Cách trị những thằng không làm bài tập về nhà năm 2024

Bài tập về nhà được đưa ra nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức học tập tại lớp và chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy bài tập về nhà tồn tại nhiều mặt trái, bất lợi cho học sinh. Nhất là khi sắp diễn ra các kỳ thi quan trọng, lượng bài tập về nhà tăng đột biến, phụ huynh sẽ cảm thấy áp lực và lo lắng.

Những câu hỏi này không phải để kiểm tra trẻ em hay bố mẹ. Điều quan trọng nhất là hình thành thói quen làm bài tập về nhà cho trẻ. Thói quen này rất hữu ích cho sự trưởng thành trong tương lai của trẻ.

Từ quan điểm hiện tại, hãy ngừng nói về ý tưởng giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà của trẻ em, mặc dù các cơ quan quản lý giáo dục đã có nhiều nỗ lực trong vấn đề này.

Ảnh minh họa

Điểm số thường là tiêu chí của nhiều bậc phụ huynh. Nếu điểm số của một đứa trẻ không tốt, mọi thứ sẽ trống rỗng, và về cơ bản chỉ có một cách để đạt được điểm số, đó là học nhiều hơn và học chăm chỉ hơn, vì vậy, bài tập về nhà là một phần của quá trình này cũng là điều tất yếu.

Hầu như không có đứa trẻ nào không làm bài tập về nhà hàng ngày hoặc không bao giờ làm bài tập về nhà lại có thể dễ dàng đạt điểm cao.

Bố mẹ vẫn cần nhìn nhận những vấn đề này một cách khách quan, đặc biệt là trước khi học lớp 3. Nếu bố mẹ không nhìn nhận nghiêm túc thì sẽ không giúp ích gì cho thói quen làm bài tập về nhà cũng như việc hình thành thói quen học tập của con.

Để giảm tải bài tập về nhà cho con, trước hết cha mẹ cần nhận thức được các vấn đề dưới đây:

- Điểm số không phải là tất cả: Học tập là một hành trình rất dài, không chỉ dừng lại ở việc trau dồi kiến thức trên ghế nhà trường mà ngay cả khi bạn trưởng thành cũng cần phải học tập thêm rất nhiều.

Bạn nên hiểu rằng, học tập là công cụ để giúp cho cuộc sống tốt hơn chứ không phải là tất cả. Bạn nên biết rằng điểm số chỉ là một công cụ đánh giá chứ không phải là kết quả của cả quá trình.

Điểm số không thể phản ánh hoàn toàn năng lực của một người. Điểm cao chứng tỏ bạn có năng lực tốt, nhưng điểm thấp không chứng minh rằng bạn kém cỏi.

Con người luôn có mặt mạnh và hạn chế, cần phát huy tốt những mặt mạnh và khắc phục hạn chế để dần hoàn thiện bản thân và phát huy hết năng lực. Vì vậy, cha mẹ hãy dừng áp đặt cho con phải có một điểm số cao.

- Đặt mục tiêu phù hợp với năng lực của con: Cần nói cho con hiểu rằng, mặc dù điểm số không phải là tất cả nhưng không đồng nghĩa với việc con có thể bỏ bê việc học. Mặc dù không đề cao điểm số, nhưng trẻ cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân.

Trẻ cần phải có sự nghiêm túc trong việc học, chứ không thể xem thường và bỏ bê. Mỗi người sẽ có những ưu và khuyết điểm riêng, trẻ cần biết được bản thân mạnh ở điểm nào và cố gắng phát huy điều đó.

- Lập kế hoạch học tập cụ thể: Không phải học tập siêng năng là đồng nghĩa với việc đạt được hiệu quả học tập cao. Quan trọng là cần phải lập được kế hoạch học tập cụ thể, biết cách phân bổ những nội dung cần phải học và ôn luyện.

Như vậy, để giảm thiểu các áp lực học tập, nhất là giảm áp lực bài tập về nhà cho con, cha mẹ cần định hướng và tạo cho con thói quen lên kế hoạch cụ thể cho việc học của mình.

Ở lớp học con cần phải ghi chép thật cẩn thận những nội dung mà thầy cô truyền tải, biết được đâu là những vấn đề quan trọng và cần phải chú tâm.

Phương pháp này sẽ giúp con tiết kiệm được nhiều thời gian và có thể nắm vững được tốt kiến thức. Từ đó sẽ giảm thiểu được thời gian học tập ở nhà.

Phụ huynh nên sắp xếp một góc học tập và thời gian làm bài về nhà cố định hàng ngày, không làm giúp, không chỉ trích lỗi của con.

Bài tập về nhà không chỉ giúp con ôn luyện kiến thức môn học ở trường mà còn là một trong những cách tốt để con nâng cao trách nhiệm. Nó cũng giúp con học cách độc lập, quản lý quỹ thời gian cho những bài tập dài hạn hay cách hoàn thành công việc gọn gàng. Đây đều là những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Bài tập về nhà ít nhiều sẽ khiến con gặp khó khăn nhưng với một chút giúp đỡ từ bạn, chúng có thể hoàn thiện dần để có kinh nghiệm học tập tích cực. Tạp chí Parents gợi ý bảy cách giúp bạn xây dựng cho con thói quen làm bài tập về nhà.

1. Góc học tập cố định

Bạn nên sắp xếp một góc học tập cố định cho con ở nhà, nơi con thường xuyên hoàn thành bài tập được giao. Vị trí này cần đủ ánh sáng, yên tĩnh, không bị TV làm xao lãng, không có tiếng ồn ào từ cuộc chơi đùa của những đứa trẻ khác, không có người nói chuyện qua điện thoại. Điều này giúp con tập trung hơn.

Góc học tập đủ ánh sáng và yên tĩnh là điều cần thiết cho con. Ảnh: Modico

2. Thời gian làm bài tập về nhà hàng ngày

Có những đứa trẻ sẽ làm tốt nhất nếu được giải quyết bài tập ngay sau khi trở về nhà từ trường vào buổi chiều. Một số khác lại thích dành thời gian sau giờ học ở trường để thư giãn, vui chơi và sẽ làm bài tập về nhà vào buổi tối. Và cũng có những trẻ làm tốt nhất khi chúng nhận được lời hứa hẹn như "Con chỉ được xem hoạt hình sau khi hoàn tất bài tập về nhà".

Là phụ huynh, bạn cần nắm bắt được thời gian phù hợp nhất với con để giúp chúng có thói quen làm bài tập về nhà vào khoảng thời gian nhất định hàng ngày.

3. Để trẻ góp tiếng nói trong việc thiết lập các nguyên tắc

Khi sắp xếp vị trí ngồi học ở nhà và thời gian làm bài cho con, bạn phải giải thích và hỏi ý kiến của con để chắc chắn rằng cả hai cùng đồng ý về thời gian và địa điểm đã đặt ra. Điều này có thể loại bỏ một số bất đồng liên quan đến bài tập về nhà giữa bạn và chúng.

4. Quan sát thói quen làm bài tập về nhà của con

Con có bị mắc kẹt ở một bài tập nào đó hay có dễ dàng bị phân tâm không? Liệu con có hiểu những hướng dẫn có sẵn hay không? Con có bị gián đoạn bởi TV, điện thoại hay các cuộc trò chuyện với thành viên khác trong gia đình không? Nếu có, bạn phải suy nghĩ lại cách sắp xếp vị trí, thời gian làm bài tập về nhà, thảo luận với giáo viên về những khó khăn con gặp phải trong quá trình hoàn thành bài.

5. Đừng làm bài tập về nhà cho con

Việc bạn giúp con tập trung, dạy cách tiếp cận, phân chia công việc là hoàn toàn tốt, nhưng bạn cần chắc chắn rằng con sẽ tự làm công việc của chúng. Có thể đôi khi bạn cần giải thích rõ các hướng dẫn của bài tập. Trường hợp đó, hãy để con tự suy nghĩ trước khi đề nghị giúp đỡ.

6. Đưa ra những phản hồi tích cực

Hãy xem qua bài tập về nhà và khen những gì con làm đúng. Nếu bạn tìm thấy lỗi, đừng chỉ trích. Hãy xem kỹ lại bài con làm và cố gắng xác định phần kiến thức gặp khó khăn để tìm cách khắc phục.

7. Giữ liên lạc với giáo viên của con

Nếu con đang gặp vấn đề với bài tập về nhà, chẳng hạn khó hiểu yêu cầu của bài tập, cách hoàn thành, hay thấy bài tập quá dễ, hãy cho giáo viên biết. Giáo viên có thể điều chỉnh bài tập sao cho đồng bộ và phù hợp hơn với khả năng của con.

Chủ đề