Bảo hiểm từng loại hàng hóa trong đường biển năm 2024

Tùy theo từng loại hàng khác nhau (than, xăng dầu, đông lạnh…), phương thức vận chuyển khác nhau mà điều khoản khoản bảo hiểm áp dụng khác nhau.

Theo bộ điều khoản bảo hiểm hàng hóa của Hiệp hội bảo hiểm London (ICC 2009), rủi ro được bảo hiểm được tóm tắt như dưới đây:

Tổng công ty bảo hiểm Petrolimex-Công ty bảo hiểm pjico sài gòn nhận bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển cho các cơ quan doanh nghiệp làm xuất nhập khẩu trên toàn quốc cụ thể như sau:

NGUYÊN TẮC CHUNG BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Điều 1

Quy tắc chung này áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển bao gồm giá trị hàng hoá, lãi ước tính nếu có, phí bảo hiểm, cước phí và các chi phí khác liên quan. Quy tắc này còn có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nối tiếp bằng đường bộ, đường sông hoặc đường hàng không.

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

PHẠM VI BẢO HIỂM BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Điều 2:

1. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có thể được ký kết theo một trong những điều kiện sau:

Điều kiện A:(bảo hiểm điều kiện A)

Theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm, trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở chương III dưới đây.

Điều kiện B:

Trừ những trường hợp đã quy định loại trừ ở chương III dưới đây, theo điều kiện này, Người bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

(1) Cháy hoặc nổ;

(2) Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

(3) Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

(4) Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;

(5) Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;

(6) Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;

  1. Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

Xem thêm: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

(1) Hy sinh tổn thất chung;

(2) Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;

(3) Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;

  1. Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.
  1. Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

Điều kiện C:

Trừ những trường hợp quy định loại trừ ở chương III dưới đay, theo điều kiện này Người được bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

(1) Cháy hoặc nổ;

(2) Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

(3) Tàu đâm va nhau hạơc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

(4) Dỡ hàng tạo một cảng nơi tàu gặp nạn;

(5) Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật, hoặc trật bánh.

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:

(1) Hy sinh tổn thất chung;

(2) Ném hàng khỏi tàu;

  1. Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.

Dù hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện “A”, “B” hay “C” trong mỗi trường hợp Người bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm về những tổn thất và chi phí sau đây:

  1. Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng Hợp đồng chuyên chở và/hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành, đã chỉ ra nhằm tránh hay liên quan đến việc tránh khỏi tổn thất có thể xảy ra do bất kỳ nguyên nhân gì trừ những trường hợp đã loại trừ tại chương III của Quy tắc này hay những trường hợp loại trừ khác quy định trong Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, khi có tổn thất chung Người được bảo hiểm cần hỏi ý kiến Người bảo hiểm trước khi kê khai và ký cam kết tổn thất chung.

Xem thêm: mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở đâu

  1. Những chi phí và tiền công hợp lý do Người được bảo hiểm, người làm công và đại lý của họ đã chi nhằm phong tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm để bồi thường và kiện người chuyên chở, người nhận uỷ thác hàng hoá hay người thứ ba nào khác, với điều kiện những chi phí và tiền công này phải được giới hạn trong phạm vi những tổn thất thuộc trách nhiệm Người bảo hiểm.
  1. Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm phải chịu trách nhiệm bồi thường.
  1. Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất mà Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường.
  1. Phần trách nhiệm thuộc điều khoản “Tàu đâm va nhau đôi bên cùng chịu trách nhiệm” ghi trong Hợp đồng vận chuyển được coi như là một loại tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Người bảo hiểm. Trường hợp chủ tàu khiếu nại theo điều khoản đó thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho Người bảo hiểm biết. Người bảo hiểm dành quyền bảo vệ Người bảo hiểm, chống lại việc khiếu nại của chủ tàu và tự chịu các phí tổn.

Điều 3:

Trong trường hợp hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện “B” hay “C”, nếu người được bảo hiểm yêu cầu thì Người bảo hiểm có thể nhạn trách nhiệm bảo hiểm thêm một hay nhiều loại rủi ro phụ dưới đây với điều kiện phải trả thêm phí bảo hiểm theo thoả thuận:

Xem thêm: bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa điều kiện C

- Rủi ro trộm cắp và/hoặc không giao hàng.

- Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra.

- Hư hại do nước mưa, nước ngọt do đọng hơi nước và hấp hơi nóng.

- Gỉ và ôxy hoá.

- Vỡ, cong và/hoặc bẹp.

- Rò, rỉ và/hoặc thiếu hụt hàng hoá.

- Hư hại do móc cẩu hàng.

- Dây bẩn do dầu và/hoặc mỡ.

- Và những rủi ro khác tương tự.

Điều 4:

- Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá xếp trên boong tàu trái với tập quán thương mại. Đối với hàng xếp trên boong phù hợp với tập quán thương mại chỉ có thể được bảo hiểm theo điều kiện “C”.

Xem thêm: Phí bảo hiểm hàng hóa đường biển

Điều 5:

- Nếu theo tập quán địa phương cần phải sử dụng sà lan hoặc các phương tiện vận chuyển khác để chuyên chở hàng hoá được bảo hiểm từ tàu biển vào bờ hoặc ngược lại thì Người bảo hiểm cũng sẽ chịu trách nhiệm đối với rủi ro về sà lan như đã ghi trong điều 2 Quy tắc này với đièu kiện Người được bảo hiểm phải thông báo trước cho Người bảo hiểm biết về những thay đổi đó và phải nộp thêm phí bảo hiểm theo thảo thuận. Tuy nhiên, quy định này không bao gồm trường hợp sà lan dùng vào việc chứa hàng ngaòi quá trình vận chuyển bình thường.

Xem thêm: mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Giá sầu riêng tăng cao kỷ lục

Sầu riêng trái vụ bán tại kho được doanh nghiệp mua với giá 218.000-230.000 đồng một kg, tăng 15% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước tới nay.

Ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, ba ngày nay sầu riêng tăng giá liên tục. Mỗi kg sầu Monthong loại A (2.7 hộc nặng 2-5 kg) có giá 218.000-230.000 đồng một kg (tùy vựa), loại B (2.5 hộc) có giá 195.000-200.000 đồng, còn loại C là trên 100.000 đồng một kg. Mức giá này tăng 15% so với cùng kỳ và tháng trước đó. Đây cũng là mức cao nhất từ trước tới nay.

Với Ri 6 hàng loại A, giá là 160.000 đồng một kg, loại C là 70.000 đồng. Loại này không có biến động nhiều so với cùng kỳ.

Ông Hoàng (ở Bến Tre) nói bất ngờ vì giá sầu cao "chưa từng có". Tháng trước, ông vừa bán một tấn sầu Thái xô cả vườn giá 110.000 đồng một kg. Hiện, ông còn khoảng 2 tấn trái mùa sắp cho thu hoạch trong tuần tới. "3 ngày nay thương lái liên tục muốn đặt cọc giá 130.000-140.000 đồng một kg xô nhưng tôi chưa bán", ông Hoàng kể.

Cũng được thương lái liên tục hỏi mua, ông Lân ở Cần Thơ cho biết sầu Thái năm nay tiếp tục sốt giá vì nguồn cung ít hơn mọi năm. Năm ngoái, gia đình ông thu hoạch 4 tấn sầu trái vụ, năm nay chỉ còn 3 tấn. "Ảnh hưởng của thời tiết, hạn mặn khiến cây rụng lá, thiếu chất, chất lượng ra hoa giảm nên năng suất đi xuống", ông Lân nói.

Đồng quan điểm, đại diện Công ty sầu riêng Vạn Hòa, cho biết so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng sầu Thái tại các nhà vườn giảm 20-30%. "Nguồn cung đang rất khan hiếm, giá loại A đạt đỉnh 230.000 đồng một kg nhưng không dễ thu mua", đại diện công ty trên nói.

Như chị Nguyễn Hằng, thương lái ở Tiền Giang, nói mỗi ngày chỉ thu mua khoảng 5-15 tấn sầu, trong khi năm ngoái 30-40 tấn một ngày.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt mức cao nhất từ đầu mùa đến nay, hơn trung bình nhiều năm và xâm nhập sâu trên 5-15 km. Dự báo, mùa khô năm nay sẽ còn hai đợt xâm nhập mặn vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 nhưng độ mặn sẽ thấp hơn.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự đoán từ tháng 5 trở đi nguồn hàng dồi dào trở lại, giá mặt hàng này sẽ ổn định.

Để chuẩn bị ký nghị định thư xuất chính sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, Cục Bảo vệ Thực vật đề nghị các địa phương rà soát vùng trồng, cơ sở chế biến. Nếu sầu riêng đông lạnh được cấp phép, theo ông Nguyên, sẽ giúp tăng giá trị xuất khẩu mặt hàng sầu riêng thêm 30% mỗi năm.

Thống kê từ Hải quan cho thấy, 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gần 39.000 tấn sầu riêng, tương đương giá trị 172 triệu USD, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Vụ Kiểm dịch động thực vật (Tổng cục Hải quan Trung Quốc - GACC) vừa cảnh báo 30 lô hàng sầu riêng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc. Các lô hàng này thuộc 18 doanh nghiệp, bị phía Trung Quốc phát hiện vi phạm từ tháng 6/2023 đến tháng 1 năm nay.

Cục Bảo vệ thực vật đã yêu cầu các bên điều tra nguyên nhân, truy xuất các lô hàng bị cảnh báo, rà soát toàn bộ hồ sơ, quy trình sản xuất, thu gom. Đồng thời, Cục cũng đề nghị áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm tránh tái diễn vi phạm.

Chủ đề