10 doanh nghiệp vốn hóa nhất sản trướng khoán 2023 năm 2024

Sau 2 năm thăng hoa (2020-2021), thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 2022 giảm mạnh cả điểm sổ lẫn thanh khoản so với năm 2021. Cổ phiếu 10 doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất trên sàn cũng theo đà giảm, bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng vốn hoá. Sự lên xuống của chứng khoán đã khiến các “ông lớn” có sự thay đổi xếp hạng.

Tính đến hết ngày 16/01/2023, bộ đôi Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) là hai doanh nghiệp rời khỏi danh sách vốn hoá 10 tỷ USD.

Tuy nhiên, VHM vẫn độc chiếm đầu bảng xếp hạng từ công ty mẹ Vingroup (VIC) do giá trị vốn hóa của VIC giảm mạnh hơn (giảm 43% so với đầu năm), tức giảm gần 126 ngàn tỷ đồng, trong khi đó, vốn hóa của VHM giảm 33%, tương ứng giảm hơn 111 ngàn tỷ đồng.

6 doanh nghiệp có sự tăng hạng trong danh sách này là Vinamilk (VNM); Masan (MSN); Sabeco (SAB); FPT; Becamex (BCM) và Vincom Retail (VRE).

Ở chiều ngược lại, các “ông lớn” như Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) bất ngờ “rớt đài” và không còn xuất hiện trong top 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.

Theo HoSE, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 12/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.129,93 điểm, tăng 3,27% so với tháng 11/2023 và tăng 12,2% so với cuối năm 2022.

10 doanh nghiệp vốn hóa nhất sản trướng khoán 2023 năm 2024
Sàn HOSE. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)

Ngày 4/1, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) cho biết quy mô thị trường tính đến hết ngày 29/12/2023, có 641 mã chứng khoán niêm yết; trong đó gồm 394 mã cổ phiếu, 4 mã chứng chỉ quỹ đóng, 14 mã chứng chỉ quỹ ETF và 229 mã chứng quyền có bảo đảm.

Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 151,4 tỷ cổ phiếu.

Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,55 triệu tỷ đồng, tăng 3,35% so với tháng trước, chiếm hơn 93,3% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường và tương đương 47,9% GDP năm 2022 (GDP theo giá hiện hành); trong đó có 42 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD được niêm yết trên HOSE; trong đó Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) có vốn hóa trên 18 tỷ USD.

Theo HoSE, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 12/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.129,93 điểm, tăng 3,27% so với tháng 11/2023 và tăng 12,2% so với cuối năm 2022.

Chỉ số vốn hóa gồm tất cả cổ phiếu niêm yết trên HoSE (VNAllshare) đạt 1.154,49 điểm, tăng 4,42% so với tháng 11/2023, và tăng 18,94% so với cuối năm 2022; VN30 đạt 1.131,46 điểm, tăng 4,60% so với tháng 11/2023 và tăng 12,56% so với cuối năm 2022.

So với tháng 11/2023, chỉ số ngành chăm sóc sức khỏe (VNHEAL) có sự giảm nhẹ 1,64%; các chỉ số ngành còn lại đều ghi nhận mức tăng, nổi bật là các chỉ số ngành hàng tiêu dùng (VNCOND) tăng 8,42%; ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (VNCONS) tăng 5,11%.

Thanh khoản thị trường cổ phiếu tháng 12 với khối lượng và giá trị giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt trên 694,2 triệu cổ phiếu và 15.959 tỷ đồng, tương ứng giảm lần lượt 8,10% về khối lượng bình quân và 3,67% về giá trị bình quân so với tháng 11/2023.

Tổng khối lượng cổ phiếu giao dịch trong tháng đạt trên 14,5 tỷ cổ phiếu tương ứng giá trị giao dịch đạt 335.152 tỷ đồng, giảm lần lượt 12,28% về khối lượng và 8,05% về giá trị so với tháng 11/2023.

Theo HoSE, khối lượng giao dịch bình quân phiên năm 2023, đạt 736,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch bình quân phiên 15.120 tỷ đồng; tương ứng tăng 12,62% về khối lượng bình quân và giảm 11,07% về giá trị bình quân so với năm 2022.

Về giao dịch chứng quyền có bảo đảm (CW), trong tháng 12/2023, khối lượng giao dịch bình quân CW đạt khoảng 47,21 triệu CW với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 30,04 tỷ đồng; tương ứng giảm 25,59% về khối lượng bình quân và giảm 14,18% về giá trị bình quân so với tháng 11/2022.

Trong năm 2023, thanh khoản giao dịch CW ghi nhận sự tăng trưởng với khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt 32,7 triệu CW tương ứng giá trị giao dịch bình quân hơn 28,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 1,18% về khối lượng bình quân và 35,8% về giá trị bình quân so với năm 2022.

Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng đạt trên 62.142 tỷ đồng, chiếm hơn 9,27% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng trong tháng với giá trị hơn 8.770 tỷ đồng và tính cả năm 2023, con số này là 19.512 tỷ đồng.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Tuy nhiên, sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ có hiệu quả của các bộ, ngành cùng với sự chung sức, đồng lòng của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán năm 2023 hoạt động ổn định, an toàn, tiếp tục thể hiện được vai trò là kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, thu hút sự tham gia tích cực của nhà đầu tư trong và ngoài nước./.

10 doanh nghiệp vốn hóa nhất sản trướng khoán 2023 năm 2024

HoSE cho phép cổ phiếu HSG giao dịch ký quỹ trở lại từ ngày 26/12

Niên độ tài chính 2022-2023 doanh thu hợp nhất của HSG đạt 31.650 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 30 tỷ đồng, tăng 1,7 tỷ đồng tương đương 5,96% so với báo cáo tài chính hợp nhất tự lập.