Biển đông tên tiếng anh là gì năm 2024

Hiện có nhiều cách gọi khác nhau về tên địa danh này. Người Việt Nam thì gọi là Biển Đông, trong khi người Trung Quốc gọi là Nam Hải, Nam Trung Hoa, còn người Philippines gọi là Biển Tây Philippines.

TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ vừa có bài thuyết trình rất ấn tượng tại buổi Tọa đàm "Tranh chấp trên Biển Đông dưới ánh sáng của luật pháp quốc tế" do Nhà xuất bản TT&TT tổ chức chiều 10/9/2016 ở Hà Nội.

Biển đông tên tiếng anh là gì năm 2024

TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ chia sẻ thông tin tại Tọa đàm.

Theo TS. Trần Công Trục, trong tư duy, quan niệm, nhận thức của nhiều người, kể cả trong giới nghiên cứu, giới quản lý, công chúng, và thậm chí cả chính khách quan trọng cũng chưa hiểu tường tận bản chất nội dung tranh chấp trên Biển Đông và vấn đề xử lý các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế. Còn nhiều ý kiến khác nhau, nhiều phát biểu chưa chính xác lắm.

TS. Trần Công Trục lưu ý rằng trước hết, cần thống nhất ngay tên gọi chuẩn về Biển Đông. Hiện có nhiều cách gọi khác nhau về tên địa danh này. Người Việt Nam thì gọi là Biển Đông, trong khi người Trung Quốc gọi là Nam Hải, Nam Trung Hoa, còn người Philippines gọi là Biển Tây Philippines.

Có tờ báo ghi tên địa danh là "Biển Đông" với hàm ý đây là một tên riêng địa danh của Việt Nam, cũng cũng có tờ báo chỉ ghi là "biển Đông", hoặc dịch sang tiếng Anh là East Sea hoặc Eastern Sea.

"Ông cha ta từ rất lâu đời đã dùng tên "Biển Đông" trong nhiều câu ca dao, tục ngữ. Những năm 80 của thế kỷ trước, trong một tư liệu chính thức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đăng ký với Tổ chức Khí tượng thế giới, chúng ta đã đề nghị sử dụng từ "Bien Dong" (khi dịch sang tiếng nước ngoài cụm từ tên riêng "Biển Đông" - PV). Nếu dịch là East Sea hoặc Eastern Sea thì có nghĩa là đã dịch sai. Kiểu như tên Thủ đô Hà Nội khi dịch sang tiếng Anh phải dịch là "Hanoi Capital" chứ không phải "Internal River Capital". Hãy cứ dịch là "Bien Dong", nếu muốn để bạn bè quốc tế hiểu hơn về nội hàm của tên này thì mở ngoặc ghi thêm chữ East Sea hoặc Eastern Sea để chú thích", TS. Trần Công Trục phân tích.

Biển đông tên tiếng anh là gì năm 2024

Tại buổi Tọa đàm, TS. Trần Công Trục cũng đã phân tích khúc triết về một trong những tranh chấp chủ yếu trên Biển Đông hiện nay, đó là tranh chấp ranh giới biển, liên quan tới việc giải thích, áp dụng các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) để đàm phán, hoạch định các vùng chồng lấn.

Theo quy định của UNCLOS 1982, 36% diện tích biển hiện nay thuộc quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia có liên quan. Hiện có khoảng 415 vùng biển chồng lấn, cần đàm phán hoạch định (riêng khu vực châu Á có 15 vùng chồng lấn mà các bên cần phải đàm phán giải quyết).

"Việc xác định phạm vi các vùng biển phải căn cứ UNCLOS 1982 chứ không phải dựa vào một cơ sở vu vơ nào đó. Yêu sách phi lý như "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đã không áp dụng đúng quy định UNCLOS 1982", TS. Trần Công Trục phân tích thêm.

Trong vài năm trở lại đây, từ khi Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, có nhiều người phản đối việc sử dụng từ South China Sea trong tiếng Anh để gọi Biển Đông, khiến trên tất cả các chuyến bay của Việt Nam màn hình trên máy bay cho hành khách theo dõi bản đồ hành trình đều thấy Biển Đông có tiếng Anh bị sửa thành East Sea. Đây là một việc làm không đúng.

Như đã nêu trong nhiều bài viết của tôi trên các blog trong hơn 10 năm qua, tôi luôn khẳng định rằng trong thế giới hàn lâm thế giới thì tên riêng hoàn toàn không mang ý nghĩa từ vựng thực tế, đồng thời việc dịch tên riêng tiếng nước khác ra tiếng nước mình không bao giờ là việc làm nghiêm túc, trừ phi đó chỉ là chú giải để cho biết cơ sở hoặc ý nghĩa đại khái cho việc tạo nên cái tên nào đó. Gọi nước Côte d’Ivoire là Bờ Biển Ngà là cách gọi sai của Việt Nam, vì thế giới không gọi Việt Nam là Viet South hay South Viet bao giờ. Sở dĩ có tên tiếng Anh của Côte d’Ivoire là Ivory Coast đơn giản bởi vì chính Côte d’Ivoire chọn thêm cái tên ấy bằng cách dịch nó ra tiếng Anh – đó là đặc quyền của riêng chỉ Côte d’Ivoire. Còn nước khác chỉ có quyền đặt tên khác cho Côte d’Ivoire để phục vụ riêng cho dân của chính nước mình, thí dụ Việt Nam có quyền gọi United States of America là Mỹ hay Hoa Kỳ dù “cờ” Mỹ không có hình “hoa”, Germany là Đức dù Germany chẳng dính gì đến “đạo đức”, Spain là Tây Ban Nha dù hai từ này chẳng quan hệ gì với nhau, và Côte d’Ivoire thì có thể mượn tên của một sản phẩm dược của Việt Nam là … Cốt Thoái Vương ắt cũng không là lựa chọn kém tuyệt vậy.

Các thí dụ sau nhằm làm rõ hơn lý luận:

  1. Indochina có hai cách gọi ở Việt Nam là Bán Đảo Ấn Trung (với ý nghĩa Indo là Ấn Độ và China tà Trung Quốc) và Đông Dương (chẳng dính dáng gì đến tiếng Anh Indochina). Indochina do giới địa dư bản đồ hàng hải hàn lâm Âu Châu từ xưa đã đặt cho vùng đất mà họ cho là nằm giữa hai nước lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Điều này chẳng bao giờ trở thành cái cớ để Ấn Độ tuyên bố phân nửa Đông Dương thuộc về Ấn Độ, còn Trung Quốc tuyên bố phân nửa còn lại thuộc Trung Quốc chỉ vì có tên nước mình trong đó để mà dân Việt Nam do sợ quá mà phải sửa Indochina thí dụ như thành…East Ocean chảng hạn thì thế giới Atlas không hiểu gì cả và chẳng biết nó ở đâu.
  1. White Swan (nghĩa đen tiếng Việt: Thiên Nga Trắng) là tên tiếng Anh do người Nga gọi máy bay ném bom chiến lược siêu thanh khổng lồ Tupolev Tu-160 do chính họ chế tạo ra ấy vì nó đẹp kiêu sa lộng lẫy, song Mỹ và Khối NATO gọi nó là Blackjack ắt vì nó tàng hình không thể nhận diện trên màn radar tối đen và để phục vụ mục đích không dại gì dùng tên mỹ miều làm PR cho vũ khí chiến lược đáng gờm ấy của đối phương. Các từ tiếng Anh như White Swan hay Blackjack không phải là do dịch thuật hoặc mang ý nghĩa từ vựng nào dính dáng đến cái tên gốc tiếng Nga Tupolev cả.
  1. Blow Room (nghĩa đen tiếng Việt: Phòng Thổi) được gọi là Máy Bông tại các nhà máy dệt ở Việt Nam, và không vì gọi nó là Máy Bông mà Việt Nam lại có quyền gọi nó bằng tiếng Anh là Cotton Machine (vì không phải do Việt Nam phát Minh ra máy công đoạn này trong dây chuyền kéo sợi của ngành dệt thế giới) để chẳng ai trên thế giới này hiểu cả. Chưa kể các máy khác trong nhà máy dệt còn mang những tên gọi tiếng Việt như Máy Cuộn Cúi chẳng hạn thì người ta cần phải xem catalogue để biết tiếng Anh thực sự của chúng ra sao để mà đặt mua phụ tùng chứ không thể cố dịch nghĩa của Máy Cuộn Cúi ra tiếng Anh được.
  1. Fiery Cross Reef là một “đảo đá” ở quần đảo Trường Sa được đặt tên theo tên chiếc thương thuyền Fiery Cross buôn trà của Anh Quốc bị đắm ngày 04-3-1860, và do đại úy J.W.Reed của chiến hạm HMS Rifleman thuộc Hải Quân Hoàng Gia Anh khi tắp vào tiến hành khảo sát “đảo đá” năm 1867 đã phát hiện xác tàu Fiery Cross tại đấy. Việt Nam gọi đó là Đá Chữ Thập. Trung Quốc gọi là Yongshu Island. Đài Loan gọi là Yongshu Reef. Philippines gọi là Kagitingan Reef. Thế giới hàng hải gọi là Fiery Cross Reef. Tên Đá Chữ Thập. Yongshu Island, Yongshu Reef, và Kagitingan Reef đều không là dịch thuật từ tên tiếng Anh Fiery Cross Reef. Và do Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, và Philippines đều tuyên bố chủ quyền của “đảo đá” này, khi tranh chấp phải sử dụng tên Fiery Cross Reef. Nếu Việt Nam bảo Đá Chữ Thập là của ta, tên tiếng Việt của ta là quan trọng bậc nhất, từ đó ta tự động dịch ra tiếng Anh thành Cross Rock chẳng hạn thì ta thua ngay lập tức vì ta đòi chủ quyền của một Cross Rock nào đó trên hành tinh nào đó của thái dương hệ nào đó trong thiên hà nào đó thuộc vũ trụ nào đó chứ không phải đang đòi chủ quyền trên Fiery Cross Reef tại Biển Đông.

Tóm lại, giới đồ bản hàn lâm thế giới có gọi một nhóm đảo của Việt Nam là Paracel Islands thì Việt Nam cứ dùng từ Hoàng Sa trong nội bộ Việt Nam, nhưng đừng dại dột cố dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh giả dụ như Yellow Sand chẳng hạn, vì nếu gọi như thế Trung Quốc sẽ bảo rằng nó là chủ Paracel Islands chứ nó có biết Yellow Sand là cái quái gì đâu mà Việt Nam bảo nó lấn chiếm, và rằng Việt Nam nói mình là chủ của đảo ấy sao lại không biết tên tiếng Anh của nó trên Atlas thế giới. Đưa vụ việc ra tòa án quốc tế mà không dùng tiếng Anh của giới bản đồ hàn lâm thì thua ngay lập tức.

Tương tự, giới đồ bản hàn lâm thế giới gọi một nhóm đảo khác của Việt Nam là Spratly Islands thì Việt Nam cứ dùng từ Trường Sa trong nội bộ Việt Nam, đừng dại dột cố dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh giả dụ như Long Sand vì nếu gọi như thế Trung Quốc sẽ bảo rằng nó là chủ Spratly Islands chứ nó có biết Long Sand là cái quái gì đâu mà Việt Nam bảo nó lấn chiếm, và rằng Việt Nam nói mình là chủ của đảo ấy sao lại không biết tên tiếng Anh của nó trên Atlas thế giới. Đưa vụ việc ra tòa án quốc tế mà không dùng tiếng Anh của giới bản đồ hàn lâm thì thua ngay lập tức.

Và cũng tương tự, giới đồ bản hàn lâm thế giới gọi vùng biển giữa Việt Nam và Philippines là South China Sea (nghĩa đen tiếng Việt: Biển Hoa Nam) thì Việt Nam cứ dùng từ Biển Đông trong nội bộ Việt Nam, đừng cố đặt tên tiếng Anh bằng cách dịch từ tiếng Việt sang thành East Sea vì nếu gọi như thế Trung Quốc sẽ bảo rằng nó là chủ South China Sea, còn Việt Nam đang đòi chủ quyền của East Sea tức biển ở chỗ khác, nên không hiểu tại sao Việt Nam bảo nó lấn chiếm, và rằng Việt Nam nói mình là chủ Biển Đông sao lại không biết tên tiếng Anh của nó trên Atlas thế giới, và nếu Việt Nam nói mình là chủ East Sea thì hãy đi mà gây lộn với Nhật Bản để đòi lại East Sea. Đưa vụ việc ra tòa án quốc tế mà không dùng tiếng Anh của giới bản đồ hàn lâm thì thua ngay lập tức.

Tôi khẳng định: việc các máy bay của Việt Nam dùng East Sea để làm tiếng Anh cho Biển Đông là hoàn toàn sai.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Ghi chú: bài viết này bổ sung lý luận và thí dụ cho bài Biển Đông” Hay “Biển Nam Trung Hoa

Biển Đông còn có tên gọi khác là gì?

Biển Đông, theo cách gọi của Việt Nam, tên quốc tế thông dụng: South China Sea. Biển Hoa Đông, Biển Đông theo cách gọi của Trung Quốc. Biển Nhật Bản, Biển Đông theo cách gọi của Triều Tiên. Biển Baltic, Biển Đông theo các ngôn ngữ như Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Hà Lan.

Tại sao Việt Nam gọi là Biển Đông?

Biển Việt Nam được gọi là Biển Đông với ý nghĩa hết sức giản đơn là biển bao lấy toàn bộ mặt Đông của đất nước. Biển Đông là nhịp cầu nối liền Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, là giao điểm của các nền văn hóa, văn minh lớn của Thế giới.

Hãy cho biết Biển Đông nằm ở đâu?

Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương trải rộng từ vĩ độ 30 đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông. Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là: Việt Nam, Trung Quốc, Phi–lip–phin, In–đô–nê–xia, Bờ-ru–nây, Ma–lay–xia, Xing–ga–po, Thái Lan, Cam–pu–chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan.

East Việt Nam Sea là gì?

Với các báo chí đối ngoại của Việt Nam, Biển Đông vẫn được gọi là East Vietnam Sea và theo nhiều tổng biên tập của các tờ báo này thì điều đó phải nằm trong ý thức của các phóng viên, biên tập và không ai là không ghi nhớ như vậy.