Dđặt in hóa in gtgt tại nha trang năm 2024

Hướng dẫn đặt in hóa đơn gtgt theo quy định mới nhất của chi cục thuế hà nội, Công ty in Tô Lịch hướng dẫn đặt in hóa đơn gtgt tới khách hàng nhằm đảm bảo giảm thiểu sai sót trong quá trình đặt in hóa đơn gtgt.

Hà Nội ngày: 15/10/2011

Sửa đổi mới nhất vào ngày: 15/07/2017

HƯỚNG DẪN ĐẶT IN HÓA ĐƠN GTGT THEO THÔNG TƯ MỚI NHẤT 2017

Quy định và hướng dẫn đặt in hóa đơn gtgt tại Tô Lịch !

Những điều khách hàng đặt in cần biết khi đặt in hóa đơn giá trị gia tăng tại Công Ty TNHH Tô Lịch

1. Cung cấp các giấy tờ cần thiết như sau:

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập: Giấy giới thiệu, Giấy phép đồng ý đặt in hóa đơn GTGT của chi cục thuế, giấy đăng ký kinh doanh bản sao, giấy chứng nhận con dấu. (chúng tôi sẽ lưu lại 1 bộ làm hồ sơ cứng)

– Đối với doanh nghiệp in hóa đơn gtgt từ lần 2 trở lên (đã đặt in ở công ty in khác): Giấy giới thiệu, giấy ĐKKD mới nhất, scan hóa đơn GTGT đang sử dụng (mới nhất), giấy chứng nhận con dấu. (chúng tôi sẽ lưu lại 1 bộ hồ sơ cứng)

– Đối với doanh nghiệp in hóa đơn GTGT từ lần 2 trở lên (đã đặt in tại Tô Lịch): chỉ cần gửi scan Giấy ĐKKD mới nhất

2. Hợp đồng và thiết kế mẫu in

– Sau khi nhận được các giấy tờ cần thiết chúng tôi sẽ tiến hành làm hợp đồng đặt in gtgt, thanh lý hủy kẽm,thanh lý hợp đồng (theo bản mẫu quy định của chi cục thuế), quý khách kiểm tra các thông tin trên hợp đồng và tiến thành đặt cọc 50% theo thỏa thuận trên hợp đồng và tài khoản công ty tnhh Tô Lịch trên hợp đồng.

– Thiết kế mẫu hóa đơn theo kích thước và mẫu khách yêu cầu, Quý khách nhận được bản thiết kế chúng tôi gửi cần kiểm tra lại các thông tin như sau:

– Kiểm tra thông tin công ty của quý khách trên hóa đơn sao cho chuẩn với giấy ĐKKD:

  1. Mẫu số 01GTKT3/001: 01GTKT3 là hóa đơn sử dụng 3 liên, 01GTKT2 là hóa đơn 2 liên, Số /001 là thể hiện số lần thay đổi mẫu ( doanh nghiệp đặt in lần đầu là mẫu /001, nếu doanh nghiệp thay đổi một trong những điều sau thì mẫu số sẽ tăng lên 1 đơn vị: thay đổi địa chỉ, thay đổi kích thước, thay đổi tên công ty)
  2. Thông tin trên hóa đơn: gồm tên công ty, địa chỉ, mã số thuế phải giống như trên giấy dkkd ( không thừa cũng không thiếu), thông tin khác như: tài khoản, sđt, .. theo nhu cầu của doanh nghiệp.
  3. Thông tin khác: Nếu quý khách sử dụng mẫu của đơn vị đặt in khác quý khách phải chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ nội dung trên hóa đơn tránh việc sai sót chữ khi thiết kế.

Sau khi kiểm tra và chỉnh sửa theo yêu cầu quý khách cần ký duyệt mẫu in, mẫu quý khách đã ký sẽ làm căn cứ để so sánh với sản phẩm hóa đơn khi nhận hàng trường hợp nếu sảy ra sai sót sẽ sử lý theo quy định của công ty như sau:

  • Sai sót do Tô Lịch bao gồm: in sai thông tin so với mẫu khách hàng ký duyệt, in sai màu so với mẫu hóa đơn cứng khách hàng gửi (không chấp nhận so sánh màu in mẫu mềm trên máy tính chúng tôi chỉ in gần chính xác khoảng 90% do trên các màu giấy khách nhau thì màu lô gô cũng hơi khách 1 chút) với những sai sót trên Tô Lịch sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
  • Sai sót so khách hàng: do khách hàng không kiểm tra kỹ thông tin trên maket thiết kế mà vội vàng ký duyệt mẫu dẫn đến in sai và không phát hành được hóa đơn.

Những lỗi thường gặp: sai lỗi chính tả, sai tên công ty, sai địa chỉ, sai mã số thuế với lỗi này khách hàng phải chịu trách nhiệm với lỗi này, việc in lại hóa đơn gtgt chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tiền phí in (gồm tiền giấy, kẽm, phim in lại)

Kính mong quý khách hàng kiểm tra kỹ lại thông tin nội dung trên hóa đơn tránh việc sai sót không đáng có làm ảnh hưởng đến việc phát hành hóa đơn gây tốn kém thiệt hại.

Tô Lịch sẽ cố gắng để hạn chế thấp nhất, chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác ủng hộ của quý khách hàng để tránh những sai sót không đáng có của cả 2 bên để công việc luôn thuận lợi phát triền bền vững.

Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là loại hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in dùng để bán cho người nộp thuế thuộc đối tượng được mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Hồ sơ đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại tiểu mục 5 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1464/QĐ-BTC năm 2022 gồm:

- Đơn đề nghị mua hóa đơn;

- Bản cam kết theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ (đối với mua hóa đơn lần đầu);

- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Danh sách 1520 công ty mua hóa đơn của công ty 'ma' được thành lập để bán hóa đơn theo Công văn 1328/ĐCSKT?

Hướng dẫn mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in mới nhất 2023? Hồ sơ đề nghị mua hóa đơn gồm những gì?

Thủ tục đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo trình tự như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1464/QĐ-BTC năm 2022, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in như sau:

Bước 1:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh, lập hồ sơ và gửi đến cơ quan thuế quản lý để mua hóa đơn:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Cục thuế quản lý; doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh, do Chi cục thuế quản lý (Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh sau đây được gọi chung là người nộp thuế) thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (theo Mẫu số 02/ĐN-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ) gửi cơ quan thuế khi mua hóa đơn và kèm theo các giấy tờ sau:

- Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, người được ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

- Người nộp thuế mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

Khi đến mua hóa đơn, người nộp thuế mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế.

Bước 2: Cơ quan thuế bán hoá đơn cho người nộp thuế theo tháng:

- Số lượng hóa đơn bán cho người nộp thuế lần đầu không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn. Trường hợp chưa hết tháng đã sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo;

- Đối với các lần mua hóa đơn sau, sau khi kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn, tình hình kê khai nộp thuế và đề nghị mua hóa đơn trong đơn đề nghị mua hóa đơn, cơ quan thuế giải quyết bán hóa đơn cho người nộp thuế trong ngày. Số lượng hóa đơn bán cho người nộp thuế không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó;

- Người nộp thuế thuộc đối tượng mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì phải dừng sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Bước 3: Thông báo công khai:

- Hóa đơn do Cục Thuế/Chi cục Thuế đặt in để bán được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và trước khi bán lần đầu Cục Thuế/Chi cục Thuế phải lập thông báo phát hành hóa đơn theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP đính kèm hóa đơn Mẫu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế;

- Nội dung Thông báo phát hành hóa đơn gồm: Tên Cục Thuế phát hành hóa đơn, mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, các loại hóa đơn phát hành (tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ngày bắt đầu sử dụng, số lượng hóa đơn thông báo phát hành (từ số... đến số...)), tên và mã số thuế của doanh nghiệp in hóa đơn (đối với hóa đơn đặt in); ngày lập Thông báo phát hành, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật và dấu của đơn vị;

- Hóa đơn mẫu là bản in thể hiện đúng, đủ các tiêu thức trên liên của hóa đơn giao cho người mua loại được phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in hoặc đóng chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn;

- Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn;

- Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành hoặc mẫu hóa đơn Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Đơn đề nghị mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in sử dụng mẫu nào?

Đơn đề nghị mua hóa đơn áp dụng theo Mẫu số 02/ĐN-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, có dạng như sau:

Chủ đề