Cách sử dụng máy điều hòa nhiệt độ

Trong suốt vòng đời hoạt động của một máy lạnh chi phí dành đầu tư ban đầu chỉ chiếm khoảng 25% tổng chi phí; chi phí bảo dưỡng, bảo trì chiềm 10%; 65% còn lại là chi phí tiêu hao điện năng. Vì vậy, để có thể tiết kiệm được khoản chi phí lớn nhất này chúng ta nên quan tâm đến hệ thống máy điều hòa không khí ngay từ khi bắt đầu dự định sử dụng nó, nghĩa là từ giai đoạn thiết kế phòng ốc, mua sắm thiết bị và sau đó là suốt quá trình sử dụng và bảo trì hệ thống.

Đầu tư loại máy hợp lý:

- Các máy mới hiệu suất kém và đặc biệt là các máy cũ đã qua sử dụng sẽ gây tiêu tốn nhiều điện năng trong quá trình sử dụng.

- Nên mua loại máy tốt, không nên mua loại quá cũ đã qua sửa chữa.

- Nên sử dụng loại máy có công suất tương thích với phòng (ví dụ phòng 20 – 25m2  thì công suất sử dụng thường là 1HP).

- Sử dụng máy có hiệu suất cao.

Lắp đặt máy hợp lý: 

- Dàn nóng đặt nơi thoáng gió, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp.

- Vị trí lắp đặt dàn nóng:

+ Lắp đặt đúng yêu cầu nhà sản xuất, ví dụ: khoảng cách tối thiểu từ bề mặt tường đến các bề mặt của dàn.

+ Đặt nơi thông thoáng, không bị cản trở hoặc quẩn gió nóng. Nên đặt nơi có bóng mát ở gần cây cối, mặt đất có cỏ sẽ giảm được 3 - 5°C nhiệt độ không khí.

+ Tránh để dàn ngưng bị nắng chiếu trực tiếp. Nếu không cần có mái che phù hợp.

+ Tránh đặt trên mái nhà bị nắng chiếu có phủ lớp hắc ín hoặc chất chống thấm màu sậm,...

+ Tránh đặt gần (trong) khu vực có nhiều bụi. Tránh đặt gần mặt đất để tránh bụi.

+ Không đặt ngay hướng luồng gió mạnh: quạt thổi phải chống lại luồng gió đi ngược.

+ Không đặt nơi mà không (khó) leo lên được: không được bảo trì tốt.

+ Tối ưu chiều dài và bố trí đường ống gas (nên nhỏ hơn 15m)

+ Đảm bảo lớp cách nhiệt ống gas, đặc biệt các đoạn bị nắng chiếu.

Sử dụng hợp lý:

- Hạn chế phụ tải nhiệt cho máy.

- Không để thất thoát gió lạnh:

+ Làm kín các khe cửa sổ, cửa ra vào, hạn chế số lần mở cửa ra vào (lắp bộ lò xo đóng cửa tự động), ra vào đóng cửa, không mở cửa sổ khi máy hoạt động.

+ Nếu phòng có lắp quạt thông gió cần kiểm soát thời điểm và thời gian làm việc của quạt phù hợp.

- Không để các nguồn nhiệt trong phòng:

+ Không là áo quần, không dùng máy sấy tóc, không dùng bếp gas mini, bếp điện,..cho việc ăn uống trong phòng.

+ Hạn chế sử dụng các thiết bị điện khác trong phòng: đèn, máy tính, tivi, đầu đĩa,…

- Cài đặt nhiệt độ lạnh hợp lý:

+ Ban ngày 24 -250C, ban đêm (phòng ngủ) 25-270C (ưu tiên tăng tốc độ quạt hơn là giảm nhiệt độ phòng).

+ Tắt máy lạnh khi không sử dụng và chỉ sử dụng máy lạnh khi thật cần thiết.

+  Dùng quạt thay cho máy điều hòa không khí.

- Trong quá trình thiết kế không gian (phòng/khu vực) dự định sử dụng máy điều hòa không khí chúng ta nên chú ý một số điểm sau:

+ Tránh ánh nắng  mặt trời chiếu nắng trực tiếp vào các cửa kính nhằm hạn chế hiệu ứng nhà kính.

+ Bảo vệ từ bên ngoài: Chống bức xạ qua mái

+ Một số hình thức khác: Trồng cỏ bề mặt trên sân thượng, hồ bơi, phun sương, sử dụng thiết bị thu năng lượng mặt trời trên mái giúp khai thác năng lượng tái tạo và chống nhiệt bức xạ mặt trời qua mái.

+ Tránh mở cửa sổ trực diện hướng Đông và đặc biệt là hướng Tây. Diện tích cửa sổ cần ở mức vừa phải, tỷ lệ diện tích cửa sổ so với diện tích vách phải bé hơn 25% đối với hướng Đông và hướng Tây, tỷ lệ này nhỏ hơn 30% đối với hướng Nam và hướng Bắc.

+ Trong trường hợp mở cửa sổ ở  hướng Đông và hướng Tây thì cần có  biện pháp chống nắng như: sử dụng các dạng ô văng, các lam che nắng, sử dụng các màn che (màn che có thể đặt phía trong hay ngoài) nhưng đặt bên ngoài sẽ hiệu quả tốt hơn), nên sử dụng màn che có màu sáng.

+ Sử dụng rèm che ánh nắng trực tiếp: Vừa hạn chế xâm nhập nhiệt vừa tận dụng ánh sáng tự nhiên vừa phải.

+ Đối với các vách hướng Tây và Đông nên sử dụng vật liệu xây dựng có hệ số truyền nhiệt thấp hoặc có một lớp cách nhiệt cho vách, các tòa nhà với kiểu xây dựng có hành lang bên ngoài sẽ giúp tránh việc xâm nhập nhiệt này.

+ Các vách cần sơn màu sáng.

+ Khoảng không gian giữa trần và mái cần được thông thoáng, đặc biệt đối với các loại mái tole. Có thể sử dụng trên các lớp lót cách nhiệt cho mái, trần.

+ Tận dụng mọi diện tích, khoảng không trống để trồng cây xanh, tạo các hồ nước nhân tạo.

Bảo trì, bảo dưỡng:

- Kiểm tra thường xuyên các phần máy và làm vệ sinh định kỳ như sau:

+ Làm vệ sinh định kỳ luới lọc bụi dàn lạnh mỗi 2-3 tháng tùy tình trạng luới lọc (có thể tự thực hiện).

+ Làm vệ sinh định kỳ dàn lạnh và quạt dàn lạnh 1-2 lần mỗi năm tùy tình trạng vệ sinh thực tế của dàn (công việc này do thợ thực hiện)

+ Làm vệ sinh định kỳ dàn nóng và quạt dàn nóng 2-4 lần mỗi năm tùy tình trạng vệ sinh thực tế của dàn (công việc này do thợ thực hiện)

- Yêu cầu nhà cung cấp (thợ) kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật máy (ví dụ: lượng tác nhân lạnh, dòng điện máy nén, tình trạng rò rỉ, chất lượng lớp cách nhiệt, bộ cảm biến nhiệt,...) ít nhất 1 lần mỗi năm.

- Yêu cầu bảo trì sửa chữa ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra: máy chạy mãi không dừng, máy chạy rất lâu mới đạt độ lạnh hoặc không đạt độ lạnh, rò rỉ nước, các tiếng ồn bất thường...

1. Khởi động máy điều hòa ở nhiệt độ phù hợp
Khi đi từ ngoài trời nắng vào căn phòng có điều hòa, phần lớn mọi người thường có thói quen cầm điều khiển và hạ nhiệt độ xuống thấp nhất có thể. Đây là một sai lầm cơ bản. 
Sở dĩ như vậy vì một chiếc điều hòa thường có công suất nhất định (ví dụ 12000BTU/h), có nghĩa rằng công suất của máy luôn cố định, người dùng không thể tăng mà chỉ có thể giảm.
Nhiệt độ của máy thổi ra mà chúng ta đo được ở cửa gió của dàn lạnh dao động từ 11 độ đến 14 độ so với nhiệt độ ngoài trời - nơi mà bạn đã đặt cục nóng. Nhiệt độ mà bạn điều chỉnh trên điều kiển từ xa (hiển thị trên màn hình) chính là nhiệt độ mà người dùng yêu cầu máy chạy. Đến khi nào nhiệt độ của phòng đạt tới mức đó thì máy được phép nghỉ ngơi.
Do vậy, dù bạn có chọn nhiệt độ điều hòa ở 16 độ C trong khi thời tiết ngoài trời lên đến 40 độ C, thì cũng không có ý nghĩa gì. Vì có hoạt động thế nào, điều hòa cũng không thể làm lạnh đến mức nhiệt như vậy, thậm chí còn dẫn đến quá tải hoặc giảm tuổi thọ.
Lời khuyên: Bạn muốn làm lạnh nhanh thì khi khởi động máy điều hòa, tùy vào nhiệt độ bên ngoài, bạn nên đặt nhiệt độ phù hợp, tốt nhất là chênh lệch 7 - 10 độ so với nhiệt độ bên ngoài.

2. Tăng giảm nhiệt độ hợp lý


- Không nên để nhiệt độ trong phòng điều hòa quá chênh lệnh so với nhiệt độ ngoài trời. Theo khuyến cáo chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên đặt nhiệt độ làm mát dưới 20 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời là 36 độ, nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 25 - 28 độ, đảm bảo cho người sử dụng tránh được các bệnh như: đau đầu, viêm họng, ngạt mũi. Bạn chỉ nên đặt nhiệt độ trong phòng ở mức từ 25 đến 28 độ là hợp lý. Chỉ cần một chút thay đổi nhỏ nhiệt độ cũng làm gia tăng chi phí.
- Không bước vào phòng máy lạnh ngay khi mới ở ngoài trời nắng về hoặc bước từ khu vực có điều hòa vội vã bước ra ngoài trời nắng nóng. Thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu tới cơ thể của bạn.  Sự chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài dễ gây ra tình trạng “sốc” nhiệt, nguy hiểm cho tính mạng của bạn.
- Tránh tiếp xúc ngay với điều hòa khi cơ thể đang đẫm mồ hôi do vận động vì có thể bị cảm giác ớn lạnh, khô môi khô họng, viêm họng, nếu cơ thể yếu có thể bị ốm.
- Không nên luôn để điều hòa cố định ở một nhiệt độ nhất định: Nhiều người nghĩ rằng nên để cùng một chế độ nhiệt độ của điều hoà như vậy sẽ tiết kiệm điện. Điều này hoàn toàn sai lầm. Theo khuyến cáo của cơ quan tiết kiệm năng lượng Mỹ, cách đơn giản tiết kiệm tiền điện nhất là bạn nên tăng nhiệt độ khi bạn không ở trong phòng. Hệ thống điều hoà hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.

3. Sử dụng điều hòa kết hợp quạt gió ở tốc độ thấp


Dù chế độ Swing của điều hòa linh động đến đâu thì cũng rất khó giúp luồng khí mát từ điều hòa lan tỏa khắp phòng. 
Nên sử dụng kèm một chiếc quạt (đặt ở chế độ nhỏ) bên cạnh điều hòa, khi ấy bạn sẽ có cảm giác rất mát và thoải mái mà không cần đặt nhiệt độ quá thấp.
Bởi quạt gió sẽ tăng cường tác dụng đẩy luồng khí nóng lên trên, đưa luồng khí mát bên dưới, tạo ra hiệu ứng gió mạnh, làm cho bạn cảm thấy mát hơn dù không cần để nhiệt độ thấp. Đồng thời, sử dụng quạt sẽ giúp tránh cảm giác khô, bảo vệ sức khỏe của bạn. 

4. Sử dụng linh hoạt các chế độ điều hòa


Khi hoạt động ở chế độ COOL, điều hòa lấy nhiệt nóng từ trong phòng để đẩy ra cục nóng bên ngoài, giúp làm giảm nhiệt độ, làm mát không khí trong phòng nên điện năng tiệu thụ cần khá nhiều.
Ở chế độ DRY, điều hòa sẽ hút hơi ẩm ra khỏi phòng, trả lại không khí trong lành và khô ráo hơn nên tiêu thụ điện năng ít hơn chế độ làm mát.
Chuyên gia khuyến cáo, khi nhiệt độ bên ngoài không quá cao và trong thời tiết có độ ẩm cao, hãy sử dụng điều hòa ở chế độ DRY để tiết kiệm điện. Ở chế độ này công suất tiêu thụ điện của máy điều hòa sẽ giảm đi 10 lần, hạn chế sốc nhiệt vì nhiệt độ phòng sẽ không thấp quá và không dao động lớn với nhiệt độ bên ngoài.

5. Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat


- Đa phần mọi người đều tắt bằng điều khiển từ xa và nghĩ rằng điều hòa sẽ không tiêu thụ điện năng nữa. Nhưng bạn đã nhầm, máy vẫn tiêu thụ một lượng điện mà bạn không hề biết. Để ngăn chặn tình trạng này chỉ có một cách là bạn phải tắt Aptomat. Đây là một trong những bí quyết sử dụng điều hòa tiết kiệm điện.
- Không nên bật tắt điều hòa quá nhiều lần. Điều này sẽ tiêu tốn khá nhiều điện năng vì máy lạnh phải cần một năng lượng lớn để có thể khởi động lại máy. Chính vì vậy bạn nên giữ nhiệt độ phòng mình ở mức ổn định.
- Hãy luôn tắt máy trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.

6. Chống thoát nhiệt


Khi bật điều hòa, nếu không đóng cửa phòng hoặc căn phòng có khe hở, người dùng sẽ không thể mát nhanh vì bị thất thoát không khí lạnh ra ngoài. Điều này cũng làm cho máy điều hòa hoạt động ở công suất cao, tiêu tốn nhiều điện năng và giảm tuổi thọ của máy. Một số trường hợp có thể bị quá tải.

7. Sắp xếp đồ đạc hợp lý


Sắp xếp đồ đạc cho hợp lý để không chắn tầm lưu thông gió cũng giúp người dùng tiết kiệm được điện.

Video liên quan

Chủ đề