, đã thuật chi tiết về xuất thân và lai lịch của Ngọc Hoàng rằng: 

Trước đây rất lâu rồi, có một một quốc gia là Quang Nghiêm Diệu Lạc, Quốc vương Tịnh Đức và Vương hậu Bảo Nguyệt Quang tuổi cao mà không có con, vì thế lệnh cho Đạo sĩ cử hành cầu nguyện. Sau đó Vương hậu mộng thấy Thái Thượng Đạo Quân ôm một đứa bé ban cho Vương hậu, sau khi tỉnh dậy Vương hậu mang thai.

Một năm mang thai, Vương hậu sinh ra cậu bé trong cung điện hoàng gia vào buổi trưa ngày 9 tháng 1 năm Bính Ngọ. Thái tử lớn lên kế thừa ngôi vị quốc vương. Sau đó không lâu, vị quốc vương trẻ  từ bỏ ngôi báu và quốc gia đi đến núi Phổ Minh Hương Nghiêm tu Đạo, và công thành siêu độ. Trải qua ba ngàn kiếp chứng ngộ Kim Tiên. Lại qua ức kiếp, chứng ngộ Ngọc Đế. 

Vương mẫu là ai
Chân dung đức Ngọc Hoàng Đại Đế. (Ảnh: Miền công cộng)

Năm Đại Trung Tường Phù thứ 8 đời Tống Chân Tông, tức năm 1105 Tây lịch, Tống Chân Tông tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế Thánh hiệu là "Thái Thượng Khai Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chân Thể Đạo Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế". Năm Chính Hòa thứ 6 đời Tống Huy Tông, tức năm 1116 Tây lịch, ông lại tôn Ngọc Hoàng tôn hiệu là "Thái Thượng Khai Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chân Thể Đạo Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế".

Vương Mẫu Nương Nương là ai?

Vương mẫu là ai
Chân dung Tây Vương Mẫu trong Kinh Sơn Hải (Ảnh: Wikipedia)

Vương Mẫu Nương Nương chính là Tây Vương Mẫu, cũng có tôn xưng là Kim Mẫu, Dao Trì Kim Mẫu, Tây Trì Cực Lạc Kim Từ Thánh Mẫu và các tôn xưng khác. Bà là nữ Thần trong truyền thuyết. Ban đầu Tây Vương Mẫu là một vị Thần quái dị phụ trách hình phạt và dịch bệnh, sau đó dần dần nữ tính hóa và ôn hòa hóa trong quá trình lưu truyền, và trở thành vị nữ Thần tuổi cao hiền lành. Tương truyền Vương Mẫu cư trú ở Dao Trì ở núi Côn Luân, trong vườn trồng bàn đào, ăn có thể trường sinh bất lão.

Cuốn sách cổ "Sơn Hải Kinh" viết: "Tây Vương Mẫu có hình dáng như người, đuôi báo răng hổ, có tài thổi tiêu, xõa tóc đeo thắng, là để triển hiện sự uy nghiêm và 5 loại tai họa của Trời".

Có nghĩa là hình dạng của Tây Vương Mẫu "giống như con người", nhưng có đuôi giống như báo, răng giống như hổ, rất giỏi thổi tiêu, tóc xõa, đội thắng (là một loại trang sức trên đầu), là vị Thần hiển thị sự uy nghiêm và năm loại thiên tai của Trời. 

Tây Vương Mẫu sống trên đỉnh đồi Côn Luân, Bà có ba con chim săn mồi khổng lồ được gọi là "Chim xanh" (Thanh điểu), mỗi ngày chúng đem thức ăn và đồ dùng về cho Bà.

Nhưng trong "Mục Thiên Tử Truyện", lời nói và hành động của Tây Vương Mẫu lại giống như một người cai trị hiền lành nho nhã. Khi Chu Mục Vương đi tuần du khắp thiên hạ trên cỗ xe 8 tuấn mã kéo do Tạo Phụ đánh xe, đến núi Côn Luân phía ở Tây, vua lấy ra ngọc bạch khuê, huyền bích và các ngọc khí khác để bái kiến Tây Vương Mẫu. Ngày hôm sau, Mục Vương yến tiệc ở Dao Trì mời ở Dao Trì, hai người đều làm một số câu thơ chúc phúc lẫn nhau.

"Hán Vũ Đế nội truyện" gọi Bà là nữ Thần dung mạo tuyệt thế, ban cho Hán Vũ Đế bàn đào ba ngàn năm kết quả một lần. Đạo giáo kỷ niệm sinh nhật của Vương mẫu Nương Nương vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm, ngày này tổ chức một sự kiện long trọng, thường được gọi là một sự kiện đào.

Trong "Chẩm trung thư" của Cát Hồng nhà Tấn ghi lại: Trước khi hỗn độn mở ra, có tinh khí của thiên địa, gọi là "Nguyên Thủy Thiên Vương" ở trong đó. Sau đó Lưỡng nghi biến hóa phân chia, Nguyên Thủy Thiên Vương ở trên trung tâm trời, ngửa mặt hít vào thiên khí, cúi xuống uống nước địa tuyền. Lại kinh mấy kiếp, cùng Thái Nguyên Ngọc Nữ thông khí kết tinh, sinh Thiên Hoàng Tây Vương Mẫu, Thiên Hoàng sinh Địa Hoàng, Địa Hoàng sinh Nhân Hoàng.

Câu chuyện Thần thoại của Tây Vương Mẫu đã trải qua hai sự diễn hóa. Nhà Hán là giai đoạn đầu tiên của sự diễn hóa của Thần thoại và truyền thuyết của Tây Vương Mẫu. Trong giai đoạn này, Tây Vương Mẫu sống trong động đá ở Ngọc Sơn phương Tây còn được gọi là núi Côn Luân, là hình tượng quái vật thân thú mình người, ngoài ra, trên núi có quái thú “Giảo” sừng bò, hoa văn báo, âm thanh như chó sủa, còn có 3 con chim “Thanh điểu” lông màu đỏ, thích ăn cá tam thanh điểu.

Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều là giai đoạn thứ hai của sự diễn hóa của Thần thoại và truyền thuyết của Tây Vương Mẫu. Lúc này, mọi người liên kết truyền thuyết Thần thoại của Tây Vương Mẫu với sự thật lịch sử chuyến tuần du phía Tây của Chu Mục Vương, và của Hán Vũ Đế, hình tượng Tây Vương Mẫu nhân cách hóa, Thần hóa truyền thuyết, trong đó câu chuyện chu Mục Vương và Tây Vương Mẫu gặp nhau ở Dao Trì được lưu truyền rộng rãi, ảnh hưởng rất lớn. Hình ảnh của Tây Vương Mẫu huyền thoại và truyền thuyết dần dần được cải thiện và có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử.

Trong "Sơn Hải Kinh", Tây Vương Mẫu là một Thiên Thần ở trong hang, giỏi kêu, nửa người nửa thú. Trong "Mục Thiên Tử truyện", Tây Vương Mẫu trở thành một người phụ nữ ung dung bình hòa, có thể ca hát, quen thuộc với thế tình. Trong "Câu chuyện Hán Vũ Đế", lại trở thành một nữ Thần khoảng ba mươi tuổi, dung mạo tuyệt thế. Trong các tác phẩm văn học sau này, có rất nhiều miêu tả về Tây Vương Mẫu, gọi Bà là "Dao Trì Kim Mẫu", trồng bàn đào, ba ngàn năm mới chín, mỗi khi đào chín, Tây Vương Mẫu mở tiệc thọ, chư Tiên đến chúc thọ, được miêu tả rất đặc sắc dưới ngòi bút của Ngô Thừa Ân ở Hồi thứ 5 "Tây Du Ký".

Vương Mẫu ở Dao Trì, cho nên còn gọi là Dao Trì Nương Nương. Bà ở Dao Trì khai bàn đào thịnh hội, mời các Thần Tiên, không ngờ bị Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không quấy rối bàn đào thịnh hội. Bàn đào do Bà trồng rất Thần kỳ, cây đào nhỏ ba ngàn năm chín một lần, người ăn thì thân thể nhẹ nhàng, thành Tiên đắc Đạo. Cây đào bình thường thì sáu ngàn năm chín một lần, người ăn thì bạch nhật phi thăng, trường sinh bất lão. Cây đào tốt nhất chín ngàn năm mới chín một lần, người ăn thọ cùng trời đất, thọ cùng nhật nguyệt. Bà là nữ Thần tiên được tôn kính nhất Thiên Cung, ở trên trời, Bà cai quản yến tiệc mời các Thần Tiên, ở nhân gian, Bà cai quản hôn nhân và sinh con.

Từ thời Minh Thanh, Vương Mẫu Nương Nương có địa vị vô cùng cao trong thiện nam tín nữ, ảnh hưởng khắp Trung Quốc. Trong "Đô môn tạp vịnh" trong Trúc chi từ Bắc Kinh thời nhà Thanh có một bài "Bàn Đào cung" viết rằng: "Mồng 3 tháng 3 ánh xuân dương, trong cung Bàn Đào ngắm dâng hương; Theo dòng sông chảy cơn gió thổi, mười trượng bụi trần cuốn đất bay".

Cung Bàn Đào ở Bắc Kinh vốn tên là Thái Bình Cung, ở trong cửa đông, trong cung thờ Vương Mẫu Nương Nương. Hàng năm vào ngày mồng 3 tháng ba Âm lịch có Hội Bàn Đào nổi tiếng, đến lúc đó trăm vở kịch thi đấu, náo nhiệt phi phàm.

Thái Sơn Vương Mẫu Trì đạo quán cũng vậy, năm Đạo Quang thứ 24 đời Thanh, tức năm 1844 Tây lịch, do hơn hai trăm bốn mươi hương khách ký tên khắc họa "Hợp Sơn Hội Bia" ghi lại: "Thái Ấp thành Đông Thạch Bi Trang có hội tế Thái Sơn, có nguồn gốc đã lâu, uống và ăn đức, đều được Thần ban phúc, chưa bao giờ để sót...... Sau khi người trong hội sợ thời gian lâu bị mai một, việc thiện có thể không người kế thừa, cho nên năm Đạo Quang thứ 15 đã treo tấm biển Vương Mẫu,...... Ngày nay lại lập bia đá ghi chép, vĩnh viễn làm lễ hội này".

Trong những năm gần đây, người dân Hồng Kông và Đài Loan cũng đã không ngừng quyên góp tiền để sửa chữa, trang trí dát vàng tượng hoặc khắc tấm bảng cho Thái Sơn Vương Mẫu Trì. Vương Mẫu Nương Nương sở dĩ được dân gian tín ngưỡng sùng bái như vậy, là bởi vì Bà có thuốc bất tử, có thể làm cho người trường sinh bất lão.

Từ rất lâu đời đã có thuyết nói rằng Vương Mẫu Nương Nương có thể làm cho người ta trường sinh bất tử. Theo "Mục Thiên Tử Truyện" ghi chép, Tây Vương Mẫu từng hát cho Chu Thiên Tử rằng: "tương tử vô tử" (Làm cho vua bất tử); "Hoài Nam Tử" viết: "Hậu Nghệ xin thuốc bất tử từ Tây Vương Mẫu". Trong "Câu chuyện Hán Vũ Đế" và "Hán Vũ Đế nội truyện" thời Hán - Tấn, biết rõ thuốc bất tử này là "Tiên đào" (bàn đào). Đào này "lớn như trứng vịt, hình dạng tròn màu xanh", "đào hương vị ngọt ngào, miệng có hương vị", "ba ngàn năm một lần ra quả, vùng Trung Hạ đất bạc, trồng không sống". Tiên đào này bởi vì có liên quan đến Tây Vương Mẫu, cho nên có người gọi là "Vương Mẫu đào", chẳng hạn như "Lạc Dương Già Lam Ký" quyển một ghi chép: “Trong Hoa Lâm viên "có Tiên nhân đào, màu sắc đỏ, trong ngoài chiếu rõ, sương giá là chín. Cũng có nguồn gốc khỏi núi Côn Luân. Còn gọi là Vương Mẫu Đào”

Ăn đào Tiên của Vương Mẫu có thể trường sinh bất tử, không chỉ ảnh hưởng đến đế vương, dân gian, mà cả các nhà khoa học cổ đại nghiêm túc hơn cũng nghĩ như vậy, trong "Tề Dân yếu thuật" của Giả Tư Hiệp đời Bắc Ngụy cũng nói: "Tiên ngọc đào, ăn vào trường sinh bất tử". Mặt khác dân gian không chỉ cho rằng Vương Mẫu Nương Nương nắm giữ thuốc bất tử, mà còn ban phước, ban con, hóa hiểm tiêu tai. "Dịch Lâm" của Tiêu Diên Thọ nhà Hán cũng nói: "Tắc làm sứ giải của vua Nghiêu, đi về phía Tây yết kiến Vương Mẫu. Bái xin trăm phúc và ban cho những đứa con tốt. Dẫn thuyền dẫn đầu, không phải lo lắng. Vương Mẫu ban phước, không thành tai họa”

Trong Thần hệ Đạo giáo  chính thống, Vương Mẫu Nương Nương là âm khí tiên thiên ngưng tụ mà thành, là Chúa tể của tất cả nữ Tiên, cai quản Côn Luân Tiên Đảo. Mà tất cả nam Tiên đứng đầu là Đông Vương Công do khí dương tiên thiên ngưng tụ mà thành, cai quản Bồng Lai Tiên Đảo. Mà Vương Mẫu Nương Nương còn gọi là Tây Vương Mẫu, xem ra, Bà cùng Đông Vương Công mới là một cặp vợ chồng. Mà Ngọc Hoàng Đại Đế đứng đầu chư Tiên, là Chúa tể của chúng Thần, hẳn là so với Tây Vương Mẫu và Đông Vương Công thì cao hơn một bậc. Vương Mẫu Nương Nương và Ngọc Hoàng Đại Đế là vợ chồng, chỉ xuất hiện trong những câu chuyện dân gian Trung Quốc và tiểu thuyết huyền thoại.

Trung Hòa
Theo Vision Times

Xem thêm:

Bạn bình luận gì về tin này?

Chuyên mục: Văn hoá Bài chọn lọc Văn hóa Thần truyền Radio Văn hóa