Âm ổn định là gì

ĐIỆU THỨC LÀ GÌ?

Điệu thức là hệ thống các mối tương quan giữa các âm ổn định và các âm không ổn định

  • Âm ổn định: I, III, V
    Âm không ổn định: II, IV, Vi, Vii
    Các bậc chính: I, IV, V

ĐIỆU THỨC TRƯỞNG (dur)

Điệu thức trưởng là điệu thức gồm có bảy bậc âm (thứ tự các bậc được ghi bằng chữ số La Mã), trong đó có:

  • Âm I, âm III và âm V là âm ổn định
    Bậc I và bậc III tạo thành quãng 3 trưởng
    Bậc III và bậc V tạo thành quãng 3 thứ
    Bậc I và bậc V tạo thành quãng 5 đúng

Kí hiệu: Tên giọng cộng với dur (chú ý tên nốt nhạc là viết hoa, còn kí hiệu thăng giáng không viết hoa)
Ví dụ:

  • Giọng đô trưởng: C-dur
    Giọng mi giáng trưởng: Es-dur
    Fa thăng trưởng: Fis-dur
    Si giáng trưởng: B-dur
    Si trưởng: H-dur

DẤU HÓA THĂNG (#)

Cách Viết các dấu thăng theo khóa trên khóa Sol:

  • Để ta có dấu thăng tiếp theo, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên 1 quãng 5 đúng thì sẽ được dấu thăng kế tiếp
    Nếu đụng dòng kẻ phụ thứ nhất ở trên thì ta dời nốt đó xuống một quãng 8 đúng
    Dấu thăng đầu tiên của khóa là F# nằm ở dòng kẻ thứ 5

Âm ổn định là gì

Muốn xác định giọng trưởng có dấu thăng từ dấu hóa đầu khóa thì ta lấy âm có dấu thăng cuối cùng của dấu hóa đó tính đi lên quãng 2 thứ, ta sẽ được âm chủ giọng trưởng đó

  • C-dur: Dấu hóa rỗng
    G-dur: 1 thăng (F#)
    D-dur: 2 thăng (F#, C#)
    A-dur: 3 thăng (F#, C#, G#)
    E-dur: 4 thăng (F#, C#, G#, D#)
    H-dur: 5 thăng (F#, C#, G#, D#, A#)
    Fis-dur: 6 thăng (F#, C#, G#, D#, A#, E#)
    Cis-dur: 7 thăng (F#, C#, G#, D#, A#, E#, B#)

DẤU HÓA GIÁNG (b)

Cách Viết các dấu giáng theo khóa trên khóa Sol:

  • Để ta có dấu giáng tiếp theo, ta lấy dấu giáng cuối cùng giảm xuống 1 quãng 5 đúng thì sẽ được dấu giáng kế tiếp
    Nếu đụng dòng kẻ 1 thì ta dời nốt đó lên 1 quãng 8 đúng
    Dấu giáng đầu tiên của khóa là Bb nằm ở dòng kẻ thứ ba

Âm ổn định là gì

Muốn xác định giọng trưởng có dấu giáng từ dấu hóa đầu khóa thì ta lấy âm có dấu giáng cuối cùng của hóa biểu đó tính đi lên 1 quãng 5 đúng, ta sẽ được âm chủ của giọng trưởng đó

  • C-dur: Dấu hóa rỗng
    F-dur: 1 giáng (Bb)
    Bes-dur: 2 giáng (Bb, Eb)
    Es-dur: 3 giáng (Bb, Eb, Ab)
    As-dur: 4 giáng (Bb, Eb, Ab, Db)
    Des-dur: 5 giáng (Bb, Eb, Ab, Db, Gb)
    Ges-dur: 6 giáng (Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb)
    Ces-dur: 7 giáng (Bb, Eb, Ab, Db, Gb, Cb, Fb,)

CÁC CẶP GIỌNG TRÙNG ÂM CỦA GIỌNG TRƯỞNG

Hai giọng trùng âm là hai giọng có độ cao giống nhau nhưng kí hiệu và tên gọi khác nhau.
Vòng quãng 5 giọng trưởng có 3 cặp giọng trùng âm:

  • 5 thăng trùng với 7 giáng: H-dur trùng với Ces-dur
    6 thăng trùng với 6 giáng: Fis-dur trùng với Ges-dur
    7 thăng trùng với 5 giáng: Cis-dur trùng với Des-dur

Tổng các dấu thăng và dấu giáng của 2 cặp giọng trùng âm luôn bằng 12.

GAM TRƯỞNG

Sự sắp xếp 7 âm thanh của điệu thức theo thứ tự từ thấp lên cao hay ngược lại từ cao xuống thấp tính từ âm chủ (bậc I) đến âm chủ ở quãng tám liền kề được gọi là gam. Các âm thanh tạo thành gam
gọi là các bậc. Như vậy bậc của điệu thức cũng là bậc của gam.
Nối tiếp các quãng 2 từ thấp lên cao trong các loại gam trưởng:

  • Gam trưởng tự nhiên: 2T 2T 2t 2T 2T 2T 2t
    Gam trưởng hòa thanh có bậc VI hạ thấp nữa cung so với gam trưởng tự nhiên: 2T 2T 2t 2T 2t 2 tăng 2t
    Gam trưởng giai điệu ít gặp thường dùng ở giai điệu đi xuống. Gam trưởng giai điệu khác gam trưởng tự nhiên ở bậc VI và bậc VII hạ thấp nữa cung: 2T 2T 2t 2T 2t 2T 2T