Các chủ thể nào được ký hợp đồng với nhau năm 2024

Hợp đồng nói chung là sự thỏa thuận giữa các bên về việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ. chủ thể là một trong những điều kiện quan trọng để xác định hiệu lực của hợp đồng. Tùy từng loại hợp đồng mà điều kiện về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là khác nhau nhưng tất cả đều phải đáp ứng điều kiện cơ bản. Trong bài viết này, Công ty luật Việt An cùng quý khách hàng quan tâm đi tìm hiểu về điều kiện cơ bản của chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng.

Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự năm 2015.

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bao gồm cá nhân và tổ chức. Điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật doanh nghiệp năm 2015 quy định điều kiện chủ thể tham gia giao kết hợp đồng như sau: “Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.

Theo đó, cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với từng loại hợp đồng.

Đối với cá nhân:

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (Điều 16 Bộ luật dân sự). Năng lực pháp luật dân sự bao gồm:

  • Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
  • Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;
  • Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự). Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sụ đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

Như vậy, đối với các hợp đồng thông thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi những cũng không đủ điều kiện tham gia giao kết.

Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.

Đối với tổ chức

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 86 Bộ luật dân sự).

Một tổ chức được coi là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, chủ thể giao kết hợp đồng của pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền).

Tuy nhiên, đối với từng loại hợp đồng có các điều kiện khác đối với chủ thể tham gia giao kết thì các chủ thể cũng phải đáp ứng các điều kiện đó như điều kiện về chuyên môn, khả năng lao động,…

Trên đây là tư vấn của Công ty luật Việt An, Qúy khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được hỗ trợ kịp thời.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Như vậy, theo đó những chủ thể sau được phép ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

-Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

-Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

-Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Vậy nên, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được ký kết giữa chủ đầu tư là cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tố chức hoặc giữa tổ chức với nhau; giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Trên đây là những chủ thế được ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Luật Đầu tư 2014.

CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ LÀ GÌ?

ĐỐI TƯỢNG VÀ BẢN CHẤT CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Các chủ thể nào được ký hợp đồng với nhau năm 2024

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn chủ thể, đối tượng, bản chất của hợp đồng dân sự

Hiện nay theo quy định của pháp luật nhằm để đảm bảo cho quá trình mua, bán, giao dịch hoặc bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tài sản, dịch vụ,… thì các bên đều có thể cùng nhau giao kết hợp đồng. Vậy, chủ thể trong giao kết hợp đồng dân sự là gì? Đối tượng và bản chất của loại hợp đồng này ra sao? Hãy cùng luật Thịnh Trí tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Chủ thể của hợp đồng là gì?

  • Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khái niệm hợp đồng, cụ thể:

“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

  • Qua đó, chủ thể của hợp đồng dân sự là những đối tượng tham gia trực tiếp trong hợp đồng, trong đó sẽ quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trường hợp một trong các bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc vi phạm quy định pháp luật.

→ Tham khảo thêm: Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự.

2. Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự

  • Chủ thể trong giao kết hợp đồng dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Hiện nay, một quan hệ hợp đồng có thể sẽ có nhiều cặp chủ thể thích ứng với từng bản chất và mục đích của hợp đồng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hai chủ thể như sau: Một là người có quyền lợi; hai là người có nghĩa vụ. Ví dụ: Trong hợp đồng lao động, sẽ xuất hiện người lao động và người sử dụng lao động, hai chủ thể này đều xuất hiện quyền nghĩa vụ của mình trong cùng một hợp đồng lao động. Chính vì lẽ đó, một chủ thể có thể xuất hiện quyền và cùng thực hiện nghĩa vụ với nhiều chủ thể khác, ngược lại một chủ thể có nhiều quyền đối với nhiều chủ thể khác nhau cũng như nghĩa vụ tương ứng khác.

3. Bản chất của hợp đồng dân sự

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tư vấn bản chất của hợp đồng dân sự

✔ Một, sự thỏa thuận ý chí của mỗi chủ thể trong hợp đồng dân sự

  • Trong mọi mối quan hệ, pháp luật nước ta luôn luôn đề cao ý chí của mỗi cá nhân và mục đích của từng pháp nhân. Chính vì lẽ đó, sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng luôn được pháp luật ưu tiên. Tuy nhiên, việc thỏa thuận này phải dựa theo quy định của pháp luật, không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Mục đích của sự thỏa thuận này là sự thống nhất, trao đổi, thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của nhau hoặc một việc xác định nào đó, ý chí của mỗi bên phải cũng thống nhất trên một quan điểm và xuất phát từ tính tự nguyện.

✔ Hai, hệ quả pháp lý của hợp đồng dân sự

  • Hệ quả pháp lý của hợp đồng dân sự được hiểu là sự tạo lập, thay đổi, chấm dứt một thỏa thuận hoặc một nghĩa vụ của bên này dẫn đến việc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp mà đáng ra bên kia phải được hưởng hoặc một quan hệ pháp luật mà các bên đã thỏa thuận với nhau. Một thỏa thuận để được xem là hợp đồng, cần là một trong những nguồn gốc phát sinh của nghĩa vụ dân sự cả về mặt chủ quan và khách quan.

→ Tham khảo thêm: Hợp đồng song vụ là gì? Việc thực hiện hợp đồng song vụ như thế nào?

4. Điều kiện có hiệu lực hợp đồng

✔ Thứ nhất, về mặt chủ thể hợp đồng

  • Chủ thể tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cũng như năng lực pháp luật phải phù hợp với loại hợp đồng dân sự đó. Chủ thể tham gia vào một quan hệ hợp đồng dân sự, nếu là cá nhân thì phải đảm bảo năng lực hành vi dân sự, cần phải nhận thức, làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập hợp đồng, thay đổi, chấm dứt quyền và lợi ích, phải tự chịu trách nhiệm về hợp đồng mình đã xác lập đó. Tùy thuộc vào mức độ của năng lực hành vi dân sự của cá nhân mà cá nhân sẽ được tham gia vào các hợp đồng phù với độ tuổi của mình.
  • Nếu chủ thể giao kết hợp đồng là pháp nhân, thì sẽ được người đại diện hợp pháp sẽ tham gia vào hợp đồng dân sự. Trong trường hợp người tham gia vào một hợp đồng dân sự là tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc hộ gia đình thì chủ thể tham gia vào quá trình xác lập, ký kết hợp đồng đó là người đại diện hoặc người được ủy quyền.

✔ Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự

  • Mục đích chính của hợp đồng dân sự là những lợi ích hợp pháp, là hậu quả pháp lý trực tiếp mà giao dịch dân sự phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự do các bên tham gia trong hợp đồng mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng.
  • Nội dung trong hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản, các cam kết của các bên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của nhau, tất cả đều có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng dân sự. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng.

✔ Thứ ba, ý chí của các bên khi thực hiện hợp đồng

  • Bản chất hợp đồng là một giao dịch dân sự, việc tiến hành giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng dân sự. Do đó, khi thực hiện một giao kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện trong cam kết, thỏa thuận.

✔ Thứ tư, hình thức của hợp đồng dân sự

  • Hình thức của một giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: như bằng văn bản, lời nói hoặc bằng một hành vi cụ thể. Đồng nghĩa, hợp đồng dân sự cũng sẽ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản, hoặc các hành vi cụ thể. Tuy nhiên, để bảo đảm các cam kết được thực hiện, các bên thường chọn hợp đồng dân sự thể hiện qua hình thức văn bản. Trong đó có một số trường hợp, hợp đồng dân sự phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật thì mới có hiệu lực pháp lý.

→ Tham khảo thêm: ➤ Hướng giải quyết trong trường hợp giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. ➤ Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể. ➤ Hợp đồng vay tài sản. ➤ Hợp đồng mượn tài sản.

  • Bài viết trên đây, Luật Thịnh Trí đã trình bày khái niệm chủ thể của hợp đồng dân sự cũng như các giải thích rõ đối tượng và bản chất của hợp đồng dân sự. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách. Nếu quý khách có thắc mắc về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để tư vấn cụ thể và nhanh nhất: