Bị toát mồ hôi lạnh là bệnh gì năm 2024

Khi chúng ta lao động nặng, khi thời tiết nóng bức và khi chúng ta bị sốt, việc đổ mồ hôi là bình th­ường, vì đó là phản ứng của cơ thể để giảm nhiệt độ của da. Nhưng, nếu việc đổ mồ hôi còn kèm theo các hiện t­ượng như­ đau, chóng mặt, nôn ói thì đây là triệu chứng nghiêm trọng, cần phải đi khám bệnh để tìm hiểu nguyên nhân. Hiện t­ượng toát mồ hôi lạnh thư­ờng liên quan tới trạng thái bị sốc, xuất huyết do chửa ngoài dạ con, xuất huyết ở đ­ường tiêu hóa, rối loạn về vấn đề trao đổi chất (nh­ư thiếu đ­ường trong máu), nhồi máu cơ tim, adrenalin trong cơ thể tăng cao (do viêm tuyến thư­ợng thận). Hiện t­ượng ra nhiều mồ hôi trong đêm có thể là triệu chứng của bệnh lao, bệnh đ­ường ruột, bệnh nấm, bệnh nhồi máu cơ tim, căng thẳng thần kinh, stress… Riêng tr­ường hợp bệnh nhân đái tháo đường, nếu bị toát mồ hôi lạnh, mặt tái, chân tay lạnh cần đ­ưa tới bệnh viện ngay. Trong khi chờ đợi bác sĩ, để bệnh nhân nằm nghỉ, không nằm gối, cho uống một ly n­ước đ­ường pha thật ngọt, tuyệt đối không đ­ược uống bất cứ thuốc gì nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Các cơn đau tim xảy ra đột ngột, nhưng thường là hậu quả của bệnh tim từ lâu. Hầu hết các cơn đau tim là do dòng máu đến tim bị chặn lại. Việc thiếu máu đến tim có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ tim và có thể gây tử vong.

Có nhiều triệu chứng báo hiệu cơn đau tim, nhưng có một dấu hiệu, mà mọi người vẫn nghĩ là do trời nắng nóng hay gắng sức gây ra, nhưng vẫn có thể là triệu chứng của cơn đau tim. Đó là đổ mồ hôi.

Đổ mồ hôi thế nào mới là do cơn đau tim gây ra?

1. Mồ hôi lạnh

Mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim. Nếu một người cảm thấy ra mồ hôi và khó chịu, khó thở và cảm thấy đau ở ngực hoặc phần trên cơ thể, cần đi cấp cứu ngay lập tức.

Suy tim dẫn đến giảm ô xy trong máu, cũng gây đổ mồ hôi lạnh, kèm khó thở, da xanh, tím tái, mệt mỏi, thần kinh không ổn định, nhận thức kém, cần điều trị ngay lập tức.

2. Đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường

Đổ mồ hôi đột ngột, không có lý do, thực sự là một triệu chứng phổ biến của cơn đau tim.

Đổ mồ hôi nhiều, ngay cả khi không bị sốt, không tập thể dục hoặc không làm việc nặng hoặc không do nóng, đặc biệt kèm với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn khó thở hoặc đau ngực - có thể là triệu chứng của cơn đau tim.

Nguyên nhân là do việc bơm máu qua các động mạch bị tắc nghẽn đòi hỏi trái tim phải nỗ lực nhiều hơn, vì vậy cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn để cố gắng giảm nhiệt độ cơ thể trong quá trình gắng sức. Nếu bạn gặp phải mồ hôi lạnh hoặc da lạnh ngắt, thì nên đi khám bác sĩ ngay, theo OnHealth.

3. Đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi đêm cũng là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mắc bệnh tim. Nhiều người nhầm lẫn triệu chứng này là ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn thức dậy và khăn trải giường ướt đẫm hoặc không thể ngủ do đổ mồ hôi, thì đây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim, đặc biệt là ở phụ nữ, theo Health Line.

Các triệu chứng của cơn đau tim

Tiến sĩ tim mạch Mouin Abdallah, giám đốc trung tâm bệnh động mạch vành tại Bệnh viện Cleveland (Mỹ), cho biết việc nhận ra các triệu chứng có thể cứu sống bệnh nhân.

Tiến sĩ Abdallah liệt kê 6 dấu hiệu cảnh báo sớm phổ biến cần chú ý, theo Express.

• Tức ngực như bị đá đè

• Đau ở cánh tay, hàm, cổ hoặc lưng

• Ra mồ hôi lạnh

• Khó thở

• Buồn nôn

• Mệt mỏi khác thường

Tiến sĩ Abdallah nói thêm: Bất cứ ai, già trẻ, gái trai, đều có thể gặp những dấu hiệu này, mặc dù phổ biến ở nữ hơn.

Nên làm gì nếu bạn hoặc người khác nghi ngờ bị lên cơn tim?

Điều đầu tiên cần làm là gọi cấp cứu.

Trong khi chờ cấp cứu, Viện Y tế Quốc gia Mỹ khuyên có thể nhai nuốt một viên aspirin, tốt nhất là liều 300 mg, nếu không bị dị ứng với aspirin.

Cơ quan này khuyên: Aspirin giúp làm loãng máu và cải thiện lưu lượng máu đến tim, theo Express.

Cách phòng ngừa

Có một số điều bạn có thể làm để khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ lên cơn đau tim, theo Tổ chức Tim mạch Anh. Đó là:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

  • Hormone acetylcholine là gì? Acetylcholine (ACh) là một trong những chất dẫn truyền thần kinh được tìm thấy ở cả hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi. Ngoài ra, acetylcholine cũng hoạt động như một hormone nội tiết, được tổng ... Đọc thêm

Cách giảm ra mồ hôi tay chân

Cơ thể tăng tiết nhiều mồ hôi gây ra cảm giác phiền toái, đặc biệt là trong những ngày hè. Với người ra quá nhiều mồ hôi khiến họ cảm thấy thiếu tự tin vì đi giày dép luôn bị ...

Chủ đề