Bị mụn nhọt có nên nặn không

Nhọt thường xuất hiện trên mặt, ở những vùng da hay tiết dầu như mặt, nách, bẹn, ... gây đau sưng. Nhọt thường không kéo dài, đối với nhọt nhỏ có thể tự hết, tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận, một số trường hợp nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu

Nhọt là một dạng nhiễm trùng da với xuất phát điểm từ lỗ chân lông hay tuyến dầu nhờn. Lúc bắt đầu, vùng da nhỏ nhiễm trùng bị đỏ và một u mụn cứng lớn dần. Sau 4 đến 7 ngày, dịch mủ hình thành dưới da.

Vị trí thường gặp nhất của nhọt là mặt, cổ, nách, vai và mông. Khi nhọt hình thành ngay mí mắt, nó được gọi là mụt lẹo. Nếu có nhiều nhọt tụ lại thành nhóm, dạng nhiễm trùng da này nguy hiểm hơn và được gọi là bệnh hậu bối (carbuncle)

Khi khởi phát, nhọt chỉ có kích thước bằng hạt đậu và màu đỏ. Khi có dịch mủ, nhọt lớn và đau hơn. Nền da quanh nhọt cũng chuyển sang màu đỏ và sưng. Đỉnh nhọt có đầu nhân mủ nhỏ màu vàng, trắng. Sau một thời gian, đầu nhân mủ này vỡ và dịch thoát ra ngoài. Một số người bệnh còn bị sốt và mệt toàn thân khi mắc bệnh hậu bối (nhọt cụm).

Hầu hết nhọt có tác nhân gây bệnh (tụ cầu khuẩn). Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt nhỏ hoặc lần mò vào lỗ chân lông theo sợi lông. Một số bệnh lý khiến người mắc có nguy cơ bị nhiễm trùng da cao hơn như:

Bị mụn nhọt có nên nặn không

Nhọt là một dạng nhiễm trùng da với xuất phát điểm từ lỗ chân lông hay tuyến dầu nhờn

Nhọt không có nhiều biến chứng, nhưng có trường hợp nhọt diễn tiến thành mụn nhọt tái phát. Đây là khi người bệnh bị mụn nhọt tái phát quá 3 lần trong một năm. Nhọt tái phát lan nhanh hơn và dễ dàng hơn, đặc biệt với những thành viên trong gia đình. Nhọt tái phát hay xuất hiện ở nếp gấp da, như vùng da dưới vú, dưới nếp gấp bụng, dưới cánh tay và vùng bẹn. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được điều trị nhọt tái phát đúng cách.

Một số người mắc phải bệnh lý viêm tuyến mồ hôi mủ, có biểu hiện tương tự nhọt tái phát, nhưng đây là bệnh lý mãn tính nghiêm trọng hơn. Bệnh này thường gây sẹo xấu và nặng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng thứ phát do nhọt không quá phổ biến, nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, khi vi khuẩn xâm nhập vào máu. Tuy nhiên, nhiễm trùng máu không hay xảy ra và có thể phòng ngừa bằng cách áp dụng và tuân thủ điều trị.

Dưới đây là các triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng mà người bệnh cần lưu ý:

  • Vùng da quanh nhọt bị nhiễm trùng, có màu đỏ, nóng, sưng và đau
  • Nhiều nhọt mọc lên quanh nhọt đầu tiên
  • Sốt
  • Sưng hạch

Nhọt thường không phải tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay nhưng nếu sức khoẻ của người bệnh đã tồn tại vấn đề, người bệnh bị sốt, rét run kèm với nhọt thì cần đến ngay phòng cấp cứu để xử trí kịp thời.

Bị mụn nhọt có nên nặn không

Nhiễm trùng thứ phát do nhọt không quá phổ biến, nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu

Bác sĩ chẩn đoán nhọt dựa trên thăm khám lâm sàng. Với những nhọt lớn và nhọt cụm, tốt hơn hết là thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và xẻ chích ổ nhọt một cách an toàn. Một số trường hợp nhọt mềm đi và không tự vỡ thoát dịch cũng cần can thiệp từ bác sĩ.

Nếu cần, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh để xử lý ổ nhiễm trùng, đặc biệt là nhọt trên mặt, do nguy cơ nhiễm trùng thứ phát và để lại sẹo xấu cao. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm các xét nghiệm liên quan nếu cần thiết để thêm cơ sở đánh giá mức độ nghiêm trọng của nhọt. Dịch mủ cũng có thể được lấy mẫu để nuôi cấy, định danh vi khuẩn và đánh giá sự kháng thuốc của vi khuẩn để tìm loại kháng sinh phù hợp.

Dù nhọt được chích rạch tại cơ sở y tế hay tự vỡ, người bệnh cần theo dõi, thay băng chăm sóc vết thương mỗi ngày cho đến khi lành. Tuân thủ điều trị và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, nếu vết thương bị đỏ hoặc có dấu hiệu nặng hơn, cần tái khám sớm nhất có thể.

Không thể ngăn ngừa nhọt xuất hiện, nhưng có thể ngăn ngừa nhọt lan ra vị trí khác bằng những cách dưới đây:

  • Đắp vết thương bằng gạc sạch
  • Luôn rửa sạch tay và vệ sinh vết thương thường xuyên
  • Khi bị nhọt, hãy giặt và giữ quần áo chăn màn sạch sẽ để tránh lây lan: Giặt quần áo chăn màn bằng nước nóng. Sấy quần áo bằng nhiệt độ cao. Giữ vệ sinh môi trường sống. Tránh dùng chung các dụng cụ vệ sinh có tiếp xúc trực tiếp với da như dao cạo, khăn mặt, ...

Bị mụn nhọt có nên nặn không

Hãy nhớ luôn rửa sạch tay và vệ sinh vết thương thường xuyên

Về cơ bản, nhọt không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu tình trạng nhọt gây đau kèm sốt hoặc tái phát nhiều lần, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có những chỉ định từ bác sĩ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám y tế chất lượng với dịch vụ tốt, cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com - healthline.com

XEM THÊM:

Nhiều người thường tìm hiểu cách nặn mụn nhọt ở mông sao cho an toàn, hiệu quả và không đau vì ai cũng cho rằng nặn mụn nhọt là điều hiển nhiên cần làm. Thế nhưng thực tế thì, không phải lúc nào cũng có thể nặn mụn nhọt và nếu không biết xử lý đúng cách sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bị mụn nhọt có nên nặn không
Nhiều người luôn tìm kiếm những cách nặn mụn nhọt ở mông an toàn lại không biết rằng không nên nặn mụn nhọt

Rất nhiều người được hướng dẫn cách nặn mụn nhọt ở mông nhưng lại không biết rằng, tuyệt đối không được nặn mụn nhọt ở khu vực này.

Theo bác sĩ, thạc sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, mụn nhọt là tình trạng viêm nhiễm các nang lông do vi khuẩn tấn công. Các nguyên nhân chính khiến mông nổi mụn nhọt là do mặc quần quá chật, hệ thống miễn dịch kém, thiếu dinh dưỡng, vệ sinh không sạch sẽ hoặc do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Ban đầu có thể là một nốt đỏ có mủ trắng trên da, sau đó sưng to gây ngứa và đau đớn dữ dội.

Cũng theo bác sĩ Lan, mụn nhọt thường xuất hiện ở mông, bẹn, nách và  lưng. Nếu chẳng may mụn nhọt mọc ở mông thì tuyệt đối không được nặn, nhất là các loại mụn to, mưng mủ. Đã có những trường hợp mụn nhọt rất nhỏ, vì thấy có đầu trắng nên người bệnh tự ý nặng dẫn đến sốt cao, mệt mỏi, nôn trớ. Sau khi thăm khám mới biết là bị tràn mủ màng phổi và màng tim do vi khuẩn vào máu gây bệnh.

Cũng có trường hợp ở một bệnh nhi 5 tuổi, mẹ bé tự áp dụng cách nặn mụn nhọt theo lời mách bảo của người khác. Kết quả là 3 ngày sau, mụn không hề khô đi mà vùng da mụn này còn lan rộng, sưng tấy chảy mủ. Khi nhập viện thì bé đã bị nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, màng tim.

Bị mụn nhọt có nên nặn không
Mụn nhọt ở mông nếu tự ý nặn có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng máu

Theo các chuyên gia da liễu, khi bị mụn nhọt ở mông thì xử lý như sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là vùng da mọc mụn nhọt. Có thể dùng nước lá chè xanh để sát trùng nhẹ. Lau khô và dùng cồn iod bôi lên vùng da bị sưng đỏ.
  • Nếu sau 1 – 2 ngày mà không thuyên giảm thì nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chỉ định sử dụng kháng sinh. Mụn nhọt ở mông khi đang sưng tấy cần được điều trị bằng loại kháng sinh phù hợp, không nên tự ý sử dụng.
  • Trường hợp vùng viêm lan rộng, mụn nhọt nhanh chóng sưng to thì cần được điều trị bằng kháng sinh đường tiêm tại cơ sở y tế.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên tự ý nặn chích mụn nhọt hoặc dán các loại cao không rõ nguồn gốc vì rất dễ khiến vùng viêm lan rộng và gây nhiễm trùng máu.

Trường hợp được phép nặn mụn nhọt ở mông là khi nhọt đã chín tức là đã hóa mủ hoàn toàn và có chứa còi nhọt ở giữa. Lúc này, hàng rào bảo vệ cơ thể của chúng ta đã bao vây nhọt vững chắc do đó, việc chọc tháo mủ và còi nhọt được cho là an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì tốt nhất nên để nhọt tự vỡ ra và xử lý bằng cách biện pháp phù hợp.

Bị mụn nhọt có nên nặn không
Các thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ là đại kỵ với người bị mụn nhọt

Như vậy có thể thấy, hoàn toàn không có cách nặn mụn nhọt ở mông nào an toàn hiệu quả mà không để lại sẹo cả. Khi bị nhọt, người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp và cần đặc biệt lưu ý không được tự ý nặn chích nhất là khi mụn chưa chín.

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia da liễu khi bị mụn nhọt ở mông:

  • Không dùng tay chạm vào vùng da bị mụn nhọt khi chưa được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng vì dễ gây ra hiện tượng lây nhiễm, nhiễm trùng.
  • Khử trùng, vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đã tiếp xúc với mụn nhọt.
  • Tuyệt đối không dùng kim hay bất kỳ dụng cụ nào để cậy, chích mụn. Điều này sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về phổi, gan, tim mạch…
  • Khi mụn nhọt có dấu hiệu vỡ ra thì nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chích lễ, sát trùng và điều trị bằng thuốc kháng sinh.
  • Không áp dụng các phương pháp dân gian như tỏi, đậu xanh, trầu không…. khi mụn sưng to, có xu hướng vỡ vì rất dễ gây nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa các thực phẩm nhiều chất ngọt, dầu mỡ và kiêng cử rượu bia, chất kích thích để không làm tình trạng sưng viêm thêm nghiêm trọng hơn. 

Tóm lại, cách nặn mụn nhọt ở mông an toàn nhất là khi mụn đã hóa mủ hoàn toàn nhưng tốt nhất nên để nhọt tự vỡ và nên đến cơ sở y tế để được chích lễ, sát trùng. Nếu tự ý nặn mụn nhất là khi nhọt chưa chín thì nguy cơ gây nhiễm trùng máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác là rất cao.

Có thể bạn quan tâm