Bị bỏng ớt bao lâu thì khỏi

bởi Bé Hột Mít

Wed, 30 Sep 2015 00:00:00 GMT

Ớt là loại gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong việc chế biến các món ăn nhưng các bà nội trợ cũng rất hay gặp rắc rối bởi độ cay của nó. Vậy, nên làm gì khi bị bỏng trong lúc cắt và ăn ớt cay đây...

Ớt là loại gia vị quen thuộc được dùng nhiều trong việc chế biến các món ăn nhưng các bà nội trợ cũng rất hay gặp rắc rối bởi độ cay của nó.

Vậy, nên làm gì khi bị bỏng trong lúc cắt và ăn ớt cay đây ...

1. Khi sơ chế ớt

Ớt là gia vị giúp người ăn cảm thấy ngon miệng, nhưng hạt ớt làm hại dạ dày. Muốn loại bỏ hạt, trước khi ăn, bạn nên vừa lăn vừa ấn nhẹ để hạt ớt long ra khỏi vỏ, sau đó cắt bỏ phần đuôi, dùng tay hơi bóp nhẹ để hạt ớt rơi ra hết. Đồng thời bạn có thể áp dụng một số cách sau để chữa bỏng khi thái ớt.

Khi ớt dính vào tay

Cách 1: Xoa tro bếp hoặc đường cát vào chỗ tay bị cay sau đó dùng nước và xà bông rửa sạch.

Cách 2: Lấy một ít rượu hay giấm thoa vào chỗ bị cay, tay sẽ không bỏng rát và nóng nữa.

Cách 3: Nếu trong nhà có sữa chua, bạn hãy lấy một ít đắp ngay vào chỗ bị ớt dính vào.

Cách 4: Bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm.

Lưu ý: Nếu không may bị ớt bắn vào mắt, bạn hãy lấy một ít bã chè tươi đã nấu trong ấm (nếu không có bã chè tươi thì dùng bã trà cũng được) đem đắp vào mắt, một lát sau sẽ mắt bạn sẽ cảm thấy đỡ hơn.

2. Khi ăn ớt

Ớt là thứ gia vị hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có thể ăn nó một cách dễ dàng. Nếu không may bạn nhai phải một miếng ớt cay xè, môi, lợi và lưỡi bị bỏng dộp, không thể tiếp tục ăn, bạn nên xử lý theo các bước sau:

- Khi ăn phải ớt cay, bạn nên uống ngay một cốc nước mát, có thể ngậm nước trong miệng một lúc, chắc chắn vị cay sẽ giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, chất capxaxin trong ớt rất mạnh, kích thích các tế bào cảm nhận trong miệng, mũi và cả dạ dày. Nếu bạn bị bỏng nặng trong miệng thì nước sẽ không thể vô hiệu hoá được ảnh hưởng của nó.

- Thay vì uống nước bạn cũng có thể uống một chút sữa chua hay ăn một chút kem. Chất casein trong sữa chua và kem sẽ giúp tẩy sạch chất capxaxin trong giây lát.

- Một cách đơn giản nữa là bạn nên ngừng ăn cơm lúc đó, ăn chút hoa quả mát để sẵn trong tủ lạnh. Hoa quả giàu vitamin, vị ngọt mát của nó sẽ giúp bạn quên đi cái cay nóng đang hoành hành trong miệng.

- Không may ăn phải miếng ớt quá cay bạn có thể ngậm ngay vài hạt muối hoặc có thể dùng nước muối đặc súc miệng một vài lần miệng sẽ giảm ngay hiện tượng bỏng rát khó chịu do bỏng ớt gây ra.

- Dầu ăn hoặc dầu thực vật. Capsaicin có thể hòa tan trong dầu ăn, vì vậy khi bị bỏng ớt có thể xúc miệng một lần bằng dầu ăn là cảm giác bỏng rát sẽ giảm đi rất nhiều.

- Người dân Thái Lan và Indonesia là hai quốc gia có tỷ lệ người dân ăn cay nổi tiếng trên thế giới. Một thực phẩm họ hay sử dụng để kìm hãm “cảm giác cay” là dưa leo.

- Nước đường và chocolate: Nước đường pha tỷ lệ 1:10 (1 đường và 10 nước) ở nhiệt độ 200C dùng để xúc miệng khi bị cay, nó sẽ làm giảm hiện tượng cay nóng một cách rõ rệt. Khi dùng nước đường bạn có thể xúc liên tục để đạt hiệu quả nhanh nhất. Chocolate có một lượng chất béo cao, có tác dụng trung hòa capsaicin trong ớt.

- Tinh bột có trong cơm hoặc bánh mì có tác dụng như dũng sĩ diệt nguyên nhân cay do ớt hiệu quả. Vì vậy, khi ăn phải ớt cay bạn có thể nhai kỹ một miếng bánh mì, khoai hoặc cơm. Bạn sẽ thấy hiện tượng cay nóng giảm đi rõ rệt.

Đừng biến ớt trở thành nỗi lo khi cắt, ăn phải nếu đã có được 1 trong những cách trên nhé!

Cooky.vn

Tổng hợp

Xem nội dung đầy đủ

Không phải nước lạnh, đây mới là cách giảm cay hiệu quả khi bị dính ớt vào tay, mắt và miệng

(VOH) - Không ít trường hợp gặp phải những rắc rối khi cắt ớt do độ cay của nó, thậm chí có người còn bị bỏng ớt. Dưới đây là cách sơ cứu khi bị bỏng ớt mà ai cũng nên biết.

Ớt là loại gia vị quen thuộc mà hầu như nhà nào cũng ăn mỗi ngày. Một trong những tai nạn dễ gặp từ trái ớt đó chính là bỏng ớt. Vậy bỏng ớt là gì và có nguy hiểm không?

Bỏng ớt là gì?

Như chúng ta đã biết, ớt là một loại gia vị cay nóng, quen thuộc trong nhà bếp. Ớt có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt còn có khả năng chữa bệnh. Chúng ta thường dùng ớt để pha nước chấm, nhằm tăng thêm hương vị và mang lại cảm giác ngon miệng.

Bỏng ớt cay là tình trạng mà nhiều người gặp phải (Nguồn: Internet)

Theo một nghiên cứu từ Đại học Montana và Đại học Bắc Arizona, Mỹ, ớt cay là do chất capsaicin có trong ớt. Chất này nếu chẳng may dính vào tay, mắt hay những bộ phận khác của cơ thể sẽ gây nên cảm giác bỏng rát rất khó chịu. Việc để chất capsaicin có trong ớt dính vào người xảy ra rất phổ biến, thường gặp ở những người làm nội trợ, đầu bếp hay những người thích ăn ớt sống, nếu không cẩn thận cũng dễ để ớt dính vào tay.

Theo các chuyên gia, bỏng ớt không phải là tai nạn nghiêm trọng nhưng nếu được xử lý kịp thời, bạn sẽ thấy dễ chịu nhanh chóng, hạn chế tối đa vùng da bị bỏng rát cùng các biến chứng viêm da, sạm da sau khi hết bỏng ớt.

Nếu vô tình bị ớt dính vào tay, mắt, miệng thì bạn có thể áp dụng ngay cách trị bỏng ớt dưới đây:

Hầu hết mọi người khi bị bỏng ớt trong miệng sẽ uống nước để xử lý. Trên thực tế, khi bị bỏng ớt ở miệng, uống càng nhiều nước thì càng làm bỏng nặng hơn vì làm lan tỏa chất capsaicin trong miệng.

Do đó, nếu chẳng may ăn phải ớt và bị bỏng trong miệng thì bạn nên:

Tay tiếp xúc trực tiếp với ớt dễ bị bỏng rát (Nguồn: Internet)

  • Uống sữa lạnh: Thay vì uống nước, bạn hãy uống sữa. Chất béo và dầu trong chế phẩm từ sữa có thể giúp giảm bỏng bằng cách hòa tan capsaicin.
  • Các loại dầu: Ngậm dầu dừa, dầu ô liu hoặc đơn giản là dầu thực vật luôn có sẵn trong nhà bếp ngay khi bạn bị bỏng ớt. Chất béo và dầu trong các sản phẩm này phân hủy nhiệt trong ớt cay, nhờ đó giúp bạn giảm bỏng nhanh chóng.
  • Rau củ: Ăn một số loại rau củ như dưa chuột, socola, ăn một miếng chanh nhỏ,…cũng sẽ giúp bạn trị bỏng ớt trong miệng hiệu quả.
  • Thức uống chứa cồn: Các loại thức uống có cồn như rượu vodka có thể giúp bạn giảm cảm giác bỏng trong miệng. Bia không có tác dụng trong trường hợp này vì độ cồn rất ít và thành phần chủ yếu là nước.
  • Ăn tinh bột: Mặc dù không hiệu quả trong việc hòa tan capsaicin như chất béo, dầu hoặc cồn, nhưng các loại tinh bột như cơm và bánh mì cũng giúp xoa dịu cơn bỏng.
  • Dùng nước rửa chén đối với những trường hợp bị dính ớt lên tay. Nước rửa chén sẽ biến capsaicin thành muối tan trong nước. Do đó, bạn có thể rửa sạch capsaicin bằng nước rửa chén.
  • Ngâm vùng da bị bỏng ớt vào bát sữa lạnh bằng cách cho vài viên đá vào bát sữa. Bạn cũng có thể cho bột mì vào bát sữa để tạo thành hỗn hợp thoa lên tay và để vài phút rồi rửa lại.
  • Bạn cũng có thể thoa vaselin lên tay để làm dịu cảm giác bỏng rát.
  • Xoa rượu có nồng độ cồn cao lên tay.

Nếu chẳng may ớt dính vào tay và bạn dụi lên mắt hoặc ớt bắn trực tiếp vào mắt thì bạn có thể sơ cứu ngay bằng cách:

Sữa giúp giảm cay rất tốt (Nguồn: Internet)

  • Thoa sữa lên mắt để giảm cay mắt. Nhúng miếng bông tẩy trang hoặc khăn giấy vào bát sữa, sau đó thoa quanh vùng mắt giống như khi chườm mắt. Bạn có thể lặp lại nhiều lần để xoa dịu vì dầu ớt sẽ gây bỏng rát rất lâu.
  • Nếu cảm giác bỏng rát kéo dài dai dẳng, bạn có thể tự thiết kế và đeo miếng che mắt từ bông gòn hoặc khăn giấy. Dùng kẹp hoặc băng gạc để cố định.

Lưu ý: Hãy đến gặp bác sĩ nếu cảm giác cay không giảm hoặc ảnh hưởng đến thị lực của bạn.

Cách phòng ngừa bị bỏng ớt

Để hạn chế tối đa bị bỏng ớt, bạn nên phòng tránh bằng cách:

  • Đeo găng tay khi thái ớt.
  • Dùng kéo để thái ớt dễ hơn mà không bị dính vào tay.
  • Khi tiếp xúc với ớt xong cần rửa sạch tay với nước rửa chén, tránh chạm tay dính ớt vào vùng da khác.
  • Làm quen với cảm giác cay. Mặc dù cảm giác bỏng ớt rất khó chịu nhưng một số bằng chứng cho thấy ăn ớt cay thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy tập ăn cay từ từ cho đến khi quen dần.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn xử lý nhanh và an toàn khi chẳng may bị bỏng ớt cay, đồng giời bạn cũng biết cách phòng tránh tốt nhất cho chính mình.

Tài liệu tham khảo:

  1. Trang wikihow.vn
  2.  Trang afamily.vn

Giảm nguy cơ ung thư nhờ gừng và ớt: Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Agricultural and Food Chemistry cho thấy các hợp chất trong gừng và ớt tương tác được với nhau và có thể làm giảm nguy cơ ung thư. 

Bỏng ớt – Tai nạn nhà bếp thường gặp không loại trừ ai

Chúng ta đều biết ớt là một gia vị cay nóng, quen thuộc trong nhà bếp. Ớt còn có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chữa bệnh. Chúng ta vẫn thường sử dụng ớt để pha nước chấm, tăng cường hương vị món ăn. Nhưng để có được những món ăn thơm ngon vị cay ấy, bạn không tránh khỏi việc phải cắt thái ớt. Và nếu vô tình để ớt chạm vào tay, hơi cay từ ớt bay vào mắt thì sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bị bỏng ớt bao lâu thì khỏi

Ớt là một gia vị cay nóng, quen thuộc trong nhà bếp.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nhiều người khi làm bếp thường phải chịu cảnh chảy nước mắt giàn giụa do hơi ớt cay xộc lên mắt trong quá trình thái ớt. Nhiều người lại dính bỏng ớt do vô tình dùng tay sờ, cắt ớt dụi lên mắt làm vùng da trở nên nóng rát, rất khó chịu.

"Trong ớt có chứa chất capsaicin và đây cũng là thành phần chính trong bình xịt hơi cay. Capsaicin làm tăng hương vị và độ cay cho món ăn nhưng cũng có thể gây bỏng nghiêm trọng ở tay hay nhiều bộ phận khác trên cơ thể và trong miệng", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.

Theo chuyên gia, bỏng ớt không phải chuyện gì quá to tát nhưng nếu được xử lý kịp thời, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều, hạn chế tối đa vùng da bị bỏng rát cùng các biến chứng viêm da, sạm da sau khi hết bỏng ớt.

Bị bỏng ớt bao lâu thì khỏi

Sơ cứu bỏng ớt bằng nước là cách chúng ta vẫn làm nhưng thực sự không hiệu quả.

Xử lý khi bị bỏng ớt bằng những mẹo hay ai cũng nên dắt túi

Theo lương y Bùi Hồng Minh, chúng ta nên dắt túi ngay những mẹo hay này để xử lý bỏng ớt. Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ bỏng ớt ở từng bộ phận nào và có cách xử lý phù hợp. Cụ thể như sau:

Bỏng ớt ở miệng

Chúng ta thường có suy nghĩ khi bị bỏng ớt trong miệng thì nên uống nước để xử lý tình trạng này. Thực tế thì nước còn làm lan capsaicin trong miệng và làm bỏng nặng hơn. Thay vì dùng nước, bạn nên:

- Dùng sữa lạnh: Thay vì uống nước, bạn hãy uống sữa. Chất béo và dầu trong chế phẩm từ sữa có thể giúp giảm bỏng bằng cách hòa tan capsaicin.

Bị bỏng ớt bao lâu thì khỏi

Chúng ta nên dắt túi ngay những mẹo hay này để xử lý bỏng ớt.

- Ngậm dầu dừa , dầu olive hoặc đơn giản là dầu thực vật luôn có sẵn trong nhà bếp. Chất béo và dầu trong các nguyên liệu này phân hủy nhiệt trong ớt cay, nhờ đó giảm bỏng.

- Ăn một số loại rau củ như dưa chuột, sô cô la, ăn một miếng chanh nhỏ… cũng sẽ giúp trị bỏng ớt trong miệng hiệu quả.

Bỏng ớt trên một vùng da

- Dùng nước rửa bát đối với bỏng tay hoặc bỏng trên da. Nước rửa bát biến capsaicin thành muối tan trong nước. Nhờ vậy, bạn có thể rửa sạch bằng nước.

- Dùng cồn để xoa dịu bàn tay hoặc các vùng da khác. Dầu ớt cay và capsaicin (thủ phạm gây ra cảm giác bỏng) có khả năng hòa tan trong cồn.

- Ngâm vùng da bị bỏng ớt vào bát sữa lạnh bằng cách cho vài viên đá vào bát sữa ấy. Bạn cũng có thể cho bột mì vào bát sữa để tạo thành hỗn hợp thoa lên tay, để vài phút rồi rửa sạch.

- Sử dụng dầu thoa lên vùng da bị bỏng ớt. Bạn cũng có thể thoa vaseline lên tay để làm dịu cảm giác bỏng rát này.

Bị bỏng ớt bao lâu thì khỏi

Sử dụng dầu thoa lên vùng da bị bỏng ớt. Bạn cũng có thể thoa vaseline lên tay để làm dịu cảm giác bỏng rát này.

Cảm giác cay mắt do ớt

- Tránh chạm tay vào mắt ngay từ đầu khi bắt đầu cắt thái ớt.

- Thoa sữa lên mắt để giảm cay mắt do ớt bằng miếng bông tẩy trang chườm quanh mắt. Tuy nhiên, cảm giác bỏng rát không dịu xuống thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay vì có khả năng ảnh hưởng đến thị lực.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, để hạn chế tối đa nguy cơ bị bỏng ớt, mọi người nên phòng tránh bằng cách đeo găng tay khi chuẩn bị thái ớt, cầm vào ớt cay. Khi tiếp xúc với ớt xong cần đi rửa sạch với nước rửa bát, tránh dùng tay vào vùng da khác có thể gây nhạy cảm tức thì… Nếu vết bỏng ớt ngày càng dữ dội và kéo dài thì cần đi khám ngay để được xử trí kịp thời.