Cách sử dụng chủ yếu bón lót, bón thúc

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thường giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    (trang 20 sgk Công nghệ 7): Quan sát hình vẽ 7, 8, 9, 10, em hãy cho biết tên của các cách bón phân. Em hãy chọn các câu dưới đây để nêu ưu, nhược điểm của từng cách bón và ghi vào vở bài tập:

    1. Cây dễ sử dụng.

    2. Phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất.

    3. Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất.

    4. Phân bón dễ bị chuyển than chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất.

    5. Tiết kiệm phân bón.

    6. Dễ thực hiện, cần ít công lao động.

    7. Chỉ bón được lượng nhỏ phân bón.

    8. Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp.

    9. Chỉ cần dụng cụ đơn giản.

    Trả lời:

    Bón theo hốc:

    Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

    Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

    Bón theo hàng

    Ưu điểm: Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giản

    Nhược điểm: Phân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất

    Bón vãi (rải)

    Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giản

    Nhược điểm: Phân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất

    Phun lên lá

    Ưu điểm: Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất

    Nhược điểm: Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp

    (trang 22 sgk Công nghệ 7): Dựa vào đặc điểm của từng loại phân bón cho trong bảng dưới đây, em hãy nêu và điền vào vở bài tập cách sử dụng chủ yếu của chúng.

    Loại phân bón Đặc điểm chủ yếu Cách sử dụng chủ yếu: Bón lót? Bón thúc?
    – Phân hữu cơ Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.
    – Phân đạm, kali và phân hỗn hợp. Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay.
    – Phân lân. Ít hoặc không hòa tan.

    Trả lời:

    Loại phân bón Đặc điểm chủ yếu Cách sử dụng chủ yếu: Bón lót? Bón thúc?
    – Phân hữu cơ Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan), cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. – Bón lót.
    – Phân đạm, kali và phân hỗn hợp. Có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay. – Bón thúc.
    – Phân lân. Ít hoặc không hòa tan. – Bón lót.

    Câu 1 trang 22 sgk Công nghệ 7: Thế nào là bón lót, bón thúc?

    Lời giải:

    – Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng (do phân cần thời gian phân hủy thành chất hòa tan thì cây mới hấp thụ được) nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

    – Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây (phân thường ở dạng dễ hòa tan nên cây hấp thụ được ngay) nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt

    Câu 2 trang 22 sgk Công nghệ 7: Phân hữu cơ, phân lân thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

    Lời giải:

    Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Nên phải bon vào đất trước khi gieo trồng.

    Câu 3 trang 22 sgk Công nghệ 7: Phân đạm, phân kali thường dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?

    Lời giải:

    Phân đạm và phân kali thường dùng để bón thúc vì nó dễ hòa tan, thường sử dụng được ngay nên người ta thường bón thúc (bón trong thời gian sinh trưởng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì) để kích thích cây trồng sinh trưởng.

    Kỹ thuật bón lót và bón thúc là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong quá trình sinh trưởng của cây trồng bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, dinh dưỡng của từng giai đoạn  cũng khác nhau. Vì thế để đáp ứng nhu cầu của cây, phát huy hiệu lực của phân bón, bón đúng thời điểm, bón đúng lúc cần phải có những biện pháp kỹ thuật sử dụng phân bón.

    Kỹ thuật bón lót và bón thúc.

    1. Kỹ thuật bón lót và bón thúc

    Bón lót là hình thức bón phân vào đất, nước trước khi gieo trồng nhằm mục đích cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây để cây hấp thụ ngay, tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh ngay từ khi trồng. Đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng cây và bón phân vào giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch, cây ngừng sinh trưởng trong năm.

    Bón phân là một kỹ thuật chăm sóc cây trồng. Giúp cung cấp thêm lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng và phát triển.

    ==> Click xem ngay: Bón phân hợp lý cho cây trồng

    Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành khi cày xới đất trồng, bón theo hàng theo hốc hoặc rải đều mặt ruộng rồi phủ lớp đất lên. Trong một số trường hợp, sử dụng phân bón để ngâm hạt giống trước khi gieo cũng được coi là một hình thức bón lót.

    Sử dụng phân chuồng bón lót trước khi gieo trồng.

    1.1 Các loại phân dùng để bón lót:

    Các loại phân bón dùng để bón lót thường là các loại phân bón mà chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu như phân chuồng ủ hoai, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ khoáng… (Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ tại đây. Men ủ phân hữu cơ Sumo giúp phân giải cực nhanh chất hữu cơ thành phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng.)

    Các loại phân này chứa nhiều chất hữu cơ, thời gian phân giải từ từ, phù hợp với việc hấp thụ của cây, không gây dư thừa phân bón tích tụ trong nông sản, trong đất làm bạc màu, thoái hóa đất. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm đất tơi xốp, bổ sung lượng lớn vi sinh vật có ích trong đất, giúp cây trồng phát triển, tăng năng xuất.

    Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa độ pH: Các vùng đất bị chua, phèn, pH axit, người ta sử dụng vôi để bón lót giúp điều hòa pH đất trở về dạng trung tính, phù hợp với điều kiện phát triển của cây. Ngoài ra, bón vôi còn giúp ngăn ngừa được một số loại côn trùng, sinh vật gây bệnh.

    Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao, có thể dùng thêm phân kali với hoa màu ngắn ngày để bón lót cho cây. Các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, có thể bón lân và kali, bổ sung thêm ít đạm, có thể sử dụng loại phân NKP với hàm lượng lân cao, kali và đạm ít để bón lót.

    1.2 Lượng bón lót là bao nhiêu ?

    Lượng phân bón lót phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

    + Tính chất của đất đai: Đất có thành phần cơ giới cao, nhiều mùn thì bón lượng lớn hơn, đất ít mùn, thành phần cơ giới nhẹ dễ làm mất dinh dưỡng do quá trình bón bị rửa trôi.

    + Mùa vụ trong năm: Mùa đông ở miền Bắc được bón lót nhiều hơn so với mùa hè. Để cung cấp nguồn dinh dưỡng làm tăng sức chống chọi của cây với thời tiết, bệnh hại.

    + Loại cây trồng: Các loại cây ngắn ngày cần bón lót sớm, bón đầy đủ. Nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút chất dinh dưỡng. Và cần thời gian để chất dinh dưỡng chuyển thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Tuy nhiên, trong quá trình bón lót vẫn nên sử dụng một phần phân dễ tan như đạm, kali để cây có nguồn dinh dưỡng sử dụng ngay.

    2. Bón thúc là gì? Tại sao phải bón thúc?

    Bón thúc là hình thức bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng, phát triển. Nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển cân đối, tạo năng xuất cao.

    Bón thúc cho cây

    Bón thúc không đầy đủ sẽ làm cây trồng kém phát triển, đạt năng xuất thấp. Có nhiều phương pháp bón thúc như sau:

    + Đào rãnh: Đối với cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Bón theo chiều rộng của tán cây, rải phân rồi lấp đất.

    + Rải đều trên mặt đất, nếu đất kho thì tưới nước sau khi bón.

    + Hòa tan với nước và tưới vào gốc cây, lượng vừa phải cho cây thấm vừa nước.

    + Có thể rải theo hốc, hàng như ngô, lạc.

    Các loại phân bón thúc là các loại phân bón dễ tan, chứa các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ. Dựa vào đất, cây, thời tiết từng mùa vụ để xác định lượng phân bón, thời gian bón

    + Cây non đang phát triển, cây đẻ nhánh, phát triển cành lá, … nên bón nhiều phân đạm hơn kali và lân, hoặc dùng phân NPK có hàm lượng đạm cao.

    + Giai đoạn cây nuôi củ, quả, tích lũy đường… nên dùng các loại phân có hàm lượng kali và đạm cao.

    Ngoài việc bón những phân bón đa lượng, ta cần phải chú ý tới các nguyên tố vi lượng để bổ sung cho cây.

    Lời kết

    Làm thế nào để có được nguồn phân bón dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng Công ty cổ phần SUMO NHẬT VIỆT trân trọng gửi đến quý khách hàng MEN Ủ PHÂN HỮU CƠ SUMO hiệu quả nhanh – tiết kiệm chi phí.

    Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT

    Hotline: 0962 567 869

    Website: //sumonhatviet.com  

    Email:  

    Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

    Video liên quan

    Chủ đề