Xe đạp vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu

Trước khi đi vào tìm hiểu nội dung vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu, cùng tìm hiểu ý nghĩa của tín hiệu đèn giao thông như thế nào nhé.

Theo như khoản 3 Điều 10 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có nêu rõ, tín hiệu đèn giao thông có 3 màu có ý nghĩa như sau:

  • Tín hiệu xanh là được phép đi.
  • Tín hiệu đỏ là cấm đi.
  • Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp xe đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Trong trường hợp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy nghĩa là được đi nhưng phải giảm tốc độ, cần chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Đồng thời tại Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng nêu rõ, đèn đỏ báo hiệu các phương tiện tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu trên đường không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Xe đạp vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu

Đèn giao thông

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng tuân thủ theo như tín hiệu đèn giao thông như trên. Có những trường hợp ngoại lệ cho phép chủ phương tiện tiếp tục hành trình mặc dù phía trước có tín hiệu đèn đỏ. Cụ thể:

  • Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Có biển báo phụ cho phép rẽ trái/rẽ phải/đi thẳng.
  • Khi có đèn tín hiệu mũi tên được lắp kèm vào đèn tín hiệu giao thông thông thường.
  • Các loại xe được ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
  • Có vạch kẻ kiểu mắt võng.
  • Có tiểu đảo cho phép xe rẽ phải trước khi đến đèn tín hiệu giao thông.

2. Xe đạp vượt đèn đỏ có bị xử phạt tiền không?

Căn cứ điểm đ Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử Xe đạp vượt đèn đỏ

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.”.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp bạn điều khiển xe đạp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200. 000 đồng.

3. Các trường hợp được nộp phạt tại chỗ

Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:

“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.

Mặt khác, Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:

“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.

Như vậy:

Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản. Do đó, trường hợp bạn bị áp dụng hình thức xử phạt tiền 150.000 đồng thì được phép nộp phạt tại chỗ

4. Quy định về việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định:

“Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.”

Như vậy, theo quy định này thì khi các phương tiện tham gia giao thông có người điều khiển giao thông thì phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Do đó, khi bạn đưa xe đạp ra tham gia giao thông thì bắt buộc phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

5. Xử phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;”

Như vậy, theo quy định này thì người điều khiển xe đạp không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Trên đây là các thông tin về Xe đạp vượt đèn đỏ có bị xử phạt tiền không? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu 2023 xe máy?

Năm 2023 xe máy vượt đèn đỏ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Vượt đèn vàng phạt bao nhiêu 2023?

... Theo đó, nếu ô tô vượt đèn vàng trong trường hợp pháp luật quy định phải dừng lại sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe. Ngoài ra, người lái xe còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Xe đạp vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu ở Nhật?

Luật giao thông dành cho xe đạp.

Vượt đèn đỏ không có bằng lái phạt bao nhiêu tiền?

2.1. Người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ nhưng lại không có giấy tờ xe, mức phạt cụ thể như sau: Không có giấy tờ xe: từ 4.000.000 – 6.000.000 VNĐ. So với trước đây mức phạt này không có gì thay đổi. Không mang theo giấy tờ xe: từ 200.000 – 400.000 VNĐ.