Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Trên cơ sở chương trình hành động, thị xã đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội tại các xã vùng Nam, như: Dự án tuyến đường từ Quốc lộ 12A đi trung tâm các xã vùng Nam; xây dựng, mở rộng, nâng cấp các tuyến đường liên xã; đường từ phía Nam cầu Quảng Hải 2 đi ga Lạc Giao; tuyến đường từ cầu Quảng Hải đi ga Minh Lệ; cầu qua thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh; cầu qua thôn Hà Sơn, xã Quảng Sơn; công viên nghĩa trang nhân dân, bệnh viện chất lượng cao... Phấn đấu đạt 80% các tuyến đường liên thôn, nội thôn được bê tông hóa, nhựa hóa, 20% còn lại được cứng hóa.
Bên cạnh đó, thị xã tập trung nguồn lực để nâng cấp các công trình thủy lợi, bê tông hóa hệ thống kênh mương nội đồng cho các xã. Đảm bảo trên 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động. Huy động đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống điện nông thôn; tăng cường công tác xã hội hóa để lắp đặt hệ thống điện sáng đường quê tại các xã. Đầu tư xây dựng chợ nông thôn, các điểm mua bán tập trung nhằm đạt các tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn mới.
Phát huy hiệu quả kết cấu hạ tầng hiện có, thị xã đã đẩy mạnh công tác xúc tiến kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư, tăng cường khai thác nguồn thu từ quỹ đất; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xã hội hóa, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tập trung hướng về phía biển, xây dựng hạ tầng ven biển, cụm công nghiệp, hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị mới, khu thương mại, bệnh viện chất lượng cao, trường học đa cấp chất lượng cao, như: quảng trường biển; khu neo đậu tàu thuyền; đường ven biển Quảng Thọ đi Quảng Phúc; khu đô thị Cồn Két, Quảng Thuận, khu phức hợp ven biển Quảng Thọ; khu phức hợp tại sân vận động Ba Đồn...
Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, thị xã đã tăng cường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa để xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, các thiết chế văn hóa, các công trình công cộng trên địa bàn thị xã. Tăng cường quản lý quy hoạch chung thị xã, quy hoạch phân khu các phường và quy hoạch nông thôn mới. Quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch đi đôi với quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất. Kịp thời kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, thiết lập trật tự kỷ cương, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
Phát huy tối đa các nguồn lực và lợi thế cho đầu tư phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững. Tạo hành lang pháp lý, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn; thực hiện các chính sách ưu đãi, cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục phiền hà tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư các dự án lớn, trọng điểm phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tiếp tục đổi mới, triển khai hiệu quả phương thức “ nhà nước và nhân dân cùng làm” để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Ngoài ra, thị xã còn tăng cường khai thác nguồn thu từ quỹ đất; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn để tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; phát huy nội lực, mở rộng quy mô vốn trong xã hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tiếp tục thực hiện những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hiện có, nghiên cứu bổ sung một số chính sách mới để thúc đẩy đầu tư phát triển. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng trên tất cả các lĩnh vực. Coi trọng công tác xúc tiến đầu tư, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, giải quyết nhanh thủ tục đầu tư, tạo mặt bằng sạch, vị trí thuận lợi. Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư đường giao thông nông thôn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, trong triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là các vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm môi trường, cảnh quan đô thị, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện các công trình dự án.
Thị xã cũng tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường. Quan tâm công tác bảo vệ môi trường ngay từ khi thẩm định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, các dự án và thực hiện giám sát chặt chẽ để ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh nâng cao chất lượng quản lý đô thị, thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự đô thị; tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý trật tự xây dựng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quản lý đất đai, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, kiên quyết tháo dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng, lấn chiếm đất đai, tiến tới chấm dứt tình trạng xây dựng không phép, sai phép. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thị xã trong hoạt động giám sát việc triển khai công tác quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng và trật tự đô thị trên địa bàn thị xã.

 Từ khóa: công tác, quản lý, thị xã, ba đồn, phát triển, kinh tế, xã hội, chương trình, kỹ thuật, huy động, phương thức, đồng bộ, đô thị, văn minh, diện mạo, ban hành, thu hút, kết cấu, định hướng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

  • Đang truy cập69
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay10,280
  • Tháng hiện tại233,549
  • Tổng lượt truy cập19,609,575

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI trong việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Theo đó, hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng công nghiệp, dịch vụ thương mại, nông nghiệp đã được tập trung đầu tư, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, đời sống của Nhân dân. Giai đoạn tới, tỉnh tiếp tục huy động các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Tỉnh đã huy động hiệu quả các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KT- XH. Ảnh: Diện mạo mới ở Trung tâm thương mại bờ trái sông Đà (TP Hòa Bình).

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Giai đoạn 2017 - 2020, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH trên địa bàn tỉnh khoảng 67.533 tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư, có sự cải thiện mạnh mẽ. Nhiều tuyến giao thông trọng điểm, hạ tầng đô thị, khu, cụm công nghiệp, hệ thống lưới điện, hạ tầng công nghệ thông tin, nhiều công trình thủy lợi, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện, các thiết chế văn hóa, thể thao, hạ tầng du lịch đã, đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sinh sống của Nhân dân địa phương.

Về hạ tầng giao thông, nhiều công trình, dự án được đầu tư, đưa vào khai thác, nhiều dự án đang triển khai đầu tư tạo sự bứt phá về hạ tầng, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển KT-XH. Trong đó, một số dự án quan trọng như: đường Hòa Lạc - Hòa Bình, cầu Hòa Bình 3 đã đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả; đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường 435, đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình), cầu Hòa Bình 2, đường kết nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 12B đi quốc lộ 1... đang được triển khai. Ngoài ra, các tuyến đường liên huyện, đường giao thông nông thôn, hệ thống cảng, bến thủy nội địa cũng từng bước được đầu tư với quy mô, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh.

Về hạ tầng thủy lợi, đã có hàng trăm công trình được sửa chữa, đầu tư, đưa vào hoạt động, đến nay, hệ thống kênh mương đã cứng hóa đạt 48,9%, bảo đảm tưới chủ động cho 53.000 ha cây hàng năm, tương đương 80% diện tích gieo trồng.

Từ nhiều nguồn lực, hạ tầng đô thị được đầu tư nâng cấp theo quy hoạch các cấp đô thị. Toàn tỉnh có 11 đô thị. Tỷ lệ đô thị toàn tỉnh đạt 28,96%. Trong đó, TP Hòa Bình sau sáp nhập đang phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại II. Thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng được Bộ Xây dựng công nhận đạt chuẩn đô thị loại IV. 

Về hạ tầng khu, cụm công nghiệp (CCN), tỉnh đã hoàn thành việc lập và công bố quy hoạch chi tiết 8 khu công nghiệp (KCN), 16 CCN với diện tích 1.941 ha. Từ năm 2017 đến nay, đã giao chủ đầu tư hạ tầng 1 KCN và 5 CCN. Các KCN Lương Sơn và bờ trái sông Đà đã hoàn thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật để thu hút đầu tư, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

Hạ tầng điện, thương mại, công nghệ thông tin cũng được chú trọng đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân. Trên địa bàn tỉnh có 4 siêu thị, 2 trung tâm thương mại, 93 chợ (1 chợ đạt tiêu chuẩn hạng I, 9 chợ hạng II, 83 chợ hạng III). Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao, phủ rộng tới tất cả các xã, phường, thị trấn, cáp quang hóa đến 10 huyện, thành phố, phục vụ tốt nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức và người dân.

Hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội được chú trọng đầu tư theo quy định. Tỉnh đang đầu tư xây dựng mới Khoa Nội và chống nhiễm khuẩn (Bệnh viện Đa khoa tỉnh); dự án xử lý nước thải bệnh viện, Bệnh viện Y học cổ truyền và dự án đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện tuyến huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện điều kiện sinh sống của Nhân dân địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng còn những hạn chế như: Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng chủ yếu vẫn là nguồn lực của Nhà nước, việc huy động vốn ngoài ngân sách còn ít. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH còn thiếu, chưa đồng bộ. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư còn kéo dài...

Trong những năm tới, tỉnh chủ trương tập trung các nguồn lực đầu tư, phấn đấu hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ và hạ tầng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, thu hút các nguồn lực ngoài Nhà nước để đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế kỹ thuật; ngân sách Nhà nước tập trung bố trí các công trình chuyển tiếp để hoàn thành đưa vào sử dụng, bố trí cho một số dự án lớn và làm "vốn đối ứng” để thu hút các nguồn vốn khác. Theo đó, ưu tiên đầu tư các tuyến giao thông quan trọng tạo sự liên kết vùng, giao thông đối ngoại; hạ tầng KCN, CCN; hệ thống lưới điện; hạ tầng công nghệ thông tin; dịch vụ tiện ích tín dụng, hạ tầng thương mại dịch vụ, các trung tâm du lịch; cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề trọng điểm, cơ sở y tế chất lượng cao nhằm thu hút các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đầu tư hạ tầng, xây dựng TP Hòa Bình sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại 2, thị trấn Lương Sơn thành thị xã, các thị trấn đều được nâng cấp đô thị, phát triển vùng kinh tế động lực của tỉnh. Đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Lê Chung