300 triệu nhân dân tệ bằng bao nhiêu usd

Nhân dân tệ (chữ Hán giản thể: 人民币, bính âm: rénmínbì, viết tắt theo quy ước quốc tế là RMB) là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (nhưng không sử dụng chính thức ở Hong Kong và Macau). Đơn vị đếm của đồng tiền này là nguyên/viên (sử dụng hàng ngày: 元-nguyên; phồn thể: 圓-viên; giản thể: 圆-viên; phát âm: yuan) (tiền giấy), giác (角, jiao) hoặc phân (分, fen) (tiền kim loại). Người Việt Nam gọi nguyên là tệ. Một nguyên bằng mười giác. Một giác lại bằng mười phân. Trên mặt tờ tiền là chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông.

Nhân dân tệMã ISO 4217Ngân hàng trung ương WebsiteSử dụng tạiLạm phát NguồnNeo vàoĐơn vị nhỏ hơn 1/10 1/100Ký hiệuTên gọi khác giác (角)Số nhiềuTiền kim loại Thường dùng Ít dùngTiền giấy
人民币 (tiếng Trung)
tiền giấy 100 nguyên và tiền kim loại 1 giác
CNY
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
www.pbc.gov.cn
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
1.5%
The World Factbook, 2006 est.
Rổ tiền tệ Trung Quốc
giác (角)
phân (分)
RMB, ¥
khối (块)
mao (毛)
Ngôn ngữ của tiền tệ này không có sự phân biệt số nhiều số ít.
1, 5 giác, ¥1
1, 2, 5 phân
¥1, ¥5, ¥10, ¥20, ¥50, ¥100

Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành. Năm 1948, một năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhân dân tệ đã được phát hành chính thức. Tuy nhiên, đến năm 1955, loạt mới được phát hành thay cho loạt thứ nhất. Năm 1962, loạt thứ hai lại được thay thế bằng loạt mới. Loạt thứ tư được phát hành trong thời gian từ năm 1987 đến năm 1997. Loạt đang dùng hiện nay là loạt thứ năm phát hành từ năm 1999, bao gồm các loại 1 phân, 2 phân, 5 phân, 1 giác, 5 giác, 1 nguyên, 5 nguyên, 10 nguyên, 20 nguyên, 50 nguyên và 100 nguyên.

Theo tiêu chuẩn ISO-4217, viết tắt chính thức của Nhân dân tệCNY, tuy nhiên thường được ký hiệu là RMB, biểu tượng là ¥, và rất dễ nhầm lẫn với biểu tượng của đồng Yên Nhật.

Mục lục

  • 1 Giỏ các đồng tiền dự trữ
  • 2 Vị trí trên thị trường tiền tệ
    • 2.1 Việt Nam
      • 2.1.1 Nhận xét
  • 3 Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng CNY
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Giỏ các đồng tiền dự trữSửa đổi

Ngày 30 tháng 11 năm 2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính thức thêm đồng Nhân dân tệ vào giỏ các đồng tiền dự trữ, bên cạnh đồng USD, Euro, Bảng Anh và Yên. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999, giỏ các đồng tiền dự trữ của IMF có thay đổi. Năm 1999, IMF đã quyết định đưa đồng Euro vào giỏ thay cho đồng Mark Đức, đồng Franc Pháp và một số đồng tiền cũ của các nước hiện nay đã sử dụng đồng Euro.[1]

Trong tương lai (từ tháng 10 năm 2016), lúc nhân dân tệ trở thành một trong 5 đồng tiền dự trữ quốc tế, khi các nước gặp khó khăn phải vay tiền IMF, số tiền vay này phải theo trọng số hơn 10%, tức một phần khoản vay phải bằng nhân dân tệ. Có nghĩa là, nguồn cầu về nhân dân tệ sẽ tăng lên, và lãi suất cho vay cũng sẽ phụ thuộc một phần lãi suất của nhân dân tệ.[2]

Một đồng tiền dự trữ quốc tế đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như tài trợ thương mại, thanh toán các giao dịch, mua bán ngoại hối, thước đo giá trị; nó đồng thời còn là một thành phần trong dự trữ ngoại hối của một quốc gia.[3]

Vị trí trên thị trường tiền tệSửa đổi

Năm 2013, đồng NDT đã vượt qua đồng Euro để trở thành đồng tiền quan trọng thứ hai trong tài trợ thương mại, chiếm 9% thị trường toàn cầu. Tuy vậy, đồng đô la Mỹ vẫn chiếm vị thế thống trị với 81%. Còn với tư cách một đồng tiền thanh toán được sử dụng rộng rãi hơn, năm 2014, NDT xếp vị trí thứ 5 sau đô la Mỹ, euro, bảng Anh và yên Nhật. Đồng NDT khi đó chỉ chiếm 2,2% thị trường toàn cầu trong khi đô la Mỹ chiếm 44%. Tuy nhiên, tỷ trọng này hiện đang tăng lên nhanh chóng. Tương tự, trong mua bán ngoại hối toàn cầu, do những chính sách kiểm soát ngoại hối của Trung Quốc, tỷ trọng của đồng NDT cũng chỉ chiếm 1% so với 44% của đồng đôla Mỹ. Tuy vậy, tỷ trọng này đang tăng lên với tốc độ ngoạn mục và hoàn toàn có thể tăng trưởng bùng nổ nếu Trung Quốc nới lỏng những chính sách kiểm soát này.[3]

Năm 2016, trong một phát biểu của Christine Lagarde, bà đã công bố: Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ chính thức cùng đồng USD, đồng Euro, đồng Yên Nhật, bảng Anh góp mặt trong giỏ Quyền rút vốn đặc biệt từ ngày 1 tháng 10 năm 2016.

Việt NamSửa đổi

Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ký ban hành, chính thức cho phép sử dụng đồng nhân dân tệ trong việc mua bán hàng hóa tại 7 tỉnh dọc biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.[4]

Nhận xétSửa đổi

  • Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhận định: "Đây là thỏa thuận giữa hai Bộ trưởng và sau đó Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn thực hiện và điều này là trái với Hiến pháp của Việt Nam.
  • PGS. TS. Phạm Quý Thọ, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nêu quan điểm: "Đây là chính sách lợi bất cập hại đối với Việt Nam. Cứ hình dung nhân dân tệ tự do lưu thông ở bảy tỉnh biên giới, buôn bán, đầu tư giữa hai nước vốn bất lợi cho Việt Nam nay sẽ tồi tệ hơn, Việt Nam sẽ bị chèn ép với sản xuất trong nước, các dự án đầu tư kém hiệu quả và chất lượng sẽ không được ngăn chặn." [5]

Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng CNYSửa đổi

Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng CNY
Từ Google Finance: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ Yahoo! Finance: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ XE.com: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ OANDA.com: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ Investing.com: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD
Từ fxtop.com: AUD CAD CHF EUR GBP HKD JPY USD

Xem thêmSửa đổi

  • Yuan
  • Yuan Trung Quốc
  • Tân Đài tệ

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ IMF đưa đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ SDR, vneconomy, 1.12.2015
  2. ^ Chuyên gia: Tỷ giá VND/USD cần linh hoạt trong tương quan với NDT Lưu trữ 2015-12-04 tại Wayback Machine, thesaigontimes, 2.12.2015
  3. ^ a b Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ, nghiencuuquocte
  4. ^ Cho phép dùng tiền nhân dân tệ để thanh toán ở biên giới, zing.vn
  5. ^ Lưu hành đồng tiền Trung Quốc ở VN 'có vi hiến'?, bbc, 2.9.2018

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Nhân dân tệ - Tiền giấy lịch sử và hiện tại của Trung Quốc (CNY / RMB) 1953-2019 (tiếng Anh) (tiếng Đức) (tiếng Pháp)
  • Giấy chứng nhận nhân dân tệ - Chứng chỉ ngoại hối (FEC) của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 1980-1994 (tiếng Anh) (tiếng Đức) (tiếng Pháp)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhân dân tệ.

Video liên quan

Chủ đề