Bàn tay vàng là gì

Dưới đây là khái niệm, định nghĩa và giải thích cách dùng từ bàn tay vàng trong tiếng Lào. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ bàn tay vàng tiếng Lào nghĩa là gì.


bàn tay vàng ສີມືຄຳ. Anh ta là bàn tay vàng trong làng nghề: ລາວເປັນຄົນມີສີມືຄຳຢູ່ໃນບ້ານອາຊີບ.


bàn tay vàng . bàn tay vàng ສີມືຄຳ. Anh ta là bàn tay vàng trong làng nghề: ລາວເປັນຄົນມີສີມືຄຳຢູ່ໃນບ້ານອາຊີບ.

Đây là cách dùng bàn tay vàng tiếng Lào. Đây là một thuật ngữ Tiếng Lào chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Cùng học tiếng Lào

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ bàn tay vàng trong tiếng Lào là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Thuật ngữ liên quan tới bàn tay vàng

  • nòng nọc tiếng Lào là gì?
  • hai bàn tay trắng tiếng Lào là gì?
  • xuất toán tiếng Lào là gì?
  • kiệt xuất tiếng Lào là gì?
  • ngoại xâm tiếng Lào là gì?
  • nuốt trửng tiếng Lào là gì?
  • khuân vác tiếng Lào là gì?
  • kĩ thuật viên tiếng Lào là gì?
  • như vết dầu loang tiếng Lào là gì?
  • ngật ngà ngật ngưỡng tiếng Lào là gì?

Bác sĩ thân mến, Cháu năm nay 28 tuổi. Gần đây cháu thấy lòng bàn tay, bàn chân rất vàng nhưng cơ thể vẫn khỏe, mắt không vàng. Xin hỏi bác sĩ cháu như thế là bị gì ạ? Và cháu nên đi khám ở đâu, chi phí khoảng bao nhiêu ạ?

Vàng da tay chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Vàng da lòng bàn tay bàn chân có thể là bệnh cũng có thể không phải do bệnh. Vàng da lòng bàn tay không do bệnh là khi màu da bị nhuộm bởi hóa chất, phẩm màu do công việc, sinh hoạt hằng ngày, hoặc vàng da do ăn nhiều chất caroteen.

Vàng da do ăn nhiều caroteen thường chỉ vàng ở lòng bàn tay bàn chân, không vàng ở những nơi kể trên và vàng da sẽ hết khi ngừng ăn các thực phẩm chứa nhiều caroteen (như: bí đỏ, cà chua, cà rốt, đu đủ, cà chua, bí đỏ, rau ngót, rau dền...). Vàng da bệnh lý thường biểu hiện đầu tiên ở niêm mạc như niêm mạc dưới lưới, vàng mắt, vàng da mặt, da thân mình. Vàng da bệnh lý là dấu hiệu của một số bệnh như tán huyết, tắc mật, xơ gan...Khi hiến máu, người tham gia hiến máu sẽ được làm 1 số xét nghiệm về những bệnh truyền nhiễm quan trọng như HIV, viêm gan B, C, do đó không thể tầm soát hết các nguyên nhân gây vàng da. Em nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để xác định nguyên nhân vàng da và xử trí thích hợp, có thể khám ở chuyên khoa Tiêu hóa hay phòng khám tổng quát đều được, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Lòng bàn chân có vết vàng, liệu em có mắc bệnh gan mật?

>> Để xác định nguyên nhân vàng da cần khám những gì?

Vàng da dùng để mô tả tình trạng màu da và vùng kết mạc mắt vàng nhẹ gây ra bởi tăng hàm lượng bilirubin trong máu. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến làn da của bạn có màu vàng.

Một số tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến vàng da gồm có:- Viêm gan cấp tính có thể làm thương tổn khả năng kết hợp và đảo thải bilirubin, dẫn đến tích lũy bilirubin quá mức;- Viêm đường mật có thể làm tắc nghẽn sự bài tiết mật và đào thải bilirubin, gây nên vàng da;- Tắc đường mật, ngăn sự lắng động các bilirubin trong tế bào gan dẫn đến tăng bilirubin máu;- Thiếu máu tan máu: sinh bilirubin tăng khi một số lượng lớn hồng cầu bị vỡ;- Hội chứng Gilbert: một tình trạng di truyền có khiếm khuyết và suy giảm chức năng của enzymes (các phân tử sinh học thức đẩy quá trình phản ứng hóa học giữa các chất với nhau) để đào thải và bài tiết mật;- Tắc nghẽn mật làm cho dòng chảy của mật từ trong gan đi ra bị gián đoạn. Mật chứa các bilirubin kết hợp còn trong gan không thể đào thải.

Nếu bị vàng da, tốt nhất bạn hãy đi đến khám tại bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật để được khám và tư vấn một cách đầy đủ và họ sẽ đưa ra lời khuyên hợp lý nhất.

Lần cập nhật cuối: 14:25 31/07/2019 GMT+7

Rất hữu ích

Hữu ích

Bình thường

Tại sao bị vàng da?

Da bị vàng (da, gan bàn chân, bàn tay và cả niêm mạc mắt, lưỡi vàng) là do sắc tố mật (bilirubin) tăng ở trong máu. Với trẻ sơ sinh, một số bị vàng da được gọi là vàng da sơ sinh (vàng da sinh lý) do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25-30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên.

Vàng da sơ sinh sẽ hết sau một tuần với trẻ đẻ đủ tháng và sau hai tuần với trẻ đẻ thiếu tháng, nếu vàng da kéo dài có thể do bệnh lý.

Trong khi đó, với người lớn khi bị vàng da thường do bệnh lý. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh vàng da, chủ yếu là do chức năng của các bộ phận gan, mật, tụy bất thường. Khi tế bào gan bị tổn thương, vỡ hay đường mật bị viêm, chèn ép (sỏi mật, giun chui ống mật làm tắc nghẽn, polyp hoặc u…) hoặc do xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy… làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây tình trạng da, niêm mạc mắt, lưỡi, gan bàn chân, bàn tay bị nhuộm vàng của sắc tố mật. Đó là các bệnh viêm gan cấp tính hoặc mạn tính do virus A, B, C, D, E, G hoặc do ngộ độc (rượu, hóa chất) hoặc do mắc bệnh sốt rét, bệnh sốt vàng da, chảy máu (Leptosspira) đều có dấu hiệu bị vàng da.

Ngoài các bệnh về gan, mật, các bệnh khác như u đầu tụy, ung thư tụy (nhất là ung thư đầu tụy, vàng da ngày càng gia tăng) do làm cản trợ sự lưu thông của bilirubin, khiến da vàng nhiều; bệnh nhiễm trùng huyết do vi khuẩn đường ruột (Salmonella, E.coli), vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus), trực khuẩn mủ xanh (P. aerruginosa) đều có khả năng gây tổn thương gan gây vàng da; vàng da có thể do bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh Cooley, bệnh tự miễn, bệnh tan máu do lạnh hoặc vàng da do ngộ độc hóa chất, ngộ độc thuốc (ví dụ như clopromazin, paracetamol, thuốc chống lao, thuốc tránh thai…) làm tổn thương gan trầm trọng gây vàng da.

Cách nhận biết

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng vàng da (vàng niêm mạc mắt, lưỡi, lòng bàn tay, bàn chân ngả vàng, nước tiểu vàng, thậm chí sẫm màu hoặc phân bạc màu trong bệnh tắc đường mật) cả người bệnh (người lớn) và bác sĩ đều nhận thấy, cần xét nghiệm để xác định nguyên nhân.

Khi xét nghiệm máu ở bệnh nhân vàng da sẽ thấy lượng bilirubin trong máu tăng cao ở cả 3 loại (bilirubin toàn phần, trực tiếp, gián tiếp). Bên cạnh đó lượng men gan AST (Aspartate aminotransferase) và ALT (Aanine aminotransferase) cũng tăng cao trên gấp đôi so với thông thường, cho thấy chức năng gan, mật, tuyến tụy của cơ thể đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Ở trẻ sơ sinh sinh đủ tháng, bình thường nếu bị vàng da được coi là vàng da sinh lý khi vàng da xuất hiện sau 24 giờ tuổi, trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng. Mức độ vàng da nhẹ (chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn). Khi làm xét nghiệm máu, nếu vàng da sinh lý sẽ không có các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ...). Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ non tháng... Tốc độ tăng bilirubin máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.

Khi nghi bị vàng da nên làm gì?

Khi nghi bị vàng da cần đi khám bệnh, tốt nhất là khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện với lý do là nếu vàng da nhẹ sẽ rất khó đánh giá, bởi vì, người Việt thuộc loại “da vàng”. Ngoài khám lâm sàng người bệnh còn được tiến hành các loại xét nghiệm máu về sắc tố mật, men gan và các kỹ thuật lâm sàng khác như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (Computer Tomograkhy: CT), chụp cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging: MRI), chụp đường mật ngược dòng… mới có thể xác định được nguyên nhân để có chỉ định điều trị đúng, kịp thời.

Xét nghiệm máu phát hiện bilirubin  giúp chẩn đoán vàng da.

Nguyên tắc điều trị

Tuỳ theo từng nguyên nhân sẽ có các chỉ định điều trị khác nhau. Khi được điều trị đúng, kịp thời, bệnh và triệu chứng vàng da cũng thuyên giảm theo. Việc điều trị nguyên nhân gây nên vàng da cũng tuỳ theo từng bệnh, có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) nhưng trong một số bệnh cần phải can thiệp bằng ngoại khoa (phẫu thuật) mới có thể giải quyết được căn nguyên gây vàng da (sỏi, u mật, tụy). Một số trường hợp không thể điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa như viêm gan do virus. Mọi trường hợp viêm gan do virus cho đến nay vẫn chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu kể cả thuốc tây y và thuốc đông y, thuốc nam. Vì vậy nên lưu ý rằng, với viêm gan do virus, trong khi gan đang lâm bệnh nặng, tế bào gan đang bị tổn thương do virus tấn công, nếu dùng bất cứ thuốc gì không rõ nguồn gốc, người cho thuốc lại thiếu kiến thức về y học và không theo chỉ định của bác sĩ đều có thể làm tăng thêm sự tổn hại tế bào gan và bệnh sẽ trầm trọng thêm.

Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh.

Đối với vàng da sơ sinh thường được áp dụng 3 phương pháp chính, đó là, cung cấp đầy đủ nước và năng lượng (qua cho bú hoặc truyền dịch), truyền albumin và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp. Hoặc chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất. Trong trường hợp thật cần thiết có thể thay máu khi trẻ có triệu chứng đe dọa nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao. Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp nào là do bác sĩ điều trị cân nhắc, xem xét cụ thể từng trường hợp bệnh nhân,  các bác sĩ có thể sử dụng 1-2 hay 3 phương pháp cùng lúc.

Khi tế bào gan bị tổn thương, vỡ hay đường mật bị viêm, chèn ép hoặc do xơ gan, ung thư gan, ung thư tụy… làm cho lượng sắc tố mật trong máu tăng lên gây tình trạng da, niêm mạc mắt, lưỡi, gan bàn chân, bàn tay bị nhuộm vàng của sắc tố mật.

Phòng vàng da như thế nào?

Để phòng hiện tượng vàng da do bệnh gan, mật gây ra cần tiêm phòng vắc- xin viêm gan, ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không nên uống các loại rượu kém chất lượng như rượu tự nấu, rượu tự pha chế. Tốt nhất nên hạn chế hoặc không uống rượu, bia.

Nếu mắc các bệnh về đường dẫn mật (kể cả bệnh túi mật) cần được điều trị dứt điểm và để làm tốt việc này, người bệnh nên điều trị đúng chỉ định và nghe theo lời khuyên của bác sĩ khám bệnh cho mình. Những vùng đang có bệnh sốt rét lưu hành cần diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi phương pháp từ dân gian đến dùng hóa chất và tránh muỗi đốt bằng hình thức nằm màn khi đi ngủ.

Nên tẩy giun định kỳ để tiêu diệt giun và trứng giun, nhất là loại giun đũa để tránh hậu quả sỏi mật do giun chui ống mật để lại. Phụ nữ đang mang thai nên khám thái định kỳ để được theo dõi thai nhi và tư vấn dưỡng thai có hiệu quả tránh sinh non, thiếu tháng.


TS. BS. Đặng Bùi Bảo Linh

Video liên quan

Chủ đề